Lợi nhuận là mục tiêu theo đuổi của bất cứ đơn vị kinh doanh nào và ngân hàng không phải là ngoại lệ. Việc phân tích chi phí và thu nhập của bản thân ngân hàng thực chất là để có một cái nhìn tổng quan nhất về tình hình hoạt động để các nhà quản tri ngân hàng có thể đưa ra các biện pháp nhằm tăng thu giảm chi, nâng cao dược lợi nhuận - mục tiêu cuối cùng mà bất cứ ngân hàng nào cũng theo đuổi.
Bảng 2.4 Tình hình lợi nhuận của VCB Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 2008/2007 Số tuyệt đối % Tổng thu 634,910 700,769 707,298 6,529 0,932 Tổng chi 497,977 588,343 599,868 11,525 1,196
Chênh lệch thu chi 136,933 112,426 107,430
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội qua các năm)
Nhìn vào bảng lợi nhuận của VCB Hà Nội ta thấy lợi nhuận sụt giảm qua 3 năm. Trong khi năm 2007, lợi nhuận trước thuế bằng 112,426 tỷ thì đến 2008 sau khi lấy thu – chi thì lợi nhuận thu được là 107, 430 tỷ. Như vậy từ 2006-2008 lợi nhuận đã giảm 29,503 tỷ; tương đương với số tương đối là 2,15 %. Điều này có thể lý giải do những biến động kinh tế - xã hội, khiến tốc độ tăng thu không cao, mặt khác chi nhánh đang đầu tư vào tài sản cố định (trụ sở Nguyễn Du) làm chi phí năm 2007 tăng nhanh.
ROA của chi nhánh qua 2 năm 2007 và 2008 lần lượt là ROA2007 = 112,426/8088 = 1,39%
ROA2008 = 107,430/8249 = 1,30%
Ta có thể thấy ROA của ngân hàng qua 2 năm khá ổn định, và đều ở mức cao. Đây được xem như một dấu hiệu tốt về hoạt động của ngân hàng.
Qua khảo sát công tác phân tích lợi nhuận ở Vietcombank ta có thể thấy phương pháp chủ yếu mà nhà quản trị Vietcombank sử dụng khi phân tích là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ để tính toán sự thay đổi của tổng lợi nhuận qua các năm đồng thời tính toán và so sánh một vài tỷ lệ phản ánh lợi nhuận của ngân hàng là ROA. Tuy nhiên, sự đánh giá còn sơ sài và phương pháp phân tích được sử dụng còn chưa hiệu quả, nhà quản trị không thể sử dụng được phương pháp Dupont
do đặc thù Vietcombank Hà Nội là một chi nhánh của một NHTM, do đó việc xác định các chỉ tiêu có liên quan để nghiên cứu các nhân tố tác động làm thay đổi ROA, ROE như vốn chủ sở hữu, lợi nhuận ròng là rất khó khăn. Do vậy khó có thể sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó đến hai chỉ tiêu ROA và ROE. Vì vậy, kết quả phân tích còn sơ sài và không hiệu quả.