Thực hiện tốt công tác kiểm toán hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 86 - 87)

- Chi phí nhận việc

3.2.2.5 Thực hiện tốt công tác kiểm toán hoạt động thanh toán quốc tế

Cũng giống như tình trạng chung tại các NHTM hiện nay, thời gian qua, công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ thường chú trọng đến công tác tín dụng, công tác kế toán, ngân quỹ, chưa có một chương trình kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất chuyên sâu lĩnh vực thanh toán quốc tế. Trong khi đó, thanh toán quốc tế là một trong những lĩnh vực hoạt động quan trọng của một ngân hàng quốc tế thì hoạt động này cũng cần có sự quan tâm, giám sát của ngân hàng, nhất là trong thời đại hội nhập quốc tế ngày nay. Để công tác kiểm toán nội bộ trong lĩnh vực thanh toán quốc tế phát huy được vai trò của mình và góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động thanh toán quốc tế thì cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, để kiểm toán hoạt động thanh toán quốc tế, cần xây dựng một quy trình kiểm toán cụ thể, đi sâu kiểm tra quy trình nghiệp vụ của các phương thức thanh toán quốc tế, đặc biệt là phương thức TDCT để qua đó vừa có thể nắm bắt được nghiệp vụ chuyên môn này, vừa giúp ban lãnh đạo ngân hàng phát hiện kịp thời sai sót để có biện pháp khắc phục, vừa có thể nghiên cứu đối chiếu với các văn bản pháp luật hiện hành mà có tham mưu đề xuất tốt cho ban lãnh đạo ngân hàng.

Thứ hai, bộ phận kiểm tra nội bộ cần phát huy tính tự lực, tích cực, chủ động trong nghiên cứu toàn diện các lĩnh vực nghiệp vụ ngân hàng.

Thứ ba là, cán bộ kiểm tra, kiểm toán nội bộ cần được đào tạo toàn diện các mặt nghiệp vụ, cần đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực TTQT, được cọ sát thực tế thông qua luân chuyển cán bộ, cán bộ trước khi bố trí vào công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ phải được phân công làm công tác TTQT một thời gian để nắm bắt thực tế. Chỉ khi được trang bị một kiến thức về cả lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực TTQT thì bộ phận kiểm tra, kiểm soát mới mạnh dạn xây dựng chương trình kiểm toán cho hoạt động này.

Thứ tư là, ban lãnh đạo SGDI cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ phát huy vai trò và chức năng của mình, thực sụ là một bộ phận tư vấn hữu ích cho ban lãnh đạo ngân hàng trong quá trình thực hiện mục tiêu, chiến lược kinh doanh.

Tóm lại, sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là mục tiêu chủ yếu của hoạt động kiểm toán nội bộ. Trong đó, an toàn và hiệu quả trong lĩnh vực TTQT là một trong những tiêu chí để đánh giá khả năng hội nhập quốc tế về ngân hàng. Vì vậy, để tránh được những rủi ro trong TTQT có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng trên thương trường quốc tế, hoạt dộng kiểm toán nội bộ phải xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm toán hoạt động TTQT nói riêng và kiểm toán toàn diện tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng nói chung. Bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ phải ngày một nâng cao về chất, phát triển về lượng nhằm đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực sự là một công cụ quản lý có hiệu quả của ban lãnh đạo ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)