ICSI (Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng) [4], [16]

Một phần của tài liệu Thành tựu của sinh sản hữu tính có hỗ trợ ở Việt Nam (Trang 30 - 33)

- Các biện pháp vừa kể sử dụng giao tử của chính bố và mẹ Nhưng khi các giao tử ấy, vì các lí do đã nêu ở trên, không sử dụng được,

2.6.ICSI (Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng) [4], [16]

Kể từ khi Louise Brown - đứa bé đầu tiên từ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm - ra đời năm 1978, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã không ngừng phát triển. Tuy nhiên, kỹ thuật IVF cổ điển còn một số mặt hạn chế như đòi hỏi chất lượng tinh trùng người chồng phải tương đối khá tốt, bất thường nhẹ hay trung bình. Do vậy, những bệnh nhân nam có chất lượng tinh trùng kém, rất kém, hoặc bất thường nặng hay thậm chí không có tinh trùng thì cơ hội làm cha gần như là không có. Mãi đến năm 1992, kỹ thuật ICSI lần đầu tiên được công bố đã thật sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, đem đến cơ hội làm cha mẹ cho không ít các cặp vợ chồng hiếm muộn do vấn đề người chồng.

* Thực hiện ICSI như thế nào? [4]

- ICSI (Intra-cytoplasmic sperm injection): Nghĩa là tiêm tinh trùng vào bào tương trứng. i

- Tinh trùng lấy được từ người chồng sẽ được xử lý đặc biệt để thu được một ít tinh trùng tốt nhất. Sau đó chuyên viên labo sẽ chọn lấy từng tinh trùng, giữ bằng một vi kim và tiêm trực tiếp vào bào tương trứng. Do trứng và tinh trùng rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được, tất cả quá trình trên đều đựơc thực hiện dưới kính hiển vi phóng đại hàng trăm lần. Vì vậy, đây là một kỹ thuật hết sức tinh

vi, đòi hỏi sự khéo léo của các chuyên viên labo.

- Sự thụ tinh sẽ được kiểm tra sau 16-18h kể từ khi thực hiện tiêm tinh trùng vào bào tương trứng. Phôi sẽ được chuyển vào buồng tử

cung người vợ vào ngày 2, ngày 3 hay ngày thứ 5 tùy thuộc vào từng trung tâm.

* ICSI được chỉ định trong trường hợp nào? [4]

- ICSI chủ yếu được chỉ định đối với các trường hợp vô sinh do nam : Tinh trùng rất ít, tinh trùng có độ di động kém, tinh trùng có hình dạng bất thường nặng, không tinh trùng do tắc nghẽn ống dẫn tinh, bất

sản ống dẫn tinh …

- Ngoài ra, ICSI còn được chỉ định đối với những trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân. Nghĩa là nếu người vợ có chức năng buồng trứng và vòi trứng bình thường. Người chồng có chất lượng tinh trùng khá tốt, nhưng vẫn không thể có thai. Người ta nghĩ rằng có một nguyên nhân nào đó mà khoa học chưa nghiên cứu được, làm cho tinh trùng không thể xâm nhập vào trứng. Tương tự đối với các trường hợp thực hiện IUI nhiều lần không có kết quả; hoặc kết quả thụ tinh kém hoặc không thụ tinh trong chu kỳ IVF trước đó. Những trường hợp này cũng sẽ được chỉ định ICSI. Những trường hợp hiếm muộn do vấn đề

từ người vợ như tắc ống dẫn trứng, bất sản ống dẫn trứng v.v.., mà khả năng buồng trứng vẫn còn hoạt động tốt; đồng thời tinh trùng người chồng khá tốt thì không cần phải áp dụng kỹ thuật ICSI để điều trị hiếm muộn, mà có thể áp dụng phương pháp khác như kỹ thuật IVF cổ điển.

* Khả năng thụ tinh của ICSI như thế nào? [4]

- Người ta thấy rằng khoảng 70-85% trứng được thực hiện ICSI sẽ được thụ tinh. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp xảy ra sau ICSI: Trứng bị tổn hại và chết, trứng không phát triển thành phôi mặc dù đã được tiêm tinh trùng vào bào tương trứng, phôi không phát triển. Khả năng có thai của các cặp vợ chồng được thực hiện kỹ thuật ICSI tương tự như đối với kỹ thuật IVF thông thường.

* Em bé sinh ra từ kỹ thuật ICSI sẽ như thế nào? [4]

Một phần của tài liệu Thành tựu của sinh sản hữu tính có hỗ trợ ở Việt Nam (Trang 30 - 33)