Công tác trắc địa 1 Mục đích:

Một phần của tài liệu Đánh giá điều kiện địa chất công trình nhà CT5-1 thuộc khu đô thị mới Mễ Trì Hạ-Từ Liêm-Hà Nội (Trang 35 - 38)

1. Mục đích

Nghiên cứu các tài liệu lưu trữ và những tài liệu đã được công bố lên quan đến khu vực nghiên cứu, hệ thống hóa và tổng hợp các tài liệu đó nhằm xác định phương pháp khảo sát thực địa cũng như trình tự phối hợp giữa chúng.

2. Nội dung và khối lượng tài liệu thu thập

Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật cần thu thập những tài liệu sau:

- Các tài liệu về vị trí địa lý tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội, giao thông khu vực nghiên cứu;

- Các tài liệu về đặc điểm địa hình địa mạo;

- Các tài liệu về địa tầng và tính chất cơ lý của các loại đất đá; - Các tài liệu về địa chất thủy văn;

- Thu thập các tài liệu về các công tác khoan thăm dò, tài liệu về thí nghiệm trong phòng và ngoài trời đã được tiến hành.

Ngoài ra ta còn thu thập các tài liệu về ĐCCT ở giai đoạn trước đã thực hiện như: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất đá, mặt cắt địa chất công trình theo tuyến…

II. Công tác trắc địa1. Mục đích: 1. Mục đích:

Công tác trắc địa nhằm mục đích đưa các điểm khảo sát từ bình đồ bố trí công trình thăm dò ra ngoài thực địa, xác định toạ độ các công trình thăm dò và đưa các công trình thăm dò từ thực địa lên bình đồ.

2. Khối lượng công tác:

Đưa các điểm khảo sát ĐCCT từ sơ đồ bố trí các công trình thăm dò ra ngoài thực địa. Khối lượng công tác định vị công trình khảo sát được trình bày trong bảng dưới.

Bảng III.1. Khối lượng công tác trắc địa

STT Dạng công tác Số lượng

1 Khoan thăm dò 9

3. Phương pháp tiến hành

Dùng máy kinh vĩ và máy thuỷ chuẩn để xác định.

Các bước tiến hành:

-Đưa các điểm thăm dò từ sơ đồ ra thực địa:

Để đưa các điểm thăm dò từ sơ đồ bố trí các công trình thăm dò ra ngoài thực địa, có thể sử dụng máy kinh vĩ, trên cơ sở các điểm gốc đã có thường là dựa vào 2 hố khoan đã tiến hành ở giai đoạn trước là BH7 (xBH7, yBH7, HBH7) và BH8 (xBH8, yBH8, HBH8).

Giả sử đưa hố khoan HK10 từ sơ đồ bố trí ra ngoài thực địa, cách tiến hành như sau: HK10 K1 K2 S2 S1

Hình 3.1: Sơ đồ để xác định hố khoan HK10 ngoài thực địa

β

Trước hết, ở trên sơ đồ, bằng phương pháp đồ giải xác định được tọa độ hố khoan HK10 (xHK10, yHK10) và khoảng cách tới hố khoan BH7 và BH8 tương ứng là S1 và S2. Đo góc HK10BH8BH7 (góc HK10BH7BH8) là α(β). Ngoài thực địa, đặt máy tại BH8 (BH7) ngắm về phía BH7 (BH81) sau đó quay ống kính một góc β(α), dùng thước thép đo một đoạn từ BH7(BH8) theo hướng tia ngắm bằng S1(S2), đầu mút của đoạn này là vị trí hố khoan HK10 cần xác định. Tiến hành tương tự đối với các điểm thăm dò khác.

Sau khi thi công xong cần tiến hành xác định lại tọa độ, cao độ các điểm thăm dò để đưa chúng lên sơ đồ. Cách xác định như sau:

-Xác định tọa độ:

Giả sử muốn xác định tọa độ HK10 ta dùng máy kinh vĩ, sử dụng phương pháp tọa độ vuông góc dựa vào 2 hố khoan giai đoạn trước là BH8 và BH7. Đặt máy tại BH8(BH7) sau đó ngắm về phía BH7(BH8) sau đó quay ống kính về phía HK10 được góc bằng α(β). Đo khoảng cách từ BH8(BH7) đến HK10. Từ đó xác định được góc phương vị αBH8HK10 theo công thức sau:

ΑBH8HK10 = αBH8BH7 + β - 180° (αBH8BH7 là góc phương vị của đoạn BH8BH7)

Tọa độ hố khoan HK10(xHK10, yHK10) được xác định theo công thức: xHK10 = xBH8 + S1.cosαBH8HK10

yHK10 = yBH8 + S1.cosαBH8HK10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: xBH8, yBH8: tọa độ hố khoan BH8

S1: chiều dài đoạn BH8HK10(được đo bằng thước dây Inva)

SV: Nguyễn Trọng Trường -37- Lớp: ĐCCT-ĐKTB - K54 β α HK10 BH7 BH8 S2 S1 αBH7HK10 α

-Xác định cao độ:

Muốn xác định cao độ hố khoan HK10 dựa vào hố khoan giai đoạn trước BH7. Đặt máy thủy chuẩn ở giữa HK10 và BH7. Dựng hai mia tại hai điểm HK10 và BH7. Ngắm về mia đặt tại HK10 đọc được số trên mia (a), quay ống kính về mia đặt tại BH7 đọc được số đọc (b). Từ đó xác định được chênh cao giữa hai điểm HK10 và BH7.

hHK10BH7 = (a) – (b)

Vậy cao độ điểm thăm dò HK10 được xác định theo công thức:

hHK10 = hHK10BH7 + hBH7

Trong đó: hBH7: cao độ của hố khoan BH7

Tiến hành tương tự như đối với các điểm thăm dò khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá điều kiện địa chất công trình nhà CT5-1 thuộc khu đô thị mới Mễ Trì Hạ-Từ Liêm-Hà Nội (Trang 35 - 38)