Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 34 - 35)

* Môi trường kinh tế trong nước

Hoạt động TTQT theo phương thức TDCT là một hoạt động kinh doanh liên quan đến hoạt động ngoại thương vì vậy nó tất yếu chịu sự tác động của môi trường kinh tế trong nước. Môi trường kinh tế trong có vai trò rất lớn đối với hoạt động TTQT, vì chỉ với một môi trường kinh tế phát triển ổn định thì hoạt động TTQT mới phát triển được, mới nâng cao được hiệu quả của nó, mới phát huy hết vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế đất nước.

* Môi trường chính trị

Là một yếu tố thuộc tầm vĩ mô, môi trường chính trị cũng có ảnh hưởng tới hoạt động TTQT. Trước hết, môi trường chính trị có ổn định thì các hoạt động kinh tế mới có thể phát triển được, từ đó hoạt động TTQT mới có thể phát triển và hoạt động có hiệu quả. Hơn nữa, môi trường chính trị ở đây còn được thể hiện qua hoạt động ngoại giao, quan hệ của nước ta với các tổ chức quốc tế, các nước trên thế giới, đây là một điều kiện quan trọng cho hoạt động ngoại thương phát triển, từ đó thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển theo. Môi trường chính trị không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng mà nó còn ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

* Môi trường pháp lý

Bất kỳ một hoạt động nào cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật, một hành lang pháp lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho hoạt động TTQT diễn ra thuận lợi và thúc đẩy nó phát triển, ngược lại một môi trường pháp lý còn nhiều bất cập không

những không tạo điều kiện cho hoạt động TTQT phát triển mà nó còn kìm hãm sự phát triển của hoạt động TTQT. Một hệ thống pháp lý chặt chẽ sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng, tạo được sự phát triển ổn định trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.

* Môi trường tài chính quốc tế

TTQT là một lĩnh vực của tài chính quốc tế, vì vậy môi trường tài chính quốc tế có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động TTQT, đặc biệt là hoạt động TTQT theo phương thức TDCT. Những biến động trên thị trường tài chính quốc tế sẽ tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới hoạt động TTQT của bất kỳ một ngân hàng nào. Các cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế không chỉ ảnh hưởng đến một vài nước mà nó có thể ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống tài chính của các nước, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì sự tác động đó còn có tính chất dây chuyền càng mạnh mẽ, từ đó có thể gây thiệt hại cho các ngân hàng và thậm chí có thể làm sụp đổ hệ thống ngân hàng.

* Sự ổn định của đồng tiền thanh toán

Sự ổn định của đồng tiền thanh toán dùng trong TTQT cũng có tác động rất lớn tới hoạt động TTQT, đặc biệt là hoạt động thanh toán L/C vì hoạt động liên quan nhiều nhất tới đồng tiền thanh toán. Một đồng tiền thanh toán ổn định sẽ tạo tâm lý an tâm cho cả khách hàng lẫn ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình. Và một điều chắc chắn chỉ một đồng tiền thanh toán ổn định mới đem lại hiệu quả cho hoạt động TTQT, sự bất ổn của đồng tiền thanh toán có thể gây ra những tổn thất không lường được cho ngân hàng trong hoạt động thanh toán L/C.

* Năng lực kinh doanh của khách hàng

TTQT là một dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vì vậy yếu tố khách hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với TTQT. Đối với hoạt động TTQT theo phương thức TDCT thì tình hình tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra hiệu quả thanh toán. Nó không chỉ tác động tới doanh số và lợi nhuận của hoạt động TTQT theo phương thức TDCT mà nó còn ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)