Kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 72 - 73)

- Chi phí nhận việc

2.3.2 Kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam

tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam

Với mạng lưới đại lý là 623 ngân hàng trong khu vực và trên thế giới nhằm đảm bảo giao dịch thuận tiện và giảm thiểu rủi ro, từng bước một Sở giao dịch I đã chứng tỏ được khả năng, thế mạnh của mình so với các ngân hàng khác trên đại bàn Thủ Đô trong lĩnh vực TTQT. Ngoài những thị trường trọng điểm như: Châu á, Châu Âu, Sở giao dịch I còn hướng ra các thị trường tiềm năng như Châu Mỹ và khai thác thêm cả thị trường Châu Phi và Trung Đông, phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Hoạt động TTQT theo phương thức TDCT những năm qua đã đạt được những kết quả khá khả quan, doanh số TTQT theo phương thức TDCT đã tăng nhanh qua các năm, đem lại một nguồn lợi nhuận lớn cho Sở giao dịch I, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận theo doanh số những năm qua đều tăng cao, điều đó chứng tỏ hiệu quả TTQT theo phương thức TDCT trong những năm qua đã được nâng lên đáng kể.

Hoạt động TTQT theo phương thức TDCT không chỉ tăng về doanh số, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận mà còn được cải thiện nhiều về chất lượng, thể hiện qua kỹ

năng xử lý các nghiệp vụ phức tạp liên quan tới các loại L/C dự phòng, L/C chuyển nhượng… Trình độ cán bộ làm công tác chuyên môn liên tục được nâng cao qua các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở trong nước và nước ngoài.

Các hoạt động TTQT khác để hỗ trợ hoạt động TTQT theo phương thức TDTC trong những năm qua cũng đạt được những kết quả tốt. Sự phát triển các nghiệp vụ TTQT của Sở giao dịch I qua những năm qua gắn liền với sự tăng trưởng các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến ngoại tệ như: vay và cho vay trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn trong và ngoài nước, đầu tư tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán sec, thẻ , chi trả kiều hối… các nghiệp vụ này góp phần tạo ra sự thay đổi về cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong quan hệ với khách hàng trong nước và quốc tế.

Năm 2001 là năm đánh dấu chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của NHCTVN cũng như Sở giao dịch I. Đây cũng là thời gian xây dựng nền tảng công nghệ và bước đầu triển khai có hiệu quả các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế trong đó có nghiệp vụ TTQT theo phương thức TDTC, thông qua đó xây dựng hình ảnh và nâng cao uy tín của Sở giao dịch I trên thị trường trong nước và quốc tế. Năm 2003, để mở rộng thu hút khách hàng, qua đó phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ mới trong lĩnh vực TTQT, Sở giao dịch I đã được NHCTVN chọn là đơn vị thí điểm thực hiện chương trình hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán (INCAS) dưới sự tài trợ của WB và qua giai đoạn I, chương trình đã chứng minh được những lợi thế hơn hẳn của nó trong hoạt động TTQT so với hoạt động TTQT theo mô hình cũ.

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)