Hoạt động kinh doanh dịch vụ sau thu hoạch của hợp tác xã bao gồm các hoạt động: cắt lúa, suốt lúa và sấy lúa. Với những hoạt động này, hợp tác xã mới được hỗ trợ đầu tư mua sắm máy móc trong năm 2006. Nên các dịch vụ này mới được đưa vào hoạt động trong năm 2007, 2008. Những dịch vụ sau thu hoạch của hợp tác xã mới hoạt động, tuy có lợi thế là giá rẻ, nhưng số lượng thực hiện chưa cao. Dựa vào thông tin điều tra được có khoảng 20% số phiếu điều tra sử dụng dịch vụ cắt lúa, và khoảng 26,67% thuê dịch vụ suốt lúa và sấy lúa của hợp tác xã.
3.2.3.1 Hoạt động cắt lúa
Bảng 3: Hoạt động dịch vụ cắt lúa năm 2007
Khoản mục Năm 2007
1.Tổng thu (1.000 đồng) (1) 7.600
- Diện tích thực hiện (ha) 20
- Giá (1.000 đồng/ha) 380
2. Tổng chi (1.000 đồng) (2) 2.670
- Nhân công 1.000
- Dầu, nhớt 1.350
- Khác 320
3. Khấu hao máy (1.000 đồng) 3.300
4. Lợi nhuận (1.000 đồng) = (1) – (2) – (3) 1.630
(Nguồn: Hợp tác xã Tân Thới 1)
Hoạt động dịch vụ cắt lúa của hợp tác xã thực hiện trong năm 2007 được 20 hecta với tổng doanh thu là 7.600.000 đồng, lợi nhuận thu được năm 2007 là 1.630.000 đồng. Chi phí cho hoạt động chủ yếu chi cho nhân công vận hành máy với chi phí dầu nhớt, ngoài ra còn phát sinh một số chi phí khác như: chi cơm, nước cho nhân công, chi mua linh kiện nhỏ thay thế… Trong đó, khoản chi chiếm tỉ trọng nhiều nhất đó là khấu hao máy. Máy được tính khấu hao theo đường thẳng, giá trị máy là 23.000.000 đồng, và dự tính máy sẽ hoạt động trong
7 năm nên hằng năm khấu hao máy là 3.300.000 đồng. Qua hoạt động năm 2007 cho thấy hoạt động cắt của hợp tác xã có đem lại hiệu quả tuy không cao. Tuy nhiên, hạn chế của máy cắt lúa xếp dãy là nặng không hoạt động được trên những đồng ngập nước. Vì vậy, hoạt động cắt lúa của hợp tác xã chỉ thực hiện được 20 hecta. Bên cạnh đó, hoạt động của máy cắt lúa của hợp tác xã không hoạt động tốt bằng những máy cắt lúa do tư nhân đầu tư trong vùng, vì máy được hỗ trợ nên việc lựa chọn loại máy của hợp tác xã cũng bị hạn chế. Do có sự cạnh tranh trong hoạt động, mặc dù dịch vụ của hợp tác xã theo thông tin điều tra được người sử dụng đánh giá là tương đối rẻ. Nhưng khó khăn từ đặc tính kĩ thuật máy của hợp tác xã không bằng những máy của tư nhân đầu tư, nên so về lợi thế cạnh tranh của hợp tác xã cũng không cao. Thêm vào đó là vấn đề không thuê được nhân công thực hiện, nên hoạt động cắt lúa của hợp tác xã gặp nhiều khó khăn.
Năm 2008, do vấn đề bể đê các đồng ruộng đều ngập nước, mà máy cắt của hợp tác xã nặng không thể thực hiện được phải ngưng hoạt động, và không thể khấu hao máy trong năm 2008, vấn đề này làm chậm tiến trình tái đầu tư máy móc mới cho hợp tác xã. Với việc không hoạt động được như thế này, đem lại nhiều bất lợi cho hợp tác xã, mà trước mắt không có doanh thu, lại mất lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, hợp tác xã cần có biện pháp để sớm hạn chế tình trạng này tiếp tục xảy ra. Và tìm cách khắc phục những hạn chế của máy, hoặc xem xét thay đổi vùng hoạt động, chuyển giao lại để tái đầu tư máy khác phù hợp hơn.
3.2.3.2 Hoạt động suốt lúa
Dựa vào bảng tình hình kinh doanh dịch vụ suốt lúa ta thấy, năm 2007 hoạt động trong dịch vụ này thực hiện trên lượng diện tích rất thấp 7 hecta. Nhưng sang năm 2008, hoạt động đã được thực hiện trên lượng diện tích cao hơn năm 2007 là 40 hecta với phần trăm gia tăng diện tích thực hiện là 571,43%. Doanh thu trong năm 2008 tăng 678,86% , hay giá trị tăng thêm là 23.760.000 đồng. Trong đó, diện tích tăng thêm góp phần trong phần trăm tăng lên của doanh thu là 571,43% và giá dịch vụ tăng lên do giá dầu nhớt năm 2008 tăng cao hơn so với năm 2007 góp 16% trong tỉ lệ tăng tổng thu, không đáng kể so với phần trăm tăng của diện tích thực hiện.
Bảng 4: Tình hình kinh doanh dịch vụ suốt lúa Chênh lệch 2008/2007 Khoản mục 2007 2008 Giá trị % 1. Tổng thu (1.000 đồng) (1) 3.500 27.260 23.760 678,86
- Diện tíchh thực hiện (ha) 7 47 40 571,43
- Giá (1.000 đồng/ha) 500 580 80 16
2. Tổng chi (1.000 đồng) (2) 3.180 16.424 13.244 416,48
- Nhân công 1.060 7.885 6.825 643,87
- Dầu, nhớt 715 6.691 5.976 835,80
- Khác 1. 405 1.848 443 31,53
3. Khấu hhao máy (1.000 đồng) (3) 3.000 3.000 0 0
4. Lợi nhuận (1.000 đồng) = (1) – (2) – (3)
(2.680) 7.836 10.516 392,39
(Nguồn: Hợp tác xã Tân Thới 1)
Cũng trên bảng 4, nhìn chung qua hai năm hoạt động chi phí cao nhất trong tổng chi phí hoạt động đó là chi cho nhiên liệu chạy máy, kế đến đó là chi phí thuê nhân công vận hành máy. Tuy trong cơ cấu tổ chức của hợp tác xã có đội máy kéo phục vụ nhưng trong những lúc vào vụ thì xảy ra tình trạng thiếu lao động hoạt động, buộc phải thuê thêm lao động bên ngoài, mà lao động ở khu vực này lúc vào vụ thiếu lao động. Do đó, giá thuê lao động để hoạt động máy cao, vì vậy chi phí cho lao động cũng tăng theo. So sánh tỉ trọng chi phí từng loại trên tổng chi phí thì năm 2007, chi phí dầu, nhớt chỉ chiếm khoảng 22%, và lao động chiếm khoảng 33% trong tổng chi phí. Trong khi năm 2008, chi dầu nhớt chiếm khoảng 40%, nhân công chiếm gần 50% tổng chi phí. Có những sự thay đổi đáng kể như trên là do, năm 2007 hoạt động mới đưa vào phục vụ bà con với diện tích thực hiện tương đối thấp, nên chi phí thuê nhân công và mua nhiên liệu chạy máy cũng thấp tương ứng với diện tích thực hiện được, trong khi chi phí mua sắm thêm để đưa máy vào hoạt động của hai năm cũng tương đương nhau, năm 2008
động ít nên chi phí khác sẽ chiếm tỉ trọng cao hơn hai khoản chi phí lao động và dầu.
Ngoài các khoản chi phí trực tiếp trong quá trình thực hiện như trên, còn khoản khấu hao máy trong từng năm. Năm 2007, hợp tác xã hoạt động không có lợi nhuận, trong bảng 4 lợi nhuận của năm 2007 được thể hiện là con số âm. Con số đó cho thấy hoạt động trong năm đầu của hợp tác xã chưa đạt hiệu quả, nhưng trong năm 2008, tình hình hoạt động có thay đổi lợi nhuận năm 2008 tăng 392,295 so với năm 2007. Điều đó, cho thấy hoạt động của hợp tác xã trong dịch vụ này có bước tiến triển tốt. Hợp tác xã cần tăng cường quản lý hoạt động này tốt hơn. Tuy nhiên, với lao động là xã viên của hợp tác xã thì hợp tác xã cần tính phần trăm lương được hưởng theo phần trăm doanh số thực hiện thay vì khoán một số tiền nhất định sẽ không kích thích được người lao động làm việc tốt hơn, tiết kiệm được chi phí nhân công và một phần chi phí nhiên liệu do hoạt động đạt công suất máy cao hơn, hiệu quả hơn.
Qua hai hoạt động gắn liền với máy móc trên, thì yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến tình hình hoạt động là yếu tố lao động và nhiên liệu chạy máy. Đó cũng là hai yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh dịch vụ sau thu hoạch nói chung.
3.2.3.3 Dịch vụ sấy lúa
Trong hoạt động sấy lúa năm 2007 sấy được 112 tấn, với mức giá là 120 ngàn đồng/tấn lúa khô. Và tăng thêm 13 tấn trong năm 2008 với tỉ lệ tương ứng tăng là 11,61%. Tuy nhiên, lượng lúa sấy năm 2008 tăng thêm so với năm 2007 không cao, điều đó làm cho mức chênh lệch tăng của năm 2008 so với năm 2007 trong dịch vụ này chỉ tăng lên 39,51%. Trong 39,51% thì có 25% là giá thực hiện dịch vụ tăng lên trong năm 2008, do ảnh hưởng tình hình kinh tế chung trong năm 2008, những tháng đầu năm giá các mặt hàng tăng cao kéo theo giá dịch vụ của hợp tác xã tăng.
Trong năm 2008, tình hình giá cả biến động mạnh làm cho chi phí sản xuất tăng cao. Giá mua trấu để sấy tăng khoảng 113% với giá trị tăng thêm là 1.544.000 đồng, tương ứng giá tăng khoảng 65%. Chi phí thuê nhân công tăng 104% trong khi lượng lúa sấy năm 2008 chỉ tăng 13 tấn so với năm 2007, tức chỉ tăng khoảng 11%, giá nhân công tăng khoảng 42% so với năm 2007. Trong khi
giá dầu nhớt chỉ tăng hơn 12% trong năm 2008, nên chi phí cho dầu nhớt hoạt động trong dịch vụ sấy chỉ tăng 83,51% trong tổng chi phí tăng lên 88,96% năm 2008.
Bảng 5: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động sấy lúa
Chênh lệch 2008/2007 Khoản mục 2007 2008 Giá trị % 1. Tổng thu (1.000 đồng) (1) 13.440 18.750 5.310 39,51 - Sản lượng (tấn) 112 125 13 11,61 - Giá (1.000 đồng/tấn) 120 150 30 25 2. Tổng chi (1.000 đồng) (2) 6.141 11.604 5.463 88,96 - Nhân công 980 2.000 1020 104,08 - Dầu, nhớt 3.651 6.700 3.049 83,51 - Trấu 1.360 2.904 1.544 113,53 - Khác 150 0 (150) (100)
3.Khấu hao máy (1.000 đồng) (3) 5.000 5.000 0 0
4. Lợi nhuận (1.000 đồng) = (1) – (2) – (3)
2.299 3.146 847 36,84
(Nguồn: hợp tác xã Tân Thới 1)
Tuy phần trăm chi phí và giá nhân công, nhiên liệu tăng cao nhưng tỉ trọng đóng góp vào tổng chi phí không lớn, nên ảnh hưởng không lớn lắm vào độ tăng chi phí thực hiện dịch vụ. Đồng thời, chi phí khác trong năm 2008 không phát sinh do việc thực hiện sấy lúa năm 2008, không có tình trạng phải sấy lại vì lúa sấy không đạt ẩm độ yêu cầu như năm 2007. Điều đó cho thấy hoạt động của hợp tác xã năm 2008 tốt hơn đạt hiệu quả hơn năm 2007. Tuy lợi nhuận đạt được từ hoạt động này không cao so với hoạt động suốt lúa nhưng qua bảng 5 cho thấy có sự ổn định hơn hai hoạt động cắt lúa và suốt lúa.
Mặc dù hoạt động đem lại hiệu quả kinh tế cho hợp tác xã, nhưng thời gian khấu hao cho lò sấy quá lâu, gây hạn chế trong việc đầu tư vào những sản phẩm
công nghiệp phục vụ nông nghiệp ngày càng hiện đại hơn, nhanh chóng hơn và tiết kiệm chi phí hơn.
Nhìn chung trong cả ba dịch vụ sau thu hoạch, chi phí cho dầu nhớt là chiếm tỉ trọng cao trong tổng chi phí thực hiện dịch vụ. Do đó, khi giá cả xăng dầu trên thị trường biến động sẽ ảnh hưởng đến chi phí hoạt động của hợp tác xã. Đồng thời chi phí cho nhân công cũng không thể xem nhẹ, lao động là yếu tố rất cần thiết cho hoạt động được thực hiện. Giá thuê lao động cũng tăng do biến động tăng giá của thị trường trên tất cả các sản phẩm, dịch vụ.
3.3.4 Hoạt động điện nông thôn
Qua bảng trên ta thấy, số lượng tiêu thụ điện từng năm tăng lên. Năm 2007 tăng 4,23%, và 2008 tăng 5,13% so với năm 2006. Tuy mức sử dụng điện có tăng nhưng với việc cung cấp điện không định mức của hợp tác xã nên giá trị của hoạt động điện tăng cùng tỉ lệ với tỉ lệ tăng của lượng điện được sử dụng. Lượng điện sử dụng tăng do tăng thêm hộ sử dụng, với cách tính không theo định mức thì bình quân 1 tháng mỗi hộ sử dụng khoảng 56 – 57 kw/h điện. Mỗi năm giá trị của hoạt động điện tăng không cao, vì điện là mặt hàng được sử dụng một cách ổn định hơn, chỉ tăng khi tăng hộ sử dụng hoặc tăng các thiết bị sử dụng điện trong gia đình.
Trong bảng 6 ta thấy, chi phí trong lĩnh vực điện nông thôn năm 2007 tăng 27.485.000 đồng tương ứng tăng khoảng 9,49%. Năm 2008 tăng 15,36% tương đương với 44.520.000 đồng. Chi phí tăng do số lượng sử dụng điện tăng, nên chi phí mua vào tăng theo lượng điện sử dụng tăng thêm trong từng năm. Bên cạnh đó, chi phí khác tăng góp phần làm tăng chi phí trong lĩnh vực này. Và mạng lưới điện tính đến nay cũng đã hoạt động được 14 năm kể từ khi thành lập tổ quản lý điện. Do đó, chi phí quản lý cao là do phải sửa chữa, thay mới những đường dây bị hư hỏng, và chi phí do hao hụt điện năng trong truyền tải điện với mức hao hụt năm 2007 so sánh với lượng hao hụt năm 2006 tăng 43.876 kwh [(769.424 - 508.453) – (704.922 - 487.827)] tức tăng khoảng 20%. Chi phí năm 2007 tăng 9,49% trong đó, chi phí mua điện tăng 9,15% do lượng điện đầu vào tăng 9,15% cao hơn so với lượng điện bán ra 4,23%. Chi phí năm 2007 tăng 9,49% trong đó, chi phí mua điện tăng 9,15% do lượng điện đầu vào tăng 9,15% cao hơn so với lượng điện bán ra 4,23%. Tương tự cách tính trên năm 2008 mức điện hao hụt
trong truyền tải là 300.189 kwh tăng 83.094 kwh tức tăng khoảng 38% so với 2006. Chi phí năm 2008 tăng 15,36% hay tăng 44.520.000 đồng so với năm 2006.
Chi phí hoạt động điện ít biến động do giá điện mua vào hàng năm như nhau, biến động chi phí trong hoạt động điện có chăng là do những biến động về chi phí khác. Giá những trang thiết bị điện biến động trên thị trường, chi phí sửa chữa điện cao do tình trạng thực tế của những hư hỏng. Chi phí để thuê lao động sửa chữa, bắt mới đường dây tăng… Những biến động tăng trong từng khoản chi phí tuy tính riêng lẻ nó ít ỏi nhưng tổng gộp lại nó góp phần làm tăng chi phí hoạt động trong lĩnh vực điện và với tổng mức chi phí tăng thêm ở khoản mục chi phí khác biến động là 15,71% (2007) và 15,64% (2008).
Trong bảng hoạt động kinh doanh điện nông thôn, lợi nhuận giảm dần trong hai năm 2007, 2008 so với năm 2006. Năm2007, lợi nhuận đạt được là 8.674.000 đồng, và năm 2008 lợi nhuận trong hoạt động này âm 6.925.000 đồng, so sánh với năm 2006 thì lợi nhuận năm 2008 giảm khoảng 128% trong khi doanh thu tăng 5,13%. Lợi nhuận giảm qua từng năm là do tổng chi phí tăng cao hơn tổng doanh thu hoạt động điện.
Giá điện không tăng theo lượng điện sử dụng là do việc áp dụng mức giá cào bằng, với mức giá kí hợp đồng với người dân trước đây là 700 đồng/kwh một phần do tính toán sai lầm, do không tính toán chi phí hao hụt trong truyền tải điện trên đường dây hoạt động lâu dài, không nhìn thấy thấu đáo vấn đề khi đề ra mức giá điện cách đây 14 năm. Bên cạnh đó, thời gian kí hợp đồng với dân chỉ 10 năm nhưng cuối cùng phải hoạt động thêm 4 năm do chưa thể bàn giao lại lưới điện và cũng không thể tăng giá vì giá bán ra do Ủy ban thành phố quy định cho hợp tác xã tính toán trong những năm đầu hoạt động. Từ đó, dẫn đến tình trạng chi phí hoạt động thì tăng cao hơn doanh thu hoạt động.
Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1
Bảng 6. Hoạt động kinh doanh điện nông thôn
Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2006 Khoản mục 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % 1.Doanh thu (1.000 đồng) (1) 341.479 355.917 359.057 14.438 4,23 17.578 5,13 - Số lượng (kwh) 487.827 508.453 512.938 20.626 4,23 25.111 5,13 - Đơn giá (đồng/ kwh) 700 700 700 0 0 0 0 2. Tổng chi (1.000 đồng) (2) 289.750 317.235 334.270 27.485 9,49 44.520 15,36
- Giá trị mua vào (1.000 đồng) 274.920 300.075 317.120 25.155 9,15 42.200 15,35
+ Số lượng (kwh) 704.922 769.424 813.127 64.502 9,15 108.205 15,35
+ Đơn giá (đồng/ kwh) 390 390 390 0 0 0 0
- Khác 14.830 17.160 17.150 2.330 15,71 2.320 15,64
3. Thuế GTGT (3) 27.492 30.008 31.712 2.516 9,15 4.220 15,35
4. Lợi nhuận = (1) – (2) – (3) 24.237 8.674 (6.925) (15.563) (64,21) (31.162) (128,57)
Qua bảng hoạt động kinh doanh điện, ta có thể đánh giá hoạt động điện qua những năm gần đây không đạt hiệu quả. Một phần do hạn chế trong việc điều chỉnh mức giá, một phần cũng do sai lầm trong tính toán của cán bộ hợp tác xã. Điều đó, cũng nói lên trình độ quản lý của cán bộ chưa cao, chưa nắm bắt được vấn đề trong những hoạt động định hướng lâu dài. Đó cũng là một trong những khó khăn, hạn chế cua hợp tác xã và cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của