Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm cho Việt nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành tập đoàn tài chính (Trang 34 - 37)

Qua nhiên cứu một số tập đoàn tài chính - ngân hàng, có thể rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm cho Việt nam

Một là, Tuỳ theo khuôn khổ pháp lý của từng nước, mô hình tập đoàn có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân.

Hai là, công ty mẹ trong tập đoàn thường là những công ty có năng lực tài chính mạnh và minh bạch, rõ ràng. Theo mô hình tập đoàn của Mỹ, Anh và Đài Loan, công ty mẹ bao giờ cũng quản lý công ty đầu tư tài chính để thực hiện các khoản đầu tư hay luân chuyển vốn trong tập đoàn. Công ty tài chính này hoạt động tương đối độc lập và có quyền chủ động trong nhiều quyết định đầu tư, kể cả đầu tư ra bên ngoài công ty.

Ba là, đầu tư của nhà nước vào các tập đoàn nói riêng và các doanh nghiệp nói chung đều được thực hiện thông qua Công ty đầu tư tài chính Nhà nước - hoạt động như một tập đoàn. Việc tổ chức xây dựng Công ty quản lý đầu tư vốn Nhà nước là một giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả hơn các khoản đầu tư của nhà nước tại các tập đoàn cũng như các công ty có vốn đầu tư nhà nước khác.

Bốn là, cơ cấu tổ chức của công ty đầu tư vốn nhà nước gồm HĐQT, Ban Giám đốc, Giám đốc điều hành, Ban Kiểm toán và các phòng ban chuyên môn. Công ty này thực

hiện các khoản đầu tư theo sự chỉ đạo của Chính phủ nhằm các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời, cũng thực hiện các khoản đầu tư khác có khả năng sinh lời.

Năm là, trong quan hệ với các công ty con, các thành viên HĐQT của công ty mẹ có thể nắm giữ vị trí của những quản lý cao cấp tại các công ty con. Đối với những tập đoàn của nhà nước, Chính phủ chỉ định nhân sự cho các chức vụ lãnh đạo chủ chốt, quan trọng và có sự phân công trách nhiệm và quyền hạn cụ thể cho người đại diện của nhà nước tại các tập đoàn như Thủ tướng, Bộ Tài chính và các Bộ chủ quản có liên quan. Một điểm mà Trung quốc, Đài loan; Ma-lay-xi-a rất giống Việt Nam là vẫn tồn tại bộ chủ quản các doanh nghiệp nên về điểm này Trung quốc, Ma-lay-xi-a có thể là bài học tốt cho Việt Nam.

Sáu là, một số nước không khuyến khích các tập đoàn hoạt động trong nhiều lĩnh vực, đa ngành nghề, đặc biệt là các tập đoàn nhà nước chỉ hoạt động ở một vài lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến nhau. Việc đa dạng hoá ngành nghề cần chú ý đến tính liên quan của các sản phẩm của tập đoàn, nhìn chung là liên quan đến sản phẩm chính của công ty mẹ, như Citigroup chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng…

Bảy là, việc kinh doanh của các tập đoàn cần phải có định hướng rõ ràng. Cần đặt ra các chỉ tiêu hoạt động đối với từng công ty trong tập đoàn nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi công ty. Việc kiểm soát độc quyền của các tập đoàn nên theo hình thức có thể khuyến khích việc hình thành các tập đoàn khác, cho các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp cùng cạnh tranh với nhau.

Tám là, việc cổ phần hoá các NHTM Nhà nước, công ty hoá các đơn vị sự nghiệp nhà nước là nhân tố tác động đến việc hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng. Nhiều tập đoàn tài chính - ngân hàng ở một số nước có nguồn gốc từ giai đoạn quốc hữu hoá khi quốc gia đó mới giành được độc lập. Dần dần, các tập đoàn này trở nên lớn mạnh hơn và đòi hỏi phải có phương thức quản lý, điều hành khoa học hơn, do đó việc chuyển sang hoạt động theo mô hình tập đoàn dựa trên quan hệ sở hữu vốn dần được đẩy mạnh thông qua các biện pháp công ty hoá.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thông qua một số lý luận cơ bản về tập đoàn tài chính- ngân hàng, chúng ta phần nào đã hiểu rõ về mô hình, phương thức hoạt động, đặc điểm… của một tập đoàn tài chính- ngân hàng, và sự cần thiết phải hình thành các tập đoàn tài chính- ngân hàng đang cũng đang là vấn đề nóng bỏng ở nước ta hiện nay, nó góp phần hoàn thiện hệ thống tài chính - tiền tệ từ đó có những chính sách kinh tế phù hợp ở từng thời điểm phát triển, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế nước nhà sánh vai với các quốc gia trên thế giới.

Việc đưa ra một số mô hình tập đoàn tài chính- ngân hàng tiêu biểu trên thế giới ở trên, giúp chúng ta hình dung được mô hình cơ bản thực tế của một tập đoàn tài chính - ngân hàng như thế nào, để chúng ta có cách tiếp cận phù hợp trong việc xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ở Việt Nam.

Điểm chung của các tập đoàn tài chính- ngân hàng trên là hình thành theo phương thức sáp nhập các công ty với nhau và từ đó hoạt động kinh doanh theo mô hình công ty mẹ -công ty con. Các tập đoàn này đều hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng như cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp, dịch vụ về ngân hàng, đầu tư tài chính toàn cầu, tư vấn tài chính, bảo hiểm, môi giới, kinh doanh chứng khoán, quản lý khách sạn, kinh doanh bất động sản...và hầu hết đều có chi nhánh nước ngoài và văn phòng đại diện ở các quốc gia trên thế giới. Vì vậy các tập đoàn tài chính này đều có mục tiêu giống nhau là lợi nhuận và giành được thị phần lớn ở các quốc gia trên thế giới.Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh khác nhau, mà các tập đoàn tài chính - ngân hàng trên có cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động và phạm vi hoạt động khác nhau, phụ thuộc vào tổng giá trị tài sản và tiềm lực của từng tập đoàn.

Nhưng nhìn chung việc hình thành các tập đoàn tài chính –ngân hàng đã hình thành nên mạng lưới liên thông tài chính- tiền tệ giữa các nền kinh tế toàn cầu, đem lại sự thuận lợi trong hoạt động giao thương, đầu tư giữa các quốc gia với nhau, giúp chính phủ các nước dự báo được xu hướng biến động tài chính ở các thị trường, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp, hạn chế được rủi ro để bình ổn thị trường tài chính-tiền tệ ở nước mình, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà nói riêng và của các quốc gia trên thế giới nói chung.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành tập đoàn tài chính (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)