Bảng 2.1: Các chỉ tiêu về vốn và tài sản của BIDV qua các năm (2005- 2009) Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Vốn điều lệ 3.971 4.077 7.699 8.756 10.499 Vốn chủ sở hữu 3.150 4.428 8.405 9.969 13.977 Tổng tài sản 117.976 158.165 201.382 242.316 292.198 Vốn/ Tổng tài sản(%) 2,7 2,8 4,17 4,1 4,8 CAR 3,36 5,5 6,7 6,5 7,55
Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo IFRS
Vốn
Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của BIDV đều tăng với tốc độ khá cao qua các năm. Đến 31.12.2009, vốn chủ sở hữu của Ngân hàng đạt 13.977 tỷ đồng, tương đương 779 triệu USD và tăng 40% so với 2008, đưa tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản tăng từ mức 4,1% năm 2008 lên 4,8% 2009 góp phần nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng. Có được kết quả này chủ yếu do vốn điều lệ tăng thêm 1.743 tỷ đồng lên mức 10.499 tỷ đổng , các quỹ của ngân hàng cũng tăng mạnh (1.881 tỷ đồng). Bên cạnh đó, kết quả lợi nhuận trong năm đạt được ở mức cao cũng đã làm giảm đáng kể khoản lỗ lũy kế từ những năm trước theo chuẩn mực quốc tế do có sự khác nhau về chuẩn mực trong việc trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn Việt Nam và thông lệ quốc tế. Những kết quả trên góp phần đưa hệ số CAR - hệ số an toàn vốn tối thiểu của Ngân hàng tính theo báo cáo tài chính quốc tế đạt mức 7,55%,
theo báo cáo tài chính chuẩn mực Việt Nam là 9,53% (quy định tối thiểu của NHNNVN là 8%).
Tài sản
Về tốc độ tăng trưởng tổng tài sản trong 5 năm qua ( giai đoạn 2005 – 2009), BIDV luôn duy trì ở mức cao. Đến 31/12/2009, tổng tài sản của BIDV đạt 292.198 tỷ đồng tương đương 16,3 tỷ đô la Mỹ. Với quy mô tổng tài sản như trên, BIDV vẫn giữ vị trí thứ 2 trên thị trường nội địa sau Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam. Tổng tài sản năm 2009 tăng 20,5% so với năm 2008 và giảm nhẹ so với tốc độ tăng trưởng bình quân 25% trong giai đoạn 2005 - 2009 do quy mô tổng tài sản ngày một tăng cao và chịu tác động bất lợi từ môi trường kinh doanh nhiều biến động trong năm qua.
Do đặc thù của hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng nên quy mô, chất lượng tài sản Có đóng một vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của một NHTM. Tài sản Có của một NHTM bao gồm 4 nhóm: tài sản ngân quỹ, tài sản cho vay, tài sản đầu tư và tài sản cố định. Chất lượng tài sản Có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời, năng lực quản lý và phần lớn rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đều tập trung ở tài sản Có. Chất lượng tài sản là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong đó chất lượng các khoản cho vay và đầu tư là yếu tố quyết định đến chất lượng tài sản của một ngân hàng. Nếu tổn thất trong cho vay lớn sẽ dẫn đến thua lỗ, làm giảm vốn tự có, ảnh hưởng đến khả năng chi trả và biểu hiện quản lý của ngân hàng yếu kém.
Trong tài sản Có, có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm tài sản không sinh lời và nhóm tài sản có khả năng sinh lời. Trong đó tài sản có sinh lời có vai trò quyết định hiệu quả kinh doanh của một NHTM và nó thường chiếm từ 80-90% tổng tài sản của ngân hàng.
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu về tài sản
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Cho vay 154.176 198.979
Tổng tài sản 242.361 292.198
Cho vay/Tổng tài sản 64% 68%
Tốc độ tăng trưởng tín dụng 22% 29%
Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo IFRS
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản là hoạt động tín dụng với tỷ trọng năm 2008 là 64% và năm 2009 là 68%. Đây là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng.
Cơ cấu dư nợ theo loại hình nghiệp vụ
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo loại hình nghiệp vụ
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2008 Tăng trưởng %
Cho vay thương mại 193.962 150.725 43.237 29
Cho thuê tài chính 2.878 2.501 377 15
Cho vay ODA 8.268 6.009 2.259 38
Cho vay ủy thác đầu tư 539 500 39 8
Cho vay theo chỉ định của Chính phủ, KHNN
755 1.246 -491 -39
Nợ và cho vay được khoanh và nợ chờ xử lý
0 1,2 -1,2 -100
Tổng dư nợ trước dự phòng rủi ro
206.402 160.982 45.420 28
Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo IFRS
Tổng dư nợ trước dự phòng rủi ro đạt 206.402 tỷ đồng tăng 28% so với 2008, chủ yếu là tăng từ các khoản cho vay thương mại (chiếm 95% dư nợ tăng thêm), cho vay chỉ định và kế hoạch nhà nước giảm dần qua các năm (đến cuối 2009 số dư chỉ còn 755 tỷ đồng chiếm chưa đầy 0,4% tổng dư nợ). Đặc biệt số dư nợ cho vay được khoanh và nợ chờ xử lý đa không còn. Lĩnh vực cho vay đa dạng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề từ như cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông lâm thủy sản…., cho vay doanh nghiệp quốc
doanh (21%), doanh nghiệp ngoài quốc doanh (TNHH, cổ phần…) chiếm 65%, doanh nghiệp có vốn nước ngoài (3%), tư nhân và cá thể (10%).
Chất lượng tín dụng
Ngoài việc xem xét tốc độ tăng trưởng các khoản tín dụng và tỷ trọng các khoản cho vay so với tổng tài sản, việc đánh giá chất lượng tín dụng là không thể thiếu mà chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ lệ nợ xấu, nợ tồn đọng. Ở Việt Nam, dư nợ cho vay của các TCTD đã được phân thành 5 nhóm, nợ xấu xuất hiện ở nhóm 3, 4, 5 để thuận tiện cho tính dự phòng rủi ro.
Việc phân loại dư nợ cho vay để xác định nợ quá hạn và mức độ quá hạn là rất quan trọng trong đánh giá hoạt động của một ngân hàng vì nó phản ánh chất lượng tài sản Có rất rõ nét. Nó có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng trong hiện tại và tương lai. Nếu đặt chỉ tiêu này vào một trật tự thời gian thì có thể nhận định được khả năng ổn định kinh doanh và môi trường quản lý của bản thân ngân hàng.
Mặc dù những dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính của khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh ngân hàng, song chất lượng tín dụng của BIDV đã được cải thiện đáng kể, thể hiện:
Bảng 2.4: Phân loại nợ
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009
Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Nợ đủ tiêu chuẩn 118.837 76,93 159.918 80,93
Nợ cần chú ý 31.452 20,36 32.108 16,25
Nợ dưới tiêu chuẩn 2.883 1,83 3.531 1,79
Nợ nghi ngờ 413 0,27 864 0,44
Nợ không thu hồi được 937 0,61 1.173 0,59
Tổng 154.472 100 197.594 100
Nợ xấu 4.183 2,71 5.568 2,82
Tỷ lệ quỹ DPRR/nợ xấu (%) 199 163
Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được khống chế ở mức thấp (dưới 3%): năm 2009 tổng dư nợ tăng thêm hơn 43.000 tỷ đồng ~ 28%, song tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 2,82%, có tăng nhẹ so với 2008 song là mức thấp so với mặt bằng chung trong bối cảnh kinh tế không thuận lợi, đặc biệt tiếp tục xu hướng giảm so với mức 3,98% năm 2007.
Tỷ lệ nợ tốt (nợ nhóm 1) tăng lên đáng kể từ mức 77% năm 2008 lên 81% năm 2009, đồng thời tỷ lệ nợ nhóm 2 (nhóm nợ tiềm tàng có nguy cơ phát sinh nợ xấu cao) giảm được 4% từ mức 20% năm 2008 xuống 16% năm 2009.
Tỷ lệ bù đắp rủi ro (quỹ dự phòng rủi ro/nợ xấu) đảm bảo >1, đạt 163%, giảm so với mức 199% năm 2008 cho thấy quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đảm bảo bù đắp tổn thất nợ xấu, chất lượng tín dụng được đảm bảo nên tỷ lệ trích lập/nợ xấu có xu hướng giảm.
Quy mô, cơ cấu và chất lượng tín dụng đã cho thấy ngân hàng đã thực thi tốt các chính sách tín dụng: kiểm soát chất lượng, đa dạng hóa khách hàng, nâng cao quản lý rủi ro vừa đảm bảo tăng trưởng song vẫn kiểm soát tốt chất lượng tín dụng.