Quá trình thành lập và phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại Chi Nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội (Trang 25 - 30)

Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội thành lập ngày 01/03/1985, là thành viên trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, được Nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạng I.

Hơn 20 năm phát triển và trưởng thành, NHNT Hà Nội đã khẳng định vị thế quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Thủ đô, cung cấp các dịch vụ ngân hàng tài chính đa dạng và hiện đại đến mọi tổ chức kinh tế, cá nhân và các tổ chức tín dụng.

Là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ tự động hoá cao: VCB ONLINE, thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống máy rút tiền tự động ATM Connect 24… hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới đại lý trên 1400 Ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng.

Với 11 điểm giao dịch và trụ sở chính tại 344 Bà Triệu, NHNT Hà Nội luôn luôn là địa chỉ “tin cậy nhất cho lựa chọn tài chính của khách hàng”, đã vinh dự đón nhận các danh vị như: Huân chương Lao động hạng Ba, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng tốt nhất Việt Nam nhiều năm liền…

B A N G M Đ C Tiến sĩ Nguyễn Xuân Luật Giám đốc Phụ trách chung và Ngân hàng bán buôn C Á C H I Đ N G Hội đồng xử lý rủi ro C Á C P H Ò N G N G H IỆ P V P. Quan hệ khách hàng C Á C P H Ò N G G IA O D ỊC H PGD số 1 P. Tổng hợp PGD số 2 P. Thanh toán xuất

nhập khẩu Hội đồng Tín dụng PGD số 3 P. Hành chính nhân sự Bà Trịnh Thị Đức Phó giám đốc Phụ trách Ngân hàng bán lẻ và Quản trị rủi ro

P. Kiểm tra nội bộ PGD số 4

Hội đồng Lương P. Quản lý rủi ro PGD số 5 P. Dịch vụ Ngân hàng PGD số 6 P. Thanh toán thẻ PGD số 7

Hội đồng Thi đua

P. Tín dụng thể nhân Bà Nguyễn Thị Kim Liên Phó giám đốc Phụ trách Quản lý tài chính và nội bộ

P. Ngân quỹ PGD Yết Kiêu P. Kế toán tài chính PGD Bát Đàn Hội đồng Miễn giảm lãi P. Quản lý nợ PGD Hoàng Mai P. Tin học Quầy GD Nội Bài

Ban giám đốc:

Ban giám đốc là cơ quan có quyền lực cao nhất trong chi nhánh. Ban giám đốc tiếp nhận các chính sách của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và hướng dẫn cac phòng ban thực thi chính sách. Dựa vào phương hướng, mục tiêu của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đề ra mà định hướng hoạt động cho chi nhánh của mình. Ban giám đốc ra các chính sách cụ thể cho chi nhánh của mình, thực hiện quyền quản trị chung và quản lí chung về tình hình hoạt động, kinh doanh của chi nhánh. Đưa ra các chính sách về nhân sự, kế hoạch kinh doanh và xét duyệt các đề án.

Phòng quan hệ khách hàng:

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp có quan hệ giao dịch với khách hàng có quan hệ với khách hàng bao gồm khách hàng là doanh nghiệp và là cá nhân, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới tín dụng, quản lí các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.Thực hiện quảng cáo tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.

Phòng tổng hợp:

Lập kế hoạch & báo cáo kinh doanh cho chi nhánh; Theo dõi và kiểm tra thực hiện kế hoạch của các phòng giao dịch trên toàn chi nhánh; Quản lý, khai thác hệ thống báo cáo thống kê Ngân hàng.

Phòng thanh toán xuất nhập khẩu:

Thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế của hệ thống Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. Thực hiện mối quan hệ quốc tế với các Ngân hàng khác. Thực hiện các dịch vụ đối ngoại khác. Dịch thuật các chứng từ, tài liệu liên quan đến lãnh vực thanh toán quốc tế cho Ngân hàng và khách hàng.

Tham gia nghiên cứu soạn thảo hoặc chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, quy chế nghiệp vụ của Ngân hàng. Kiểm tra nghiệp vụ Ngân hàng trong toàn chi nhánh và các phòng giao dịch trên cơ sở các văn bản chế độ của Ngân hàng Nhà nước và các quy trình, quy chế của Ngân hàng.

Phòng quản lý rủi ro:

Có chức năng thiết lập quy trình đánh giá rủi ro tín dụng; Xây dựng báo cáo phân tích tín dụng và các loại giới hạn tín dụng; Theo dõi, quản lý danh mục đầu tư tín dụng; Quy trình phân tích rủi ro theo ngành, lĩnh vực kinh tế từng sản phẩm và danh mục đầu tư; Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phục vụ cho việc đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro tín dụng; Quản lý các khoản nợ xấu, cảnh báo sớm các khoản vay có vấn đề; Tham gia xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; Tổ chức các khóa đào tạo/hội thảo cho cán bộ trong Ngân hàng về quy trình quản lý tín dụng, rủi ro tín dụng; Tổ chức thực hiện việc quản lý các dữ liệu liên quan đến rủi ro một cách chính xác và hiệu quả; Giám sát các hạn mức rủi ro và lập báo cáo các định kỳ cho Ban Giám đốc.

Phòng hành chính nhân sự:

Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện các công tác tổ chức cán bộ, đào tạo cán bộ theo chủ trương chính sách của nhà nước và của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Phòng dịch vụ ngân hàng:

Cung cấp những dịch vụ ngân hàng truyền thống, theo dõi việc thực hiện các dịch vụ đang được triển khai, nghiên cứu và tham mưu cho ban giám đốc những dịch vụ mới.

Phòng thanh toán thẻ:

Phụ trách các dịch vụ liên quan đến thẻ như tiến hành mở rộng khách hàng dùng thẻ và các đơn vị chấp nhận thẻ, phát triển các loại hình thẻ mới, quản lý các

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạt động thanh toán qua thẻ, tiến hành cấp lại thẻ…, đồng thời phối hợp với hệ thống thông tin bảo mật an toàn cho chủ thẻ.

Phòng tín dụng thể nhân:

Xem xét các hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ tín dụng, đồng thời tổ chức kiểm soát, theo dõi tình hình dư nợ, thu hồi nợ và đề xuất các giải pháp liên quan đến việc thu nợ…

Phòng ngân quỹ:

Phòng ngân quỹ là phòng nghiệp vụ quản lí kho quỹ an toàn ,quản lí tiền mặt theo quy định của ngân hàng nhà nước và ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các giao dịch viên; thu tiền mặt cho các doanh nhgiệp có chi tiền mặt lớn. Tham mưu cho giám đốc về điều hành tiền mặt hàng ngày đảm bảo an toàn, có hiệu quả.

Phòng kế toán tài chính:

Là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng. Tham mưu cho giám đốc và tổ chức thực hiện công tác tài chính, chi tiêu nội bộ; thực hiện công tác hạch toán kế toán .Cung cấp các dich vụ ngân hàng liên quan tới nghiệp vụ thanh toán, xử lí hạch toán giao dịch. Xử lí và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy; quản lí quỹ tiền mặt đến các thanh toán viên theo đúng quy định của nhà nước và ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.

Phòng quản lý nợ:

Có chức năng quản lý số liệu, thông tin về hồ sơ, khoản nợ, tiến trình giải quyết hồ sơ, v.v. đảm bảo việc theo dõi, quản lý hồ sơ chặt chẽ, phục vụ công tác thống kê, báo cáo khi cần thiết.

Phòng tin học:

Thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin; phụ trách hệ thống tin học trong toàn hệ thống; giải quyết các sự cố phát sinh liên quan đến hệ thống phần mềm, mạng…; tư vấn cho Ban Giám đốc và triển khai việc sử dụng các hệ thống phần mềm mới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại Chi Nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội (Trang 25 - 30)