Nâng cao chất lượng quản lý, khả năng thẩm định khách hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng tác động của cơ chế lãi suất thị trường đối với nền kinh tế (Trang 46)

Ngân hàng đã thực sự chủ động tự quyết định các mức lãi suất khác nhau cho các khách hàng khác nhau, tuỳ theo uy tín, chất lượng khách hàng. Chính điều nàyvừa là cơ hội nhưng cũng là một sức ép rất lớn đòi hỏi các ngân hàng phải có quyết định đúng đắn tránh rủi ro tín dụng. Muốn vậy các ngân hàng phải nâng cao hơn nữa năng lực thẩm định, đánh giá khách hàng của mình. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng phải củng cố, bổ xung và nâng cao thường xuyên trình độ nghiệp vụ, phân tích khách hàng không chỉ dựa vào thông tin khách hàng cung cấp mà cán bộ tín dụng cần phải có các biện pháp thu thập thông tin từ bên ngoài có liên quan đến khách hàng để từ đó đánh giá khách hàng được khách quan, chính xác.

3.2.3. Tăng cường tính cạnh tranh trong hệ thống NHTM.

Thực hiện lãi suất thị trường tức là nền kinh tế đang chuyển sang hoạt động theo cơ chế, nguyên tắc thị trường, mà tính vốn có của cơ chế thị trường là cạnh tranh vì vậy để thực hiện thành công cơ chế lãi suất thị trường này thì phải tăng tính cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại, chỉ có cạnh tranh mới thúc đẩy sự phát triển đi lên. Để tăng tính cạnh tranh giúp hệ thống ngân hàng nâng cao chất lượng thì cần phải thực hiện đồng bộ các bước sau:

*/ Nhanh chóng thành lập và đi vào hoạt động một số ngân hàng chính sách, ngân hàng phục vụ người nghèo. Sau đó từng bước tách hẳn các hoạt động hỗ trợ, bao cấp tín dụng ra khỏi hoạt động của ngân hàng. Để các ngân hàng thực sự được tự chủ quyết định huy động và cho vay với đối tượng khách hàng mà ngân hàng thấy là hợp lý, an toàn.

*/ Nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần. Thực tế trong những năm 1993-1996 các NHTMCP được thành lập khá dễ dàng vì vậy vốn tự có thấp, khả năng tài chính hạn hẹp vì vậy khả năng cạnh tranh thấp biểu hiện ở thị phần hoạt động rất nhỏ bé so với các ngân hàng thương mại quốc doanh, Vì vậy cần có biện pháp tăng tính cạnh tranh của các ngân hàng này như thực hiện sáp nhập một số ngân hàng cổ phần bé lại để tăng quy mô về vốn và tăng khả năng quản lý của các ngân hàng từ đó tăng được khả năng cạnh tranh.

*/ Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã đi vào hoạt động ở Việt Nam tuy nhiên hoạt động của một số ngân hàng này gặp một số khống chế vậy cần phải nới lỏng các hạn chế đối với các ngân hàng này như mở rộng giới hạn cho phép huy động vốn bằng VNĐ của các tổ chức này.

3.2.4. Phát triển các chi nhánh ở vùng sâu vùng xa.

Các ngân hàng phát triển thêm chi nhánh tức là đã mở rộng được phạm vi huy động và cho vay như vậy ngân hàng sẽ thuận lợi hơn trong việc điều chuyển vốn giữa các khu vực khi có nguồn vốn nhàn dỗi, ngân hàng có thể thực hiện huy động và cho vay với lãi suất phù hợp với từng vùng khác nhau.

3.2.5. Tích cực tham gia thị trường mở.

Các ngân hàng cần phải tham gia tích cựu nghiệp vụ thị trường mở để quản lý vốn khả dụng một cách hiệu quả và để đảm bảo khả năng thanh toán trong những trường hợp cần thiết.

3.2.6. sử lý tốt nợ quá hạn, nợ sấu trong ngân hàng

Nợ quá hạn cao trong hệ thống ngân hàng là nguyên nhân gây ra sự dễ tổn thương đối với ngân hàng vì vậy để ngân hàng thật sự vững mạnh khi thực hiện cơ chế lãi suất thị trường thì cần phải có biện pháp phân loại các khoản nợ và tìm cách thu hồi vốn để hoạt động ngân hàng được lành mạnh.

Để thực hiện cơ chế lãi suất thị trường thành công thì đòi hỏi phải có sự nỗ lực đổi mới toàn diện nền kinh tế chứ không phải chỉ có NHNN và NHTM. Qua những phân tích trên ta thấy vẫn còn rất nhiều những hạn chế của nền kinh tế khi thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận và để dần dần giảm bớt các hạn chế đó thì cần phải thực hiện khắc phục những hạn chế đó như:

3.3. Phát triển thị trường tài chính.

Phải có biện pháp phát triển thị trường tài chính đưa thị trường phát triển theo chiều sâu. Thực tế xét về độ sâu tài chính, mức độ tiền tệ hoá nền kinh tế, thị trường tài chính còn hết sức lạc hậu nên làm cho các công cụ của chính sách tiền tệ kém phát huy tác dụng. Để thực hiện vấn đề trên thì cần phải có biện pháp thúc đẩy hoạt động của thị trường chứng khoán với việc tăng khối lượng giao dịch trên thị

trường này và tăng thêm các loại hàng hoá giao dịch trên thị trường, đưa thị trường hoạt động sôi nổi hơn.

3.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng.

Hoàn thiện và phát triển trung tâm thông tin tín dụng CIC cũng như việc công bố thông tin, ban hành các cơ chế, nguyên tắc phối hợp, hợp tác phù hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan để hỗ trợ cho ngân hàng, TCTD sao cho có nhiều thông tin chính xác và bổ ích liên quan đến hoạt động tín dụng. Mặt khác cần phải có đổi mới chế độ thông tin, chế độ kế toán theo đúng chuẩn mực quốc tế. Để việc phân loại đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính xác hơn, từ đó mà các vốn vay từ các ngân hàng sử dụng có hiệu quả hơn tránh được các rủi ro tín dụng của ngân hàng.

3.5. Cải cách hoạt động của NHNNo và PTNT

Hệ thống NHNN0 và PTNT phải thực hiện tốt việc tái cơ cấu lại ngân hàng để tiếp tục là ngân hàng chủ đạo, chủ lực, đáp ứng cơ bản và điều hoà thị trường tài chính nông thôn bằng các biện pháp, nâng cao năng lực tiếp cận nông thôn bằng việc phát triển các chi nhánh, phòng giao dịch, ngân hàng lưu động. Tập chung các nguồn vốn uỷ thác, với lãi suất hợp lý, tăng vốn cho vay hộ nông dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực nông thôn.

Ngoài thực hiện những giải phát trên cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ sau:

- Sử dụng các mô hình kinh tế lượng để dự đoán các chỉ số kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất và tỷ giá để có các đối sách kịp thời can thiệp vào lãi suất và tỷ giá thông qua các công cụ chính sách như dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu tái chiết khấu, và hoạt động thị trường mở.

- Tăng trưởng phát triển nền kinh tế bền vững, tăng dự trữ quốc gia về ngoại tệ - Thúc đẩy tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân và các tổ chức kinh tế hiểu rõ sự cần thiết và tác dụng của việc TCTD cho vay theo lãi suất thoả thuận.

- Các TCTD cần thực hiện tiếp tục đơn giản hoá thủ tục, mở rộng cho vay để người sản xuất và tổ chức kinh tế, nhất là khu vực nông thôn thấy được lợi ích của việc áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận và họ được vay vốn thuận lợi hơn.

Kết luận

Hơn một năm thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận tuy cơ chế này chưa phát huy tốt nhất vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế do nền kinh tế của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Song cơ chế mới cũng không gây những tác động sấu đối với thi trường tiền tệ trừ tác động hiệu ứng trong giai đoạn đầu thực hiện cơ chế làm lãi suất thị trường có nhích lên. Tuy nhiên cơ chế lãi suất thoả thuận trong thời gian qua mang lại hai dấu hiệu rất tốt: một là, thực hiện cơ chế lãi suất diễn ra theo đúng dự báo của NHNN cho thấy hướng đi đúng đắn trong công tác quản lý điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và năng lực quản lý tiền tệ của NHNN đã nâng lên. Thứ hai, thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận không gây những biến động mạnh trên thị trường đã cho thấy nền kinh tế Vịêt Nam đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của hội nhập đó là nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường. Bên cạnh những dấu hiệu tích cực còn có không ít những thách thức khi tiếp tục thực hiện cơ chế đòi hỏi cần phải có nhiều sự nỗ lực, đổi mới toàn diện của tất cả các thành phần kinh tế chứ không riêng gì NHNN và các NHTM. Từ đó đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Tạo được chỗ đứng thực sự vững chắc trong nền kinh tế khu vực và trên thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục lục

Lời cam đoan Mục lục

Danh mục bảng biểu

Lời mở đầu ...1

Chương 1: Những vấn đề chung về cơ chế lãi suất thị trường ...3

1.1. Khái niệm lãi suất ...3

1.2. Vai trò lãi suất trong nền kinh tế ...4

1.3. Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN qua các thời kỳ ...5

1.4. Sự cần thiết phải chuyển đổi lãi suất theo cơ chế thị trường ...8

1.4.1. Cải cách kinh tế theo hướng thị trường đòi cải cách lãi suất ...9

1.4.2. Cải cách khu vực ngân hàng theo định hướng thị trường đòi hỏi cải cách lãi suất ... 12

1.4.3. Xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi cải cách mạnh mẽ lãi suất ... 14

1.5. Những điều kiện để thực hiện cơ chế lãi suất thị trường ... 15

1.6. Những tác động tích cực của cơ chế lãi suất thị trường nên nền kinh tế nói chung ... 17

Chương 2: Thực trạng tác động của cơ chế lãi suất thị trường đối với nền kinh tế .... 20

2.1. Những thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam khi thực hiện cơ chế lãi suất thị trường- lãi suất thoả thuận ... 20

2.1.1. Những điều kiện thuận lợi khi thực hiện lãi suất thị trường ... 20

2.1.2. Những thách thức đặt ra khi thực hiện lãi suất thị trường ... 23

2.2. Những tác động của việc áp dụng cơ chế lãi suất thị trường - lãi suất cho vay thoả thuận đối với hoạt động của NHTM ... 31

2.2.1. Tác động đối với hoạt động huy động vốn ... 32

2.2.2. Tác động đối với hoạt động cho vay ... 35

2.2.3. Cơ chế lãi suất thị trường –lãi suất thoả thuận tạo sức ép buộc các NHTM nâng cao trình độ nghiệp vụ và giảm thiểu các chi phí hoạt động ... 37

2.3.Cơ chế lãi suất thoả thuận và những tác động đối với hộ nông dân. ... 38

2.4. Những tác động đối với doanh nghiệp khi thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận ... 41

Chương 3: Một vài suy nghĩ và những kiến nghị nhằm thực hiện thành công cơ chế lãi suất thoả thuận ... 43

3.1. Đối với NHNN ... 43

3.1.1. Trước mắt cần có biện pháp làm hạ lãi suất thị trường ... 43

3.1.2. Xây dựng lãi suất chủ đạo của NHNN có tác động định hướng lãi suất thị trường ... 44 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Đối với hệ thống NHTM ... 49

3.2.1. Tăng khối lượng vốn tự có của các NHTM ... 49

3.2.2 Nâng cao chất lượng quản lý, khả năng thẩm định khách hàng.. .. 50

3.2.3. Tăng cường tính cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng ... 50

3.2.4. Phát triển các chi nhánh ở vùng sâu, vùng xa ... 51

3.2.5. Tích cực tham gia thị trường mở ... 51

3.2.6. Xử lý tốt nợ quá hạn nợ xấu trong ngân hàng ... 51

3.3. Phát triển thị trường tài chính ... 52

3.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm CIC ... 52

3.5. Cải cách hoạt động của NHNNo và PTNT ... 52

Kết luận ... 54

Phụ lục... 55

Một phần của tài liệu Thực trạng tác động của cơ chế lãi suất thị trường đối với nền kinh tế (Trang 46)