Rất nhiều các phần mềm GIS được ứng dụng trong ngành KTTV, đặc biệt hữu ích trong lĩnh vực quản lý lưu vực cũng như xây dựng bản đồ ngập lụt. dưới đây là quy trình chung khi tiến hành thành lập bản đồ ngập lụt (hình 14).
Xây dựng quản lý cơ sở dữ liệu
Các dữ liệu về lưu vực sông nghiên cứu được thu thập, số hóa từ các phần mềm khác nhau như MicroStation, Mapinfo, ArcGIS, sau đó được quản lý thống nhất và lưu lại dưới dạng .TAB file trong Mapinfo.
Chuẩn bị, phân tích và đánh giá các thông số cho mô hình, vấn đề chuẩn bị dữ liệu và thông số đầu vào cho các mô hình là một trong những vấn đề lớn nhất, đòi hỏi tốn nhiều thời gian và khá phức tạp.
Thu thập dữ liệu Tiền xử lý ảnh
Hình 14.Sơ đồ xây dựng bản đồ ngập lụt bằng phương pháp GIS
Trong trường hợp liên kết với mô hình thủy văn - thủy lực, GIS là một hợp phần quan trọng không thể thiếu được. Vai trò của công cụ GIS thể hiện ở:
1. Tổng hợp và chọn lọc tài liệu như là đầu vào cần thiết cho mô hình thủy văn, thủy lực đặc biệt trong đó là việc phân tích các đặc trưng bề mặt của lưu vực.
2. Phân tích, hình dung và đánh giá diện tích và mức độ ngập lụt sử dụng các kết quả tính toán từ mô hình nêu trên.
3. Bằng các mô hình hóa tài liệu về các trận mưa dưới các tình huống (lượng mưa, phân bố mưa) khác nhau trong nhóm GIS, chúng ta có thể trả lời hàng loạt câu hỏi dạng “nếu - thì” về quan hệ mưa - lũ - ngập lụt trong một thời gian nhanh nhất.
Cũng cần nhận thấy rằng, do liên kết với mô hình thủy văn - thủy lực nên đòi hỏi tài liệ đầu vào cho GIS cũng sẽ khác với yêu cầu tài liệu đầu vào cho GIS trong các trường hợp thông thường khác. Quá trình xây dựng đầu vào cho mô hình rất quan trọng vì nó sẽ quyết định mức độ chính xác của việc dự báo. Các thông tin đầu vào cần thiết cho việc phân tích, tổng hợp trong quy trình được xây dựng và chuẩn bị trong GIS bao gồm:
1. Dữ liệu độ cao địa hình; 2. Dữ liệu hướng dòng chảy; 3. Dữ liệu về phân chia lưu vực;
4. Dữ liệu về dòng chảy; 5. Dữ liệu về thủy văn đất;
6. Dữ liệu phân bố không gian của trạm đo mưa; 7. Dữ liệu cao trình đường giao thông, đê điều; 8. Dữ liệu về hồ, mặt nước;
9. Dữ liệu về vùng không bị ảnh hưởng của ngập lụt;
Các thông tin đầu vào như trên đều được sử dụng cho toàn bộ quá trình tính toán và mô phỏng ngập lụt. Nếu dùng các phương pháp truyền thống để tích hợp các thông tin trên sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn thời gian, nhưng với GIS và tiện ích mở rộng, các thông tin này được tích hợp hoàn toàn tự động, nhanh chóng. Trong trường hợp một thông số đầu vào nào thay đổi thì việc tính toán lại các thông số đầu vào cũng dễ dàng hơn.
CHƯƠNG 3.XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU