Cơ chế lãi suất thị trường –lãi suất thoả thuận tạo sức ép buộc

Một phần của tài liệu Thực trạng tác động của cơ chế lãi suất thị trường đối với nền kinh tế (Trang 35 - 39)

hàng thương mại nâng cao trình độ nghiệp vụ và giảm thiểu các chi phí hoạt động

Bên cạnh những yếu tố tích cực thì việc thực hiện cho vay theo lãi suất thoả thuận, các TCTD sẽ gặp phải các vấn đề rủi ro phát sinh từ cơ chế này và cần phải có cách nhìn nhận, giải quyết đúng. Cõ lẽ nguy cơ rủi ro lớn nhất mà ta dễ nhận thấy là sẽ có một bộ phận khách hàng nhất định nào đó chấp nhận một mức vay lãi suất thoả thuận ở mức cao, thậm chí khá cao so với mặt bằng “bình thường” để được vay vốn ngân hàng, cho dù có những yếu tố rủi ro nhất định. Và vì vậy nếu không có những nhận thức đúng, các tổ chức tín dụng rất dễ bị những nguy cơ rủi ro nghiêm trọng khi áp dụng cơ chế này trong thực tế một cách quá đơn giản. Để tránh những rủi ro trên các ngân hàng phải không ngừng đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng đánh giá khách hàng giỏi. Bởi vì lãi thu được từ những khoản cho vay lãi suất cao không bao giờ bù đắp được những mất mát nếu rủi ro sảy ra. Ngoài ra chưa kể đến một tác động khác là với nhu cầu vay vốn rất lớn đặc biệt tại khu vực nông nghiệp nông thôn trong khi nguồn vốn vay vẫn còn hạn chế thì rất có thể những người rủi ro cao, chấp nhận lãi suất vay vốn cao sẽ chiếm mất “chỗ” được vay vốn của những người có nhu cầu vay vốn khác, an toàn hơn, ít rủi ro hơn nhưng chỉ chấp nhận lãi suất cao vừa phải. Và như vậy bài toán cho ai vay giữa người khách hàng có rủi ro cao hơn, chấp nhận lãi suất cao hơn và khách hàng ít rủi ro hơn với lãi suất vay thấp hơn, không chỉ phụ thuộc vào cá nhân cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng mà còn cả vào nhận thức và chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Đây thực sự là một vấn đề rất quan trọng, TCTD, ngân hàng nên định hướng thế nào, chọn nhóm khách hàng

nào, đặc biệt trong bối cảnh nguồn vốn cho vay vẫn có hạn, cạnh tranh huy động để có nguồn vốn cho vay rất khốc liệt

Xét riêng về hoạt động tín dụng trong thực tế hiện nay của các NHTM thì lãi suất cho vay cao chủ yếu là do lãi suất đầu vào huy động cao và do chi phí hoạt động, chi phí quản lí cao, trong đó bao gồm cả các chi phí điều chuyển vốn, chi phí thẩm định, vậy ngân hàng muốn tăng khă năng cạnh tranh của mình trên thị trường để thu hút được nhiều khách hàng vay thì gía cả vốn của ngân hàng phải hạ thấp hơn so với ngân hàng khác hay nói cách khác lãi suất cho vay phải hợp lý. Để giảm lãi suất cho vay thì phải giảm các chi phí trong đó có chi phí vốn huy động thì lại do thị trường quyết định, trong giai đoạn cạnh tranh lãi suất huy động hiện nay việc giảm lãi suất huy động là rất khó vậy ngân hàng chỉ còn cách giảm thiểu các chi phí khác có thể để tăng sức cạnh tranh. Điều này thúc đẩy các ngân hàng không ngừng cải cách hoàn thiện hoạt động của mình để có vị trí trên thị trường.

2.3. Cơ chế lãi suất thoả thuận và những tác động đối với hộ nông dân ở khu vực nông thôn.

Thực tế cho thấy không một hoạt động của ngành kinh tế nào lại tác động lên mọi thành phần, mọi chủ thể của nền kinh tế như hoạt động của ngành ngân hàng, trong đó công cụ trực tiếp tác động đến các thành phần kinh tế có trong tay ngân hàng là lãi suất, vậy nên việc thay đổi cơ chế lãi suất không chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến những người nông dân ở khu vực nông thôn. Mặc dù thời gian áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận chưa lâu nhưng những tín hiệu phản hồi trên thị trường đã biểu hiện rất rõ những mặt tích cực và những khó khăn. Biểu hiện là việc tăng lãi suất trong giai đoạn đầu của quá trình thực hiện lãi suất thoả thuận đã làm lo lắng băn khoăn cho các hộ nông dân những người luôn có nhu cầu vốn lớn tuy nhiên lại chỉ có thể chấp nhận một mức lãi suất phù hợp. Những lo lắng đó là hoàn toàn có cơ sở trong giai đoạn hiện nay, nhưng xét về lâu dài thì chính những người nông dân ở khu vực nông thôn là nhóm đối tượng đầu tiên được hưởng lợi từ cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận. Điều này có thể lý giải bởi các lý do sau:

Khu vực nông thôn là khu vực được phục vụ nhu cầu tín dụng đa số bởi ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn một NHTM nhà nước lớn với 1600 chi nhánh tại tất cả các địa bàn và thị phần huy động vốn, thị phần cho vay chiếm gần 30% thị phần, với các chính sách ưu tiên lãi suất như giảm 15% lãi suất cho vay với vùng II và giảm 30% đối với vùng III. Những thế mạnh về tài chính và chính sách ưu tiên của NHNNovà PTNN cho thấy khu vực vùng nông thôn không bị ảnh hưởng nhiều từ việc biến động lãi suất trong giai đoạn đầu.

Cho dù lãi suất ở một số ngân hàng, TCTD cho vay ở khu vực nông nghiệp, nông thôn có nhích cao hơn trước từ 0,05% đến 0,15%/ tháng nhưng tại thời điểm hiện nay đây vẫn là mức lãi suất mà đại đa số hộ nông dân sản xuất kinh doanh chấp nhận được. Mức lãi suất này trên thực tế vẫn còn thấp hơn lãi suất của một số NHCP nông thôn, của các quỹ tín dụng nhân dân do các tổ chức này có mức lãi suất trần trước đây là 1,35%/ tháng. Mức lãi suất cho vay dù có nhích tăng tại khi vực nông thôn nhưng vẫn còn là mức lãi suất hợp lý so với những mức lãi suất trên thị trường chợ đen, lãi suất thông qua các tổ chức hụi, họ, cho vay nặng lãi.

Việc thực hiện cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận, các ngân hàng thương mại, các TCTD sẽ có thêm nhiều động cơ trong việc tích cực điều chuyển vốn từ đô thị hay các nơi thừa vốn về những khu vực nông nghiệp, nông thôn là nơi đang và sẽ còn tiếp tục có nhu cầu lớn về vốn mà đến nay chưa được đáp ứng, thoả mãn được hết. Như đã nói ở trên công cụ này cho phép TCTD linh hoạt hơn trong việc sử dụng lãi suất để tăng huy động vốn, có thêm nguồn vốn mới phục vụ cho vay, đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhờ đó mà số lượng khách hàng tiềm năng, hộ nông dân có nhu cầu và được vay vốn để sản xuất và tiêu dùng được tăng lên đáng kể. Việc được thoả mãn đầy đủ nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh mới chính là nguyện vọng, mong muốn trước hết của người dân, khách hàng ở khu vực này. Tất nhiên là người vay vốn ở khu vực nào thì mong muốn lãi suất càng thấp càng tốt. Nhưng điều trước tiên họ cần là phải dẽ dàng tiếp cận được vốn vay, được vay vốn với mức lãi suất có thể chấp nhận được, như vậy mới có thể nói cầu tín dụng thực tế đựơc kích cao hơn trong cơ chế lãi suất mới.

Cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận đã trực tiếp góp phần tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng thông qua việc vừa tạo ra một cơ hội kinh doanh mới, vừa tạo ra một sức ép cạnh tranh mới cho các TCTD, góp phần thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng một cách lành mạnh của toàn khu vực tài chính nói chung và cũng như của toàn hệ thống ngân hàng nói riêng. Khó có một tổ chức tín dụng nào có thể có mãi vị thế độc quyền về thị thị trường, đặc biệt là thị trường nông nghiệp và nông thôn khi mà cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận không chỉ tạo điều kiện cho các TCTD, ngân hàng đang hoạt động ở khu vực nông thôn chuyển vốn về mà còn tạo điều kiện, khuyến khích thêm các TCTD, ngân hàng tiếp cận với thị trường này. Có thể nói mặt bằng lãi suất cho vay trung bình ở khu vực nông thôn hiện nay của tất cả các TCTD quốc doanh, cổ phần, TCTD hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân tăng không nhiều vì có một số tăng lãi suất cho vay, nhưng một số khác lại giảm lãi suất 1,3%-1,35% như theo trần lãi suất cũ thì mới giữ được khách hàng. Đó chính là kết quả tích cực mà các nhà quản lý mong muốn đạt được thông qua việc thúc đẩy tăng cường chuyển vốn về khu vực nông nghiệp nông thôn. Như vậy khả năng cung cấp vốn của các TCTD chính thức đã được tăng lên đáng kể, không chỉ mở rộng phục vụ các đối tượng bà con nông dân mà góp phần đẩy lùi cho vay theo kiểu “chợ đen”, đẩy lùi các tổ chức cho vay bất hợp pháp.

Cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận đã góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn và bình đẳng hơn trong chính bản thân khách hàng vay vốn với nhau. Với lãi suất không bị khống chế như trước thì trên thực tế nhiều lúc, nhiều nơi về bản chất là vẫn còn có phần nào một sự bao cấp bảo trợ nào đó về lãi suất. Với những người vay được vốn với lãi suất phần nào còn có tính bảo trợ, tương đối “cào bằng” này thì có thể coi họ được lợi thế hai lần, không chỉ được vay vốn trong khi nhiều người khác không vay được và ngoài ra lại còn được vay có thể với lãi suất thấp hơn cung cầu thị trường. Cũng chính vì có thể có những hạn chế đó mà còn có không ít những hiện tượng tiêu cực đã phát sinh liên quan đến vay vốn. Hạn chế được những tiêu cực không đáng có đó là góp phần tạo ra môi trường

kinh doanh lành mạnh hơn cho khách hàng vay vốn, cho các doanh nghiệp và hộ nông dân nói chung.

Một phần của tài liệu Thực trạng tác động của cơ chế lãi suất thị trường đối với nền kinh tế (Trang 35 - 39)