Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành.
Về cơ bản, phương pháp tính giá thành bao gồm: phương pháp tính trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp hệ số,…Để tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành thì tuỳ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí- tính giá thành và mối quan hệ giữa chúng để có thể lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành nói trên.
Trong DN có thể áp dụng các phương pháp tính giá thành sau:
• Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn): Phương pháp này áp dụng cho các DN xây lắp có số lượng công trình, giai đoạn công việc ít nhưng có khối lượng sản xuất lớn, có đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trùng với đối tượng tính giá thành.Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính như sau:
Giá thành sản
phẩm xây lắp = dở dang đầu kỳ +Chi phí SXKD Chi phí SX phátsinh trong kỳ - dở dang cuối kỳChi phí SXKD
Phương pháp này áp dụng đối với các công trình- hạng mục công trình được chia thành nhiều giai đoạn thi công do đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các giai đoạn thi công nhưng đối tượng tính giá thành là các công trình- hạng mục công trình đã hoàn thành.
Khi đó, giá thành của toàn bộ công trình- hạng mục công trình đã hoàn thành được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn thi công. Cụ thể:
Z = Dđk + C1 + …+ Cn + Dck
Trong đó, Z là giá thành thực tế của toàn bộ công trình- hạng mục công trình Dđk, Dck là chi phí dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
C1,…Cn là chi phí sản xuất của từng giai đoạn. • Phương pháp tỷ lệ:
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm nhưng đối tượng tính giá thành lại là sản phẩm từng loại. Khi đó, kế toán căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phi sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc dự toán) của các công trình- hạng mục công trình liên quan.
Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành = Giá thành kế hoạch (dự toán) X Tỷ lệ giữa chi phí thực tế so với kế hoạch (dự toán)
Như vậy, để tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành ta có thể tính bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong DN xây lắp thì sản phẩm cuối cùng là các công trình- hạng mục công trình xây dựng xong và đưa vào sử dụng do đó hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là tính được giá thành của sản phẩm đó. Tuy nhiên, với đặc thù của ngành sản xuất xây lắp và phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành, trong kỳ kế toán có thể có một bộ phận công trình hoặc khối lượng hoàn thành được thanh toán với chủ đầu tư. Vì vậy, trong từng thời kỳ báo cáo ngoài việc tính giá thành các hạng mục công trình đã hoàn thành phải tính giá thành khối lượng công tác xây lắp hoàn thành và bàn giao trong kỳ.
Sau khi xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư kế toán ghi:
Nợ TK 632- giá vốn hàng bán
Có TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh .