Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu lưu vực sông Ba (Trang 30 - 31)

Cơ cấu phát triển kinh tế từ trước đến nay vẫn lấy Nông - Lâm - Nghiệp là chính cho nên giá trị GDP trong nông nghịêp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị các ngành năm 1998 chiếm 52,6%, năm 2000 chiếm 48,5%, năm 2004 giảm còn 46% trong tổng giá trị các ngành kinh tế trong lưu vực. Tuy vậy nền kinh tế nông lâm nghiệp đang có chiều hướng giảm dần để tăng giá trị cơ cấu công nghiệp - dịch vụ du lịch cho phù hợp với xu thế phát triển kinh tế chung của đất nước nhằm thúc đẩy và đáp ứng nhu cầu hiện đại hoá và công nghiệp hoá đất nước. Nhìn chung cơ cấu kinh tế giữa các vùng trong lưu vực sông Ba biến động không đồng đều.

Đối với vùng thượng và trung lưu cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp chiếm 69,6% năm 1998 và năm 2004 chiếm 65%. Nhưng giữa các huyện biến động cũng khác nhau. Năm 1998 cơ cấu Nông lâm nghiệp huyện An Khê, Krông Pa là (45,9 – 46,9%) trong khi đó các huyện liền kề như KBông, Kon Chro, Đăk Đoa, Ayun Pa cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp chiếm tới (68 -95,8%) tổng cơ cấu kinh tế các ngành.

Hiện nay bình quân thu nhập đầu người trên lưu vực sông Ba đạt khoảng 335 USD/người/năm. Khu vực thượng trung lưu thuộc vùng Tây Nguyên có lợi thế về mặt hàng nông lâm sản có giá trị kinh tế cao như cao su, cafe, tiêu, điều nên mức thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 324 USD/người/năm. Còn khu vực hạ lưu thuộc đồng bằng Duyên Hải ven biển miền Trung có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội nhất là dịch vụ du lịch, thuỷ hải sản nên mức thu nhập bình quân đầu người có phần cao hơn vùng thượng trung lưu một chút và mức thu nhập đạt khoảng 350 USD/người/năm. [5, 6]

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu lưu vực sông Ba (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)