Những hạn chế, vướng mắc ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ và những nguyên nhân chủ

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 73 - 77)

- Chi phí nhận việc

2.3.3. Những hạn chế, vướng mắc ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ và những nguyên nhân chủ

toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ và những nguyên nhân chủ yếu

* Các hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì trong những năm qua hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Sở giao dịch I cũng bộc lộ nhiều những hạn chế cần phải có giải pháp khắc phục để hoạt đọng này thực sự có hiệu quả. Sau đây là một số hạn chế, vướng mắc chính:

 Vẫn xảy ra các rủi ro thường thấy trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT như sự từ chối thanh toán của bên nhập khẩu do sự không hoàn hảo của bộ chứng từ…

 Các dịch vụ ngân hàng quốc tế hỗ trợ cho hoạt động TTQT theo phương thức TDCT trong những năm qua đã được quan tâm và phát triển mạnh nhưng vẫn chưa thực sự hỗ trợ một cách có hiệu quả tốt nhất cho hoạt động TTQT theo phương thức TDCT. Các loại hình L/C mới đã được đưa vào sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng và đem lại hiệu quả cao hơn trong thanh toán như L/C dự phòng, L/C chuyển nhượng nhưng do các nghiệp vụ này khá phức tạp nên chúng vẫn chưa đựoc sử dụng rộng rãi.

 Hoạt động marketing chưa đem lại hiệu quả tích cực đối với việc nâng cao uy tín của Sở giao dịch I trên thị trường, để từ đó giúp khách hàng có thể tiếp cận được với các dịch vụ TTQT của Sở.

 Doanh số và lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT trong năm 2002 và năm 2003 có xu hướng chững lại, thậm chí năm 2003 còn giảm mạnh. Tỷ trọng thu phí hoạt động TTQT trong tổng thu nhập còn rất thấp (chỉ khoảng 4%).

 Chất lượng dịch vụ TTQT theo phương thức TDCT chưa cao, chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế

 Sức cạnh tranh trong lĩnh vực TTQT của Sở giao dịch I trên thị trường còn thấp, nhất là trước sự cạnh tranh của một ngân hàng có tính truyền thống và uy tín trong lĩnh vực này như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, bên cạnh đó là sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài trên địa bàn Hà Nội, các ngân hàng thương mại cổ phần đang hết sức năng động trong xu thế hội nhập và phát triển.

 Mạng lưới ngân hàng địa lý còn ít chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách hàng, hiện nay Sở giao dịch I mới đặt quan hệ địa lý với trên 600 ngân hàng tại 61 quốc gia trên thế giới, trong khi đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có quan hệ địa lý với khoảng trên 1000 ngân hàng.

* Những nguyên nhân chủ yếu

 Hoạt động quản trị rủi ro tại ngân hàng trong những năm qua chưa được quan tâm đúng mức, chưa được đánh giá đúng vai trò, ảnh hưởng của nó tới hoạt động TTQT theo phương thức TDCT, do đó các rủi ro thường thấy vẫn xảy ra.

 Trình độ cán bộ trong lĩnh vực TTQT tuy đã được nâng lên về nghiệp vụ nhưng chưa đáp ứng nhu cầu về vi tính, ngoại ngữ nên khi áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại còn gặp nhiều khó khăn. Số cán bộ đang phải học chuyển đổi từ Cao đẳng sang Đại học rất đông nên cũng ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Một số ít nhân viên chưa ý thức đầy đủ về nhiệm vụ kinh doanh cũng như chưa chấp hành kỷ luật lao động, phong cách, thái độ giao tiếp với khách hàng đôi khi còn làm ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng.

 Cơ sơ vật chất, kỹ thuật, trụ sở làm việc còn chật chội chưa đáp ứng được yêu cầu của một ngân hàng hiện đại.

 Chưa khai thác được tối đa công nghệ ngân hàng hiện đại nên hiệu quả hoạt động còn chưa cao.

 Công tác điều tra, theo dõi thị trường, nắm bắt xu hướng phát triển của nền kinh tế và nhu cầu thị hiếu của khách hàng tuy đã quan tâm, phát triển tốt nhưng chưa thường xuyên, việc chủ động xây dựng kế hoạch tiếp cận khách hàng đã có nhưngiảm chưa quan mạnh để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.

 Công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ hoạt động TTQT chưa thụa sự được quan tâm đúng mức.

 Các nguyên nhân khách quan

 Tình hình kinh tế trên thế giới trong thời gian vừa qua có nhiều biến động, đặc biệt là sự suy yếu của một số nền kinh tế lớn như Mỹ đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động TTQT của các ngân hàng thương mại nói chung và của Sở giao dịch I nói riêng.

 Đối với phương thức thanh toán L/C, việc thanh toán của ngân hàng dựa trên bộ chứng từ hoàn hảo_ phù hợp với điều khoản và điều kiện của L/C – không căn cứ vào hàng hoá đã nhận hay chưa nhận. Nhưng quan điểm về sự phù hợp của bộ chứng từ giữa các ngân hàng hiện nay chưa nhất quán.

 Các văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoả của Chính phủ và các ngân hàng liên quan chưa đồng bộ.

 Chưa có một luật riêng của Việt Nam trong việc điều chỉnh các phương tiện TTQT.

 Việc áp dụng phương thức thnah toán TDCT trong TTQT và trong nước được xử lý theo hai nguồn văn bản khác nhau, trong TTQT áp dụng theo thông lệ quốc tế là UCP500, còn phương thức thanh toán TDCT trong nước thì xử lý theo văn bản riêng của Ngân hàng Nhà nước.

 Trình độ hiểu biết của khách hàng trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT còn thấp.

 Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội cũng gây khó khăn lớn cho hoạt động TTQT của Sở giao dịch I.

 Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay, hoạt động TTQT ngày càng đa dạng và phức tạp hơn, do đó rủi ri ngày càng nhiều hơn và sự lừa đảo quốc tế tinh vi hơn nhiều cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động TTQT theo phưong thức TDCT tại các ngân hàng thương mại nói chung và tại Sở giao dịch I nói riêng.

Chương III

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – ngân hàng công thương việt nam

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)