Những tác động đối với doanh nghiệp khi thực hiện cơ chế lãi suất thoả

Một phần của tài liệu Thực trạng tác động của cơ chế lãi suất thị trường đối với nền kinh tế (Trang 39)

thuận

Một thực tế về tình hình tài chính các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là khối lượng vốn quá nhỏ bé, nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh chủ yếu là dựa vào vốn vay của các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp chủ yếu tồn tại dưới hình thức doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân, số lượng các công ty cổ phần cũng lớn nhưng do thị trường chứng khoán chưa phát triển nên việc huy động vốn từ thị trường này cũng rất thấp mà chủ yếu nhu cầu vốn dựa vào vốn vay của các ngân hàng. Chính vì có mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và các NHTM nên chính sách lãi suất của các ngân hàng là mối quan tâm hàng đầu cuả các doanh nghiệp vì lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư. Thực hiện cơ chế lãi suất mới - cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến các doanh nghiệp hiện nay như sau:

Trước hết cơ chế lãi suất mới này giúp các ngân hàng thương mại có biện pháp tăng được lượng vốn huy động và vì thế đáp ứng được đầy đủ hơn nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp đặc biệt trong điều kiện các doanh nghiệp đang rất cần sự hỗ trợ về vốn để đẩy mạnh sản xuất như hiện nay. Nhu cầu vốn được đáp ứng đầy đủ, doanh nghiệp có điều kiện thực hiện các phương án dự án kinh doanh của mình, có thể cải tiến kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường điều này là rất cần thiết trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Có thể nói thực hiện cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp vay vốn và khuyến khích doanh nghiệp không ngừng có những phương án sản xuất kinh doanh tốt. Một doanh nghiệp có dự án sản xuất kinh doanh tốt mang lại lợi nhuận cao khi cần vốn họ sẽ sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất cao hơn mặt bằng một ít để được vay vốn sản xuất kinh doanh, như vậy rõ ràng là cùng một mức rủi ro như nhau doanh nghiệp nào chấp nhận

được mức lãi suất cao hơn sẽ được vay ngân hàng. Khách hàng chấp nhận mức lãi suất thấp hơn sẽ không được đáp ứng vốn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận cũng mang đến những khó khăn cho doanh nghiệp mà điển hình là khi ngân hàng tăng lãi suất huy động thì đương nhiên lãi suất cho vay cũng sẽ tăng. Với những doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào vốn ngân hàng thì sẽ rất bất lợi bởi khi lãi suất cho vay tăng sẽ làm tăng chi phí vốn cuả các doanh nghiệp và điều này làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đi. Trong điều kiện thực tế cạnh tranh gay gắt hiện nay nếu doanh nghiệp không có vốn kinh doanh và kinh doanh không hiệu quả thì sẽ bị đào thải khỏi thị trường, sức ép cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận vay vốn với lãi suất cao để duy trì hoạt động kinh doanh nhưng thực tế thì lợi nhuận sau cùng rất nhỏ do có quá nhiều chi phí trong đó có cả do chi phí vốn cao. Đó là nguyên nhân chung làm cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phát triển chậm.

Chương 3

Một vài suy nghĩ và những kiến nghị nhằm thực hiện thành công cơ chế lãi suất thoả thuận

Cơ chế lãi suất thoả thuận tác động đến mọi thành phần mọi chủ thể trong nền kinh tế vì vậy để hạn chế những tác động sấu của cơ chế này và phát huy những tác động tích cực thì đòi hỏi các chủ thể trong nền kinh tế không ngừng có những chính sách đổi mới tạo điều kiện cho cơ chế lãi suất này phát huy tối đa tác dụng của nó trong nền kinh tê. Để thực hiện được điều nay thì cần phải có sự đi đầu của hai chủ thể chính đó là NHNN và các NHTM.

3.1. Đối với ngân hàng Nhà Nước.

NHNN là người có trách nhiệm hoạch định và theo dõi tác động của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế . NHNN phải sử dụng các công cụ trực tiếp hoặc

gián tiếp trong tay để tác động tích cực đến thị trường nhằm định hướng thị trường phát triển theo mục đích đề ra. Cơ chế lãi suất thoả thuận mặc dù do thị trường quyết NHNN không được khống chế bằng biện pháp hành chính tuy nhiên với chức năng và nhiệm vụ của mình NHNN cũng phải có những tác động gián tiếp nhằm định hướng cho lãi suất tác động tích cực đến thị trường.

3.1.1. Trước mắt cần có biện pháp làm hạ lãi suất thị trường

Như đã phân tích ở trên việc bỏ các quy định về lãi suất cho vay có thể gây biến động lãi suất ở giai đoạn đầu áp dụng cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận, thực tế thị trường 6 tháng đầu năm các NHTM cạnh tranh nhau nâng lãi suất huy động làm cho lãi suất cho vay tăng đã làm lo lắng đến các hộ nông dân, ảnh hưởng đến chính lợi nhuận của các ngân hàng, đồng thời làm tăng chi phí vốn vay của các doanh nghiệp. Trước thực tế đó thì nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của NHNN là tìm cách tác động làm giảm lãi suất xuống để ổn định thị trường. Trong 6 tháng đầu năm trước tình trạng thiếu vốn cho nền kinh tế, NHNN đã phải cung ứng một lượng tiền khá lớn lên tới khoảng 9000 tỷ đồng qua các kênh nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, hỗ trợ kịp thời các NHTM đáp ứng nhu cầu thanh toán chi trả cho khách hàng. Biện pháp này cũng đã có tác động giúp ổn định hơn thị trường tiền tệ và góp phần hạn chế bớt áp lực tăng lãi suất huy động. Tuy nhiên trong 6 tháng cuối năm, nhằm giảm nhiệt cho thị trường lãi suất NHNNcần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nâng cao vai trò điều tiết, kiểm soát tiền tệ, đảm bảo ổn định tiền tệ và mở rộng tín dụng ở mức hợp lý. NHNN phải thực hiện chính sách cung ứng tiền linh hoạt nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, phân bổ hạn ngạch chiết khấu cho NHTM, tạo nguồn vốn ngắn hạn, ổn định cho các ngân hàng và giúp hạ mặt bằng lãi suất huy động. Thông qua các công cụ tiền tệ gián tiếp, việc điều hành lãi suất sẽ được tiến hành theo hướng giảm mặt bằng lãi suất VNĐ, mở rộng tín dụng hiệu quả, thực hiện chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế ở mức cao và bền vững. NHNN phải chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động, cho vay có hiệu quả, trong đó chú trọng tới việc mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn

và gia tăng huy động vốn trung và dài hạn. NHNN chủ động kiểm soát tốc độ tăng tín dụng phù hợp với tốc độ gia tăng huy động vốn, cân đối nguồn vốn đầu tư theo hướng ưu tiên thích đáng cho phát triển nông nghiệp.

3.1.2. Xây dựng lãi suất chủ đạo của NHNN có tác động định hướng lãi suất thị trường. thị trường.

Hơn 10 năm qua, cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế và đổi mới hệ thống ngân hàng Việt Nam, cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đã không ngừng đổi mới, góp phần đáng kể trong việc ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng. Trên thực tế, cùng với việc đổi mới điều hành chính sách tiền tệ việc điều hành lãi suất của NHNN đã không ngừng hoàn thiện theo hướng tự do hoá, phù hợp với xu thế thị trường tiền tệ, khả năng kiểm soát tiền tệ của NHNN và mức độ hội nhập của kinh tế Việt Nam vào thị trường tài chính khu vực và thế giới.

Tuy nhiên nhìn nhận một cách khách qua có thể thấy rằng điều hành lãi suất của NHNN đã bộc lộ một số bất cập cần được khắc phục như mối quan hệ giữa các loại lãi suất của NHNN như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở chưa thực sự chặt chẽ, quan hệ tác động hiệu ứng của các loại lãi suất này nên lãi suất thị trường còn hạn chế. Cụ thể như trong thời gian qua lãi suất thị trường biến động rất lớn theo nhu cầu thị trường mà không bị ảnh hưởng hạn chế của loại lãi suất nào khác ngay cả lãi suất cơ bản cũng có khoảng cách rất xa với lãi suất thị trường. Đây là những hạn chế khó khăn không thể tránh khỏi của điều hành chính sách tiền tệ nói chung hay điều hành lãi suất nói riêng của NHNN trong điều kiện thị trường tiền tệ kém phát triển. Việc theo dõi lắm bắt các thông tin tình hình về thị trường của NHNN còn hạn chế, một số khó khăn trong công tác thống kê, tạo lập cơ sở dữ liệu cho dự báo tiền tệ và việc chưa chấm dứt hoàn toàn một số hoạt động cho vay theo chỉ định có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả điều tiết tiền tệ của các công cụ chính sách tiền tệ. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng đang trong quá trình cải cách nên khả năng tham gia các hoạt động của thị trường cũng có hạn. Bản thân một số TCTD chưa quản lý vốn khả dụng linh hoạt và hiệu

quả, nên việc quan tâm tham gia các hoạt động thị trường để nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi có thể sinh lời còn hạn chế. Đó chính là những nguyên nhân chủ yếu của bất cập trên.

Trước thực trạng trên, yêu cầu đặt ra đối với NHNN là phải tiếp tục có giải pháp đổi mới mạnh mẽ về cơ chế điều hành lãi suất. Để khắc phục những bất cập hiện nay trong điều hành lãi suất, vấn đề quan trọng là NHNN cần tập trung nghiên cứu xắp xếp các loại lãi suất của NHNN để đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa các loại lãi suất của NHNN với nhau và với lãi suất thị trường, nghiên cứu lựa chọn lãi suất định hướng của NHNN cho phù hợp.

Qua tham khảo kinh nghiệm của NHTƯ các nước cho thấy, tuỳ thuộc vào sự phát triển của thị trường tài chính – tiền tệ và định hướng điều hành. NHTƯ các nước khác nhau lựa chọn các loại lãi suất khác nhau để định hướng, điều tiết lãi suất thị trường tiền tệ theo mục tiêu chính sách tiền tệ. Và với mỗi cách lựa chọn lãi suất định hướng khác nhau, NHTƯ các nước đều xây dựng các cơ chế quy chế liên quan rất cụ thể, rõ ràng để các loại lãi suất này phát huy tác dụng. Chẳng hạn, cục dự trữ liên bang Mỹ kết hợp sử dụng lãi suất chiết khấu là lãi suất sàn và lãi suất liên ngân hàng để định hướng lãi suất thị trường. Trong khi đó, ngân hàng trung ương Châu Âu sử dụng lãi suất tiền gửi qua đêm của TCTD tại ngân hàng trung ương Châu Âu làm lãi suất sàn cho thị trường và lãi suất cho vay qua đêm làm lãi suất trần cho thị trường. Lãi suất tái cấp vốn chính với thời hạn giao dịch là 2 tuần sẽ lằm ở giữa khoảng hai lãi suất này. Với cách thức điều hành như trên, và với điều kiện thị trường tiền tệ ở các nước này đã phát triển, NHTƯ các nước nêu trên đã kiểm soát, điều tiết linh hoạt lãi suất thị trường, đảm bảo mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các lãi suất định hướng của NHTƯ và lãi suất thị trường.

Đối với trường hợp của các nước Châu á như NHTƯ Malaixia, do nghiệp vụ thị trường mở chưa thực sự phát huy tác dụng là công cụ chủ yếu trong điều hành chính sách tiền tệ, NHTƯ Malaixia thực hiện điều tiết tiền tệ thông qua việc can thiệp trực tiếp trên thị trường liên ngân hàng. Theo đó NHTƯ sử dụng lãi suất can

thiệp với kỳ hạn 3 tháng trong các phiên đấu thầu các khoản cho vay, đi vay liên ngân hàng làm lãi suất định hướng thị trường.

Trở lại với thực trạng thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, việc tăng ảnh hưởng, định hướng của lãi suất chủ đạo của NHNN đối với lãi suất thị trường có thể được thực hiện theo mô hình sau:

NHNN thực hiện tái cấp vốn cho các TCTD theo hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay đảm bảo bằng thế chấp hồ sơ tín dụng hoặc cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác và cho vay qua cửa sổ chiết khấu đặc biệt. Các hình thức này có thời hạn cho vay rất ngắn, có thể cho vay trong vài 3 ngày thậm chí cho vay qua đêm để bù đắp thiếu hụt khả năng thanh toán sau khi các tổ chức tín dụng đã vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất các hình thức tái cấp vốn này của NHNN thường cao hơn các mức lãi suất khác để nhằm thực hiện điều tiết và chỉ đạo mặt bằng lãi suất trên thị trường cũng như thực hiện vai trò NHNN là người cho vay cuối cùng. Lãi suất này quy định từng thời kỳ tuỳ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ, nói chung có chú ý đến cung cầu vốn nội địa và quốc tế, đặc biệt chú ý đến lãi suất thị trường vốn và tỷ giá ngoại tệ. Các tổ chức tín dụng có thể tự do và không hạn chế số lượng tiền gửi tại NHNN. Nhưng để hạn chế hoặc khuyến khích, thì NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi cao hay thấp, thậm chí có lúc lãi suất này bằng không. Mức lãi suất tiền gửi luôn có khoảng cách nhất định với lãi suất tái chiết khấu và cho vay qua đêm nói trên. Đối với hai loại lãi suất này, NHNN sẽ tạo ra một khoảng giới hạn nhất định có tính chất khung lãi suất cho thị trường tiền tệ.

Lãi suất thị trường mở là lãi suất đấu thầu các loại tín phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn. NHNN tham gia tổ chức nghiệp vụ thị trường mở và chi phối mức lãi suất đấu thầu. Lãi suất này thường có quan hệ với hai loại lãi suất trên như sau: lãi suất tiền gửi của tổ chức tín dụng tại NHNN < lãi suất thị trường mở < Lãi suất tái cấp vốn của NHNN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lãi suất thị trường liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng thương mại thực hiên vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng trong trường hợp các

ngân hàng thiếu vốn tạm thời mà chưa đến phiên giao dịch thị trường mở. Vì vậy lãi suất thị trường liên ngân hàng luôn giao động xung quanh lãi suất thị trường mở và bị phụ phụ thuộc vào lãi suất tái cấp vốn của NHNN, tức là phụ thuộc vào lãi suất tái chiết khấu hoặc lãi suất cho vay qua đêm. Lãi suất thị trường liên ngân hàng có vai trò chi phối lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các TCTD đối với nền kinh tế theo hướng: lãi suất tiền gửi tại NHNN < lãi suất huy động < lãi suất thị trường liên ngân hàng < lãi suất cho vay < lãi suất chiết khấu tại NHNN.

Như vậy cơ chế điều hành hệ thống lãi suất chỉ đạo này là sự tác động gián tiếp của lãi suất tái cấp vốn của NHNN đến lãi suất tín dụng của các TCTD đối với nền kinh tế thông qua lãi suất trung gian của nghiệp vụ thị trường mở và thị trường liên ngân hàng. Khi đó NHNN thực sự đã sử dụng các biện pháp kinh tế để tác động và điều hành lãi suất thị trường thay thế các biện pháp mang tính can thiệp hành chính. Lãi suất cho vay tái cấp vốn của NHNN và lãi suất tiền gửi tại NHNN là hai mức lãi suất mà NHNN có thể chủ động đưa ra phù hợp với mục tiêu của mình nhưng lại có tác động định hướng cho lãi suất thị trường tiền tệ và như vậy thì sẽ

Một phần của tài liệu Thực trạng tác động của cơ chế lãi suất thị trường đối với nền kinh tế (Trang 39)