Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy
Nhà máy là đơn vị sản xuất gạch ngói, mặt hàng có giá trị kinh tế cao trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay. Do tính chất phức tạp của công việc sản xuất kinh doanh đòi hỏi Nhà máy phải có đội ngũ cán bộ nhân viên có nghiệp vụ cao, năng nổ
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng kế hoạch cung ứng Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Kho Tổ kỹ thuật tạo hình Phân xưởng nung sấy Phân xưởng thành phẩm Tổ tạo hình Tổ phơi Tổ xếp goòng Tổ xuống goòng Tổ cơ điện Tổ đốt lò Tổ cơ giới
và có nhiều kinh nghiệm trong công tác sản xuất kinh doanh. Quy mô Nhà máy tương đối lớn, cơ sở tổ chức bộ máy quản lý ngày càng gọn, năng suất lao động ngày càng cao, phân công công tác đúng với nghiệp vụ chuyên môn tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách dễ dàng và đạt hiệu quả.
Đối với công nhân đứng máy trực tiếp sản xuất làm theo ca (mỗi ngày ba ca). Đứng đầu mỗi ca là ca trưởng chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động trong ca của mình và thực hiện bàn giao ca kế tiếp theo quy trình của Nhà máy. Số lao động gián tiếp được tổ chức lao động theo đúng giờ hành chính, phân chia thành các phòng ban chuyên môn khác nhau, mỗi phòng ban có chuyên môn riêng của mình. Trong quá trình làm việc mỗi phòng ban chịu trách nhiệm báo cáo công việc của bộ phận mình cho Ban giám đốc điều hành sản xuất trong toàn bộ Nhà máy.
Giám đốc:
Là người đại diện cho Nhà máy trước pháp luật và trước cơ quan Nhà nước. Giám đốc quyết định việc điều hành các hoạt động sản xuất của Nhà máy theo kế hoạch của UBND tỉnh công nhận; Chịu trách nhiệm của UBND tỉnh về hiệu quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Nhà nước trong việc chấp hành chính sách, chế độ hiện hành.
Định kỳ thực hiện báo cáo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống cán bộ công nhân viên của Nhà máy, thảo luận và đề ra phương pháp phân phối thu nhập của Nhà máy, xác định việc trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
Phó giám đốc:
Là người tham mưu cho Giám đốc trong các vấn đề cần thiết, điều hành công việc do Giám đốc phân công, đôn đốc và giám sát hoạt động của các bộ phận, đôn đốc tiến độ sản xuất sản phẩm. Thực hiện việc tham gia nhận hợp đồng mua bán với bên ngoài công ty giao dịch, dự toán, quyết toán, nghiệm thu. Có hai Phó Giám đốc:
+ Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: là người trực tiếp lãnh đạo bộ phận quản lý Nhà máy, gồm các bộ phận: tổ chức hành chính, kế toán tài vụ, quản lý kho, kế hoạch cung ứng.
+ Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách các phân xuởng sản xuất bao gồm các tổ kỹ thuật tạo hình, phân xưởng nung sấy, phân xưởng thành phẩm. Ngoài ra giúp việc cho Phó Giám đốc kỹ thuật còn có một quản đốc phân xưởng trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo quá trình tổ chức sản xuất của Nhà máy.
Phòng Tổ chức hành chính:
Có nhiệm vụ quản lý nhân sự, theo dõi và đề bạt cán bộ, sắp xếp nhân sự, lo một số việc về chế độ chính sách như: vấn đề khen thưởng, kỷ luật, lương bổng,… đảm trách một số công việc mang tính chất phục vụ tiếp khách khi có những liên hệ thuần túy về hành chính, quản lý, tiếp nhận và xử lý công văn đến và đi nhằm tổ chức bộ máy gọn nhẹ và đạt hiệu quả hoạt động cao.
Tổ chức việc thực hiện kiểm tra, tuần tra bảo về tài sản công, thành phẩm và tài sản trong Nhà máy.
Gồm 4 người: Kế toán tổng hợp, Kế toán thanh toán, Kế toán vật tư, TSCĐ và Thủ quỹ.
Bộ phận kế toán có trách nhiệm theo dõi tình hình thu chi tài chính, theo dõi việc sử dụng vốn của Nhà máy, tổ chức ghi chép sổ sách kế toán, tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm, xác định doanh thu của Nhà máy, theo dõi tình hình thanh toán công nợ, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ theo quy định của Nhà nước và quyết định của Giám đốc Nhà máy.
Phòng Kế hoạch cung ứng:
Có trách nhiệm giúp Ban giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch lưu chuyển hàng hóa. Kế hoạch sản xuất, cân đối nhu cầu tiêu thụ mua bán, dự trữ vật liệu và công cụ lao động đáp ứng kịp thời cho sản xuất. Tiếp cận và nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tiếp xúc và giao dịch với khách hàng chuẩn bị mọi thủ tục cần thiết để Ban giám đốc ký hợp đồng.
Thủ kho, bảo vệ: Quản lý và giám sát bảo vệ tài sản về người và của của Nhà máy. Tổ kỹ thuật: Quản lý định mức kỹ thuật, giải quyết các vấn đề liên quan về kỹ thuật sản xuất và chất lượng sản phẩm. Giám sát kỹ thuật và an toàn lao động
Tổ tạo hình: Phụ trách công đoạn tạo các mẫu gạch Tổ phơi: Phụ trách công đoạn phơi gạch mộc
Tổ xếp goòng: Đảm nhận công đoạn đưa gạch lên goòng phơi
Tổ xuống goòng: Đảm nhận khâu khi gạch mộc phơi khô đưa vào dây chuyền nung gạch, gạch đưa vào kho.
Tổ cơ điện: Phụ trách đảm bảo điện cho khâu sản xuất diễn ra liên tục.
Tổ đốt lò: Đảm nhận công đoạn đưa gạch mộc vào nung, có trách nhiệm báo cáo về tình hình nhiên liệu đốt.