III/ Tổng nguồn vốn huy
b/ Nguyên nhân chủ quan.
3.1. Mục tiêu, phương hướng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
thương tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
Bối cảnh nền kinh tế đang trong xu thế hội nhập, một mặt tạo nhiều cơ hội cho các Ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp hoạt động, nhưng mặt khác cũng tạo ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế nước ta. Tỉnh Nam Định so với cả nước vẫn là một tỉnh kinh tế chậm phát triển , thu nhập bình quân đầu người còn thấp, môi trường đầu tư còn gặp nhiều khó khăn. Do đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định phải nỗ lực phấn đấu hết mình cả về chuyên môn nghiệp vụ và phong cách ứng xử văn minh vì sự phát triển phồn thịnh của chi nhánh nói riêng và của Ngân hàng công thương Việt Nam nói chung.
Xác định rõ khó khăn cơ bản trên, Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định đã đề ra những mục tiêu, phương hướng hoạt động trong thời gian tới như sau:
Tiếp tục bám sát Nghị quyết XVI Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định, sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, bám sát định hướng phát triển ba vùng kinh tế trên địa bàn tỉnh để chủ động đầu tư mở rộng thị phần của Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định.
Đẩy mạnh công tác huy động vốn, đa dạng hoá các loại hình tiền gửi dân cư, giao chỉ tiêu cho từng điểm huy động vốn để phấn đấu, tích cực tiếp thị để khai thác các nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế – xã hội, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo về các tiện ích Ngân hàng, mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng phục vụ. Gắn với hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng để huy động tối đa nguồn vốn trong dân, nhất là nguồn vốn trung dài hạn cả Việt Nam đồng và ngoại tệ, phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn huy động từ 18%-20% so với năm 2004.
Tập trung nguồn vốn đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, đặc biệt là những ngành kinh tế mũi nhọn có tính đột phá như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu. Trên cơ sở đó, lựa chọn các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi của mọi thành phần kinh tế để tiếp tục cho vay phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phục vụ ba chương trình kinh tế của tỉnh. Khai thác triệt để tiềm năng, nguồn lực và lợi thế để tăng cường dư nợ với tốc độ cao và đảm bảo chất lượng. Không có nợ quá hạn mới phát sinh, phấn đấu tăng trưởng dư nợ lành mạnh từ 15%-18% so với năm 2004.
Nâng cao trình độ thẩm định của các chi nhánh bộ tín dụng để có thể làm tốt công tác tư vấn cho khách hàng. Thực hiện tốt công tác phân loại khách hàng để có chính sách phù hợp. Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác thanh toán, kể cả thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện tốt chế độ kiểm toán tài chính, thu hút khách hàng ngày càng nhiều nhằm mở rộng thị phần trong kinh doanh đối ngoại và nâng cao uy tín của Ngân hàng.
Tăng cường và phát huy vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nâng cao chất lượng kiểm soát tín dụng, thanh toán, hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót trong nghiệp vụ để ngăn ngừa những rủi ro sai phạm trong hoạt động tín dụng cũng như trong các hoạt động chuyên môn khác.
Thường xuyên nâng cao trách nhiệm và phong cách giao dịch của cán bộ kho quỹ, thực hiện nghiêm túc các quy định trong thu chi, vận chuyển và bảo quản tiền.
Triển khai hoàn thiện và đưa vào sử dụng chương trình dịch vụ rút tiền tự động qua máy ATM tạo bước đột phá trong lĩnh vực công nghệ hiện đại trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡngcán bộ cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ, lý luận chính trị; chú trọng nâng cao phẩm chất đạo đức của người cán bộ Ngân hàng. Sắp xếp, bố trí, phân công nhiệm vụ cho phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy được hiệu quả trong công tác. Cải cách thủ tục hành chính, tạo sự bình đẳng giưa Ngân hàng và khách hàng cùng song hành trên con đường kinh doanh ngày càng phát triển và có hiệu quả hơn.
Phấn đấu nâng cao mức thu nhập để không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
Như vậy, với những mục tiêu, phương hướng cụ thể mà Ngân hàng đã đặt ra,