Kết quả đạt được.

Một phần của tài liệu Thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 53)

III/ Tổng nguồn vốn huy

2.4.1.Kết quả đạt được.

Do sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám đốc cũng như những nỗ lực cố gắng của toàn thể CBCNV trong việc mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, trong thời gian qua, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định đã đạt được những kết quả nhất định:

+) Thanh toán không dùng tiền mặt luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thanh toán.

+) Tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng với chất lượng tốt, quá trình xử lý nghiệp vụ được thực hiện nhanh gọn, kịp thời, chính xác, không để xảy ra sai sót, do vậy luôn được khách hàng tin cậy.

+) Thái độ phục vụ khách hàng của CBCNV Ngân hàng được nâng cao, thể hiện ở sự tận tình, chu đáo, cởi mở khi giao dịch, tiếp xúc với khách hàng, mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái và yên tâm cho khách hàng.

+) Chi nhánh đã duy trì và tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng, kịp thời khai thác thông tin giao dịch hàng ngày trên mạng hiện có.

+) Bên cạnh đó, Ngân hàng luôn thực hiện nghiêm chỉnh các quy chế về chứng từ, thanh toán, quỹ tiền mặt và khả năng thanh toán, tạo nên được niềm tin đối với khách hàng.

Trên đây là một số kết quả mà chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định đã đạt được trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt, trên cơ sở đó, chi nhánh tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình, tạo thuận lợi cho việc mở rộng và

phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở địa phương trong những năm tiếp theo.

2.4.2. Tồn tại.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định vẫn còn những tồn tại, hạn chế sau:

+) Đối tượng thanh toán qua Ngân hàng còn hẹp, chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh, công ty cổ phần, các cơ quan Nhà nước; khu vực tư nhân chưa hoặc rất ít người sử dụng các hình thức thanh toán qua Ngân hàng, trong khi đây là thị trường rộng chiếm 70% thu nhập quốc dân.

+) Thủ tục thanh toán còn phức tạp, chưa thuận tiện. Các thể thức thanh toán còn hạn chế, chưa đa dạng để phù hợp với nền kinh tế thị trường.

+) Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có mặt còn lạc hậu, chưa thể hiện được đây là một phương thức thanh toán hiện đại của nền kinh tế.

+) Môi trường pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt chưa hoàn chỉnh nên việc phân định trách nhiệm của các bên tham gia thanh toán chưa có cơ sở để xử lý khi có tranh chấp hoặc mất mát tài sản.

Đó là những mặt còn bất cập trong thanh toán không dùng tiền mặt ở chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định. Để khắc phục những vấn đề này, Ngân hàng cần tìm hiểu, nghiên cứu những nguyên nhân tồn tại, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để có thể đưa ra các giải pháp tác động tích cực, hữu hiệu đến việc mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 53)