Điều kiện bên trong

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành tập đoàn tài chính (Trang 55 - 58)

Thứ nhất, về mô hình tổ chức hoạt động

Hiện nay, mô hình tổ chức của BIDV được tổ chức thành 2 cấp: trụ sở chính và chi nhánh. Tại hội sở chính, mô hình kết cấu chung bao gồm: HĐQT, Ban giám đốc điều hành và các khối phòng ban chức năng trực thuộc. Cơ cấu này được phân biệt chủ yếu ở 2 chức năng cơ bản là chức năng quản trị điều hành và chức năng quản lý kinh doanh. Nhưng trên thực tế, HĐQT chưa hoạt động đúng với tính chất là cơ quan quản lý cao nhất của NHTM, chưa tập trung được thông tin về hoạt động của ngân hàng... Chức năng, quyền hạn của HĐQT chưa được phân định rõ ràng và thực thi đúng, dẫn đến sự phối kết hợp giữa HĐQT và Ban điều hành không có sự gắn kết thường xuyên. Do vậy, các hoạt động quản trị ngân hàng chủ yếu và quan trọng như: Quản trị rủi ro; Quản lý thanh khoản; Quản lý tài sản Nợ - tài sản Có; kiểm soát và kiểm toán nội bộ... thiếu sự hợp tác và rất phân tán, không được cập nhật về thông tin... Mô hình quản trị của BIDV còn có khoảng cách rất lớn so với thông lệ quốc tế và mô hình quản trị của các ngân hàng hiện đại.

Tập đoàn tài chính ngân hàng thực sự phải là tập hợp đa sở hữu. Vì vậy, trong mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng, công ty mẹ - NHTM phải hoạt động theo mô hình ngân hàng cổ phần. Xét ở điều kiện hiện nay BIDV chưa đáp ứng được. Để tạo cơ sở cho việc chuyển đổi thành mô hình tập đoàn tài chính, BIDV cần chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng cổ phần.

Đáp ứng điều kiện về mô hình hoạt động thông qua thực hiện cổ phần hoá có thể coi là vấn đề quyết định và nan giải nhất đối với BIDV trong việc chuyển đổi sang mô hình tập đoàn.

Thứ hai, về qui mô hoạt động

Về qui mô hoạt động, để chuyển đổi sang tập đoàn tài chính hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, công ty mẹ - NHTM phải nắm giữ/chi phối một số lượng công ty con - có tư cách pháp nhân nhất định. Luật pháp một số nước còn qui định số lượng tối thiểu công ty con của một tập đoàn kinh doanh (ví dụ: Trung Quốc là 5 công ty).

Đối với BIDV đã có công ty con: công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, công ty bảo hiểm... Các công ty con này đều có tư cách pháp nhân và hoạt động tương đối độc lập với ngân hàng mẹ. Các công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn, vì vậy rất khó mở rộng qui mô so với việc hình thành công ty con là công ty cổ phần do công ty mẹ chi phối.

Thứ ba, về tiềm lực tài chính

Tiềm lực tài chính mạnh là điều kiện mang tính nền tảng của một tập đoàn kinh doanh, đặc biệt điều kiện này càng quan trọng đối với tập đoàn tài chính – ngân hàng. Tính đến 31.12.2009, vốn điều lệ của Ngân hàng đạt 10.499 tỷ đồng, tương đương 600 triệu USD. Mặc dù BIDV đã cố gắng tăng vốn điều lệ nhưng vẫn chưa đáp ứng tiêu chuẩn an toàn về vốn theo thông lệ quốc tế là 8%, đồng thời vốn tự có của BIDV còn thấp so với các ngân hàng trung bình trong khu vực. Để tạo nền tảng về tài chính cho việc hình thành tập đoàn, các BIDV cần tăng vốn tự có. Trong điều kiện hiện nay, cổ phần hoá là phương thức chủ yếu để tăng qui mô tài chính cho BIDV.

Đánh giá bước đầu có thể thấy việc hình thành và phát triển BIDV thàng tập đoàn tài chính - ngân hàng đã có một số yếu tố và tiền đề nhất định cả trên bình diện vĩ mô và nội tại của BIDV. Tuy nhiên, để trở thành tập đoàn tài chính mạnh, BIDV còn thiếu một số điều kiện về mô hình hoạt động, tiềm lực tài chính, trong khi những điều kiện này lại phụ thuộc không nhỏ vào chính sách và biện pháp từ phía chính phủ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Như vậy, chặng đường mà các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng còn phải trải qua theo mô hình phát triển thành tập đoàn tài chính – ngân hàng phía trước còn rất nhiều chông gai. Trên thực tế, việc cho phép các NHTM được sở hữu các công ty chứng khoán, bảo hiểm đã tạo tiền đề tốt cho việc hình thành những liên kết ngang nhằm phục vụ trọn gói nhu cầu của các khách hàng. Tuy nhiên, sự thiếu vắng những quy định pháp lý liên quan đến tổ chức, hoạt động và tư cách pháp nhân những tập đoàn và những điều kiện, tiêu chí cần thiết cho việc hình thành tập đoàn đúng nghĩa (đủ sức mạnh tài chính, đủ khả năng quản trị điều hành, quản trị rủi ro đảm bảo tính minh bạch, công bố thông tin và chuẩn mực kế toán, kiểm toán) đã cho thấy những khó khăn đáng kể (cả chủ quan và khách quan) đối với việc triển khai mô hình tập đoàn tài chính– ngân hàng trong thời điểm hiện tại. Sẽ là thực tế và hiệu quả hơn nếu các cấp có thẩm quyền tiếp tục kiên trì định hướng chỉ đạo các Tổ chức Tín dụng tăng cường năng lực nội sinh; đồng thời tiếp tục nghiên cứu làm rõ khung pháp lý và nền móng kỹ thuật của mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng trên cơ sở rút kinh nghiệm các nước và điều kiện thực tế của Việt Nam.

Qua việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho các năm tới của BIDV, cùng với vị thế vững chắc trong ngành tài chính- ngân hàng của Việt Nam thì BIDV có đủ tự tin để sẵn sàng gia nhập vào sân chơi tài chính quốc tế trong tương lai không xa và chắc chắn sẽ trở thành một tập đoàn tài chính – ngân hàng lớn mạnh có quy mô hoạt động rộng khắp trên thế giới

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành tập đoàn tài chính (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)