III. Công tác khoan thăm dò 1 Mục đích
5. Kỹ thuật thi công khoan
Trước khi khoan phải tiến hành công tác chuẩn bị. Xác định chính xác vị trí hố khoan, chuẩn bị dụng cụ khoan, dung dịch khoan. Sắp xếp đấy đủ dụng cụ khoan theo thứ tự nhất định để đảm bảo công tác lắp ráp được tiến hành nhanh chóng. Kiểm tra độ an toàn ở các mũi khoan, sau khi chuẩn bị tiến hành khoan với 3 cấp đường kính. Khoan mở lỗ với mũi Φ130 (từ 0,0m đến 1,5m), khoan hết đoạn đó rồi tiến hành hạ ống chống khoan với mũi Φ127 (từ 1,5m đến 4,0m), sau đó khoan với mũi khoan Φ91 từ 4,0m đến hết chiều sâu thiết kế mỗi hố khoan cụ thể.
Khi khoan đến độ sâu cần thí nghiệm SPT thì làm sạch đáy hố khoan bằng dung dịch sét bentonite rồi thả dụng cụ thí nghiệm xuống. Còn khi cần lấy mẫu, khoan gần đến độ sâu cần lấy mẫu khoảng 35 - 40cm thì tiến hành ép mẫu rồi lấy mẫu lên.
Khi khoan trong đất mềm rời cần mô tả các đặc điểm thành phần, màu sắc, trạng thái của đất loại sét, độ chặt của đất loại cát.
Khi khoan đào cần theo dõi chính xác chiều sâu để xác định được ranh giới địa tầng, phát hiện các lớp kẹp, thấu kính mềm yếu, theo dõi sự xuất hiện của mực nước dưới đất, xác định mực nước ổn định và bề dày tầng chứa nước, theo dõi công tác lấy mẫu thí nghiệm, thí nghiệm SPT thực hiện theo đúng các yêu cầu kỹ thuật.
Ngoài ra ta cần chú ý đến tốc độ khoan một cách chặt chẽ. Tùy thuộc vào độ chặt và trạng thái của đất mà tốc độ khoan có thể khác nhau, nên quan sát và ghi chép tốc độ khoan sẽ cung cấp thêm thông tin để đánh gia đất và xác định ranh giới địa tầng.