Những thuận lợi, khó khăn của HTXNN

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT, DỊCH VỤ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TÂN THỚI 1 – PHONG ĐIỀN – CẦN THƠ doc (Trang 45)

3.3.1 Thuận lợi

Trong quá trình hoạt động vừa qua, hợp tác xã được Phòng kinh tế huyện Phong Điền đánh giá là hợp tác xã hoạt động tốt trên địa bàn, và được chọn là mô hình điểm cho thành phố Cần Thơ. Điều đó tạo được sự quan tâm của các cấp ban ngành đến hợp tác xã, và góp phần làm tăng niềm tin và hoạt động của hợp tác xã.

Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên diện tích canh tác 320ha trong đó diện tích ruộng chiếm 304ha, chỉ có 16ha là diện tích vườn. Do đó, khả năng hoạt động dịch vụ nông nghiệp của hợp tác xã là khá cao. Trong khi

giá cả dịch vụ sau thu hoạch của hợp tác xã cung cấp được người dân đánh giá là tương đối rẻ, giá cả phù hợp cho người dân sản xuất sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí thuê nhân công và kịp thời vụ hơn.

Sự hợp tác chặt chẽ của các xã viên với nhau tạo cho hoạt động của hợp tác xã thuận lợi hơn. Xã viên tham gia hợp tác xã từng có thời gian dài làm việc chung với nhau khi còn là tổ quản lý điện. Nên đa số xã viên điều quen và hiểu nhau hơn, tạo sự dễ dàng trong hoạt động, cũng như cùng đưa ra những quyết định phù hợp cho hợp tác xã phát triển.

Có mối liên hệ tốt với các cơ quan, ban ngành ở địa phương. Tạo được liên kết với các công ty, tổ chức nhằm mục đích nâng cao đời sống xã viên và nông dân trong vùng khi áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Được sự quan tâm hướng dẫn nhiệt tình về kĩ thuật, các biện pháp khoa học trong sản xuất cho xã viên và người dân sản xuất trong vùng.

Nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của viện nghiên cứu, các trường trong công tác hỗ trợ, hướng dẫn tập huấn kĩ thuật trong sản xuất cho các xã viên. Ngoài ra, hợp tác xã còn nhận được sự hỗ trợ của trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh trong việc mua máy móc hoạt động kinh doanh dịch vụ.

3.2.2.2 Khó khăn

Vốn đầu tư chưa cao, bên cạnh vốn để mua máy còn phát sinh thêm nhiều chi phí khác để đưa máy móc vào quá trình hoạt động. Hợp tác xã chưa tiếp cận được với nguồn vốn vay để đầu tư trang thiết bị cho hoạt động sản xuất.

Hoạt động trong nông nghiệp cũng tương đối khó khăn do người dân đa phần vẫn còn sản xuất theo kinh nghiệm và thu hoạch theo hướng thủ công. Một phần vì mỗi hộ sản xuất với diện tích nhỏ nên họ thường tự sản xuất mà không thuê dịch vụ. Đồng thời với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là theo thời vụ nên người dân chỉ thuê dịch vụ khi nào thiếu lao động để sản xuất, hoặc thời tiết không thuận lợi cho việc sản xuất kịp thời vụ. Còn nếu không, thì họ thấy bỏ ra thêm chi phí để thuê dịch vụ là không đáng trong khi đời sống người dân chưa cao lắm.

Áp lực từ người dân còn rất lớn, trong sản xuất thì ai cũng muốn sản xuất tốt, nhưng trong sản xuất nông nghiệp thì rủi ro là khá cao vì sản xuất phụ thuộc thời tiết rất nhiều. Vì vậy, áp lực về kết quả sản xuất từ người dân lên những

người quản lý hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp là rất lớn, khiến họ lo ngại khi tham gia thực hiện cùng sản xuất với người dân.

Cán bộ hợp tác xã cũng là những người dân sản xuất, tham gia các buổi tập huấn kĩ thuật do những kĩ sư ở viện lúa ĐBSCL hướng dẫn, hoặc do các thầy cô ở các trường xuống trao đổi về kĩ thuật với bà con. Phần lớn họ sản xuất theo kinh nghiệm đút kết được và trao đổi với các hộ khác, không phải là cán bộ chuyên môn. Nên khi hướng dẫn, trao đổi lại với bà con về kĩ thuật sản xuất đôi khi cũng có sai sót trong sản xuất, làm cho người dân sản xuất thiếu niềm tin vào hoạt động của hợp tác xã. Bên cạnh đó, trình độ quản lý của cán bộ còn hạn chế, chưa đủ năng lực để vạch ra những kế hoạch phát triển lâu dài cho hợp tác xã.

Máy móc thiết bị quá ít, mỗi dịch vụ chỉ có một máy nên không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong từng vụ của người dân khi họ chuyển từ sản xuất thủ công sang dùng máy móc để nâng cao nâng suất. Và máy được hỗ trợ cũng gặp trở ngại về kĩ thuật, trọng lượng máy khi đưa vào hoạt động. Thiếu nhân công để hoạt động, khiến hợp tác xã phải ngừng hoạt động trong những vụ không có người làm. Gây thiệt hại, khó khăn cho hợp tác xã, mà trước mắt đó là không thu được doanh thu, và lâu dài sẽ khiến người dân tìm kiếm nơi khác nhằm mục đích đảm nhu cầu sản xuất cấp thiết của họ.

3.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

3.4.1 Môi trường kinh tế chung ảnh hưởng đến hoạt động của hợp tác xã

Tình hình kinh tế nước ta nằm trong bối cảnh kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có nhiều biến động. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm.

Giá tiêu dùng tăng cao ngay từ quý I và liên tục tăng lên trong quý II, quý III, nhưng các tháng quý IV liên tục giảm (so với tháng trước, tháng 10 giảm 0,19%; tháng 11 giảm 0,76%, tháng 12 giảm 0,68%). Nhìn chung giá tiêu dùng vẫn ở mức cao, giá tiêu dùng tháng 12 năm 2008 so với tháng 12 năm 2007 tăng 19,89% và giá tiêu dùng bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 22,97%. Ở khu vực nông thôn, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp; giá cả hàng hoá tiêu dùng,

xăng dầu và vật tư nông nghiệp tăng cao đã tác động không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nông dân.

Do tình hình kinh tế năm qua biến động mạnh, ảnh hưởng chung của nền kinh tế tác động đến hoạt động của hợp tác xã. Giá cả tăng cao liên tục trong ba quý đầu năm, làm cho chi phí kinh doanh dịch vụ tăng cao. Trong khi giá dịch vụ không tăng mấy so với giá chi phí, vì hoạt động dịch vụ này nếu giá tăng cao sẽ không khuyến khích được người dân sử dụng nhằm tiết kiệm thời gian, giải quyết hạn chế về công lao động trong vùng, và sản xuất kịp thời vụ. Mặt khác, với mục tiêu góp phần làm giảm lạm phát trong nước năm 2008, và hỗ trợ người dân sản xuất, cũng như để tận dụng nguồn lực đang có phục vụ cho kinh tế trong vùng. Nên giá cả hợp tác xã thực hiện dịch vụ hợp tác xã cung cấp được thống kê theo phiếu điều tra là tương đối rẻ so với tình hình giá cả đang tăng trên thị trường.

Tuy nhiên, với hoạt động liên kết tìm kiếm công ty bao tiêu sản phẩm cho xã viên và người dân, thì giá cả giống sản xuất công ty đưa xuống quá cao so với giá lúa giống mua ở nơi khác. Bên cạnh đó, giá mua vào cho người dân sản xuất lúa chưa cao, chủ yếu giá hợp đồng được dựa theo giá năm trước tính toán để đưa ra, nên có nhiều hạn chế khi giá thị trường năm 2008 vừa qua biến động mạnh, khiến người dân chưa thật sự sẳn sàng bán sản phẩm cho công ty. Mặc dù, khoảng 93% theo số phiếu điều tra kí hợp đồng mua giống nhưng chỉ có gần 80% nông hộ sản xuất bán lúa cho hợp tác xã. Nhưng trong 80% đó, có khoảng 20% là còn phụ thuộc vào giá mua trên thị trường tại thời điểm bán so với giá hợp đồng đã ký kết. Một vấn đề mới xảy ra trong vụ đông xuân năm 2008 – 2009, là lúa giống giao cho người dân sản xuất không đạt hiệu quả, gây mất mùa của bà con. Trong khi chờ kết luận của các cơ sở khoa học xem xét thì chưa có hướng giải quyết tốt cho cả hai bên. Gây mất lòng tin trong dân, điều đó gây khó khăn trong hoạt động của hợp tác xã nếu không có giải thích thỏa đáng cho người dân.

3.4.2 Yếu tố con người

Con người là yếu tố ảnh hưởng quan trọng trong quá trình hoạt động của hầu hết tất cả các ngành, các lĩnh vực. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp lao động chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng số lao động. Và hoạt động kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã cũng không ngoại lệ, yếu tố con người bên trong, và yếu tố con người bên ngoài hợp tác xã cũng ảnh hưởng đến hoạt động của hợp tác xã.

Con người bên trong, đó là những xã viên, những người trong ban lãnh đạo của hợp tác xã, và những người sử dụng máy móc để đáp ứng nhu cầu phục vụ người dân. Để hợp tác xã hoạt động thuận lợi đòi hỏi cần có sự đóng góp của từng thành viên, phải có sự kiểm tra, hướng dẫn của các cán bộ có nhiệm vụ hoạch định hướng phát triển, trên tinh thần có sự đóng ý của số đông thành viên. Xã viên ngoài việc chăm lo việc sản xuất của mình cũng phải quan tâm đến hoạt động của hợp tác xã. Ý thức của mỗi người trong hoạt động chung cũng quyết định đến việc thúc đẩy hay hạn chế phát triển của toàn bộ kinh tế hợp tác xã.

Đội ngũ thực hiện việc kinh doanh là không thể thiếu, không có người kinh doanh dịch vụ thì không thể đưa máy móc vào hoạt động được. Nếu có đội ngũ người hoạt động đầy đủ, và có trình độ chuyên môn cao thì hợp tác xã sẽ tiết kiệm được chi phí thuê nhân công trong tình trạng lao động hạn chế, và làm tăng thêm thu nhập cho những người tham gia là xã viên của hợp tác xã, thông qua hình thức chấm công. Mà hoạt động của hợp tác xã cũng được đảm bảo luôn sẳn sàng hoạt động trong các vụ mùa. Hiện tại nhân công còn hạn chế nên hiệu quả kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã chưa cao. Trong một vài vụ do thiếu lao động mà dịc vụ của hợp tác xã không thể phục vụ cho bà con.

Sự đóng góp của các cán bộ trong hợp tác xã cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của hợp tác xã. Vì cán bộ hợp tác xã là những cán bộ lãnh đạo, thay mặt cho xã viên đứng ra hợp tác, đầu tư để phát triển. Nên đòi hỏi ban lãnh đạo hợp tác xã cần nâng cao trình độ quản lý của mình để có những định hướng đúng đắn cho hoạt động của hợp tác xã. Đồng thời, cũng giúp cho việc quản lý của cán bộ tốt hơn, hạn chế được những sai lầm mắc phải.

Yếu tố con người bên ngoài đó là các nông hộ sản xuất, các công ty, cơ quan ban ngành có liên quan ảnh hưởng cũng không nhỏ đến việc hoạt động của hợp tác xã. Các mối liên hệ với các viện, trường cũng ảnh hưởng đến quá trình canh tác của xã viên và người dân. Một khi người dân tin tưởng vào hoạt động của hợp tác xã, điều đó đảm bảo cho hợp tác xã tồn tại. Ngược lại, sẽ rất khó để tiếp tục hoạt động trong ngành. Các cơ quan ban ngành cũng quyết định thành công hay thất bại của hợp tác xã. Mọi quan hệ với con người đều có giá trị riêng của nó, đối với cơ quan liên quan thì đó là quan hệ quyết định đến các hoạch định

sản xuất, các nguồn vốn để mở rộng sản xuất. Có mối quan hệ tốt với các cơ quan ban ngành, hợp tác xã sẽ tranh thủ được các sự quan tâm, giúp đỡ. Tạo được điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hợp tác của mình. Còn đối với người sử dụng dịch vụ thì đó là yếu tố quyết định hoạt động có phát triển được không. Khi được đánh giá tốt về chất lượng cũng như mối quan hệ tốt với người sử dụng dịch vụ sẽ tạo được tiềm năng mở rộng sản xuất của hợp tác xã.

3.4.3 Quy mô sản xuất nhỏ của từng hộ

Quy mô sản xuất của từng hộ trong vùng bình quân khoảng 3 công/hộ, nên đa phần họ tự sản xuất tự thu hoạch mà không thuê dịch vụ. Quá trình sản xuất của từng hộ thì đảm bảo sản xuất đồng loạt theo lịch xuống giống. Nhưng sản xuất vẫn mang tính tự làm, trong 320 hecta diện tích đất canh tác trong vùng, thì diện tích đất sử dụng dịch vụ sau thu hoạch của hợp tác xã rất nhỏ lẻ và không thường xuyên. Những hộ đủ nhân công để thu hoạch thì không thuê dịch vụ do bản chất người dân luôn tiết kiệm thêm chi phí bằng cách lấy công làm lời. Còn những hộ nào không đủ nhân công trong vụ mới thuê dịch vụ, dù dịch vụ được đánh giá là giá cả phù hợp thích hợp cho người dân sử dụng.

Bên cạnh đó, không phải diện tích nào cũng có thể đưa máy xuống hoạt động phục vụ bà con được. Trên những đồng ngập nước do máy của hợp tác xã có trọng lượng nặng, nên máy không thể đưa xuống hoạt động được. Điều đó, cũng gây khó khăn trong quá trình hoạt động của hợp tác xã như: đối với đồng ngập nước máy không thể hoạt động được, hoặc gây rất nhiều khó khăn như tốn nhiều chi phí, tốn thời gian hơn để đưa máy vào phục vụ sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với quy mô sản xuất nhỏ cũng tạo ra khó khăn trong việc đưa máy xuống đồng. Và tốn chi phí vận chuyển nếu các hộ thuê dịch vụ nằm rải rác trên cả cánh đồng 320 hecta chứ không liền kề nhau.

3.4.4 Chi phí đầu vào

Hoạt động kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã cũng chịu ảnh hưởng bởi giá các nhiên liệu mua vào. Giá xăng dầu biến động không ngừng trong thời gian qua, do ảnh hưởng giá xăng dầu trên thị trường thế giới. Gây khó khăn trong hoạt động vì giá cả nhiên liệu đầu vào tăng cao trong khi giá thực hiện dịch vụ tăng thấp. Mỗi khi thay đổi giá dịch vụ cũng là một vấn đề đòi hỏi phải có sự quyết định hợp lý. Mà nguồn nhiên liệu hoạt động không được dự trữ sẳn, do nhiều

nguyên nhân: không đủ vốn để dự trữ, và không có kho để dự trữ…, nên chi phí mua vào thay đổi theo từng vụ, theo từng mức giá của thị trường. Chi phí hoạt động dịch vụ cũng phụ thuộc theo số lượng phục vụ sản xuất, và trình độ chuyên môn sản xuất của người lao động, đồng thời chi phí hoạt động cũng phụ thuộc vào điều kiện địa lý của vùng sản xuất.

3.4.5 Nguồn vốn của hợp tác xã

Hoạt động kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã, không thể thiếu các trang thiết bị máy móc để hoạt động. Đồng thời, máy móc mới và máy móc cũ cũng là những vấn đề khác nhau trong sản xuất. Với máy móc mới năng suất hoạt động sẽ cao hơn tốn ít chi phí cho nhiên liệu hơn, ít bị hư hỏng trong lúc hoạt động hơn. Tuy nhiên, máy mới cần tốn chi phí xây dựng ban đầu, chi phí đầu tư cho thiết bị mới.

Và số lượng máy móc hoạt động cũng ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động kinh doanh của hợp tác xã. Lượng máy móc vừa đủ sẽ làm tăng năng suất hoạt động, còn thiếu thì làm hoạt động của máy dù chạy hết công suất cũng không đáp ứng đủ nhu cầu sẽ gây tâm lý so sánh và mất đoàn kết trong nội bộ hợp tác xã và với những người sử dụng là nông hộ. Còn máy móc dư thừa lại gây ra tồn đọng vốn, nguồn vốn sử dụng không hiệu quả.

Thiết bị máy móc sản xuất không phải tài sản có giá trị nhỏ, mà khi đầu tư,

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT, DỊCH VỤ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TÂN THỚI 1 – PHONG ĐIỀN – CẦN THƠ doc (Trang 45)