Chỉnh lý tài liệu, viết báo cáo 1 Mục đích

Một phần của tài liệu Đánh giá điều kiện địa chất công trình nhà CT5-1 thuộc khu đô thị mới Mễ Trì Hạ-Từ Liêm-Hà Nội (Trang 58 - 62)

1. Mục đích

Chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo là phần công việc cuối cùng của công tác khảo sát ĐCCT. Công tác này được thực hiện trong phòng nên còn được gọi là công tác nội nghiệp. Công tác chỉnh lý tài liệu được thực hiện để hệ thống hóa và hoàn chỉnh toàn bộ tài liệu thu thập được trong quá trình khảo sát, làm cơ sở cho việc lập báo cáo ĐCCT. Báo cáo là sản phẩm cuối cùng của công tác khảo sát ĐCCT.

2. Phân tích tổng hợp tài liệu

Hệ thống hóa và hoàn chỉnh các tài liệu thực địa như: Tài liệu các hố khoan thăm dò; tài liệu thí nghiệm ngoài trời; tài liệu phân tích thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý trong phòng. Từ kết quả thu được qua các thí nghiệm ngoài trời, dựa vào cơ sở lý thuyết để tính toán các thông số ĐCCT của đất đá.

Lập mặt cắt ĐCCT theo các tuyến điển hình, thành lập bản đồ ĐCCT và các bản đồ phụ trợ khác. Các tuyến được chọn để lập mặt cắt ĐCCT cần phản ánh được đầy đủ nhất đặc điểm ĐCCT của khu vực nghiên cứu. Trên các mặt cắt ĐCCT, địa tầng khu vực nghiên cứu được phân chia thành các lớp có đặc điểm thành phần thạch học, trạng thái và đặc tính ĐCCT tương tự nhau.

Xử lý bằng phương pháp thống kê toán học kết quả thí nghiệm trong phòng và ngoài trời, nhằm xác định các giá trị tiêu chuẩn và các giá trị tính toán của các đặc trưng cơ lý của các lớp đất đá, chọn sơ đồ tính toán ổn định cho công trình và thực hiện các tính toán cần thiết khác.

Phân tích, đánh giá toàn bộ các tài liệu để đưa ra các nhận xét, kết luận và kiến nghị.

Lập báo cáo ĐCCT gồm bản thuyết minh và các phụ lục kèm theo.

3. Nội dung báo cáo địa chất công trình

Báo cáo kết quả khảo sát ĐCCT là bản tổng hợp các kết quả khảo sát ĐCCT tại hiện trường và trong phòng tại địa điểm xây dựng, tham khảo các tài liệu ĐCCT khu vực lân cận. Báo cáo ĐCCT gồm các phần sau:

Mở đầu

- Nêu mụ đích yêu cầu và nhiệm vụ của công tác khảo sát;

- Khái quát điều kiện mặt bằng, đặc trưng kết cấu, tải trọng, số tầng nhà và các yêu cầu đặc biệt khác.

I. Phương án khảo sát

- Khối lượng, tiến độ công việc khảo sát, thí nghiệm; - Bố trí các đểm thăm dò;

- Các phương án khảo sát: Nêu rõ tiêu chuẩn hoặc cơ sở áp dụng để thực hiện các phương án khảo sát và thí nghiệm.

II. Điều kiện ĐCCT của đất nền

- Phân biệt, phân chia và mô tả đất, đá theo thứ tự địa tầng trong đó đề cập đến cả diện phân bố, thế nằm qua kết quả khảo sát;

- Nước dưới đất và các vấn đề liên quan đến thi công và ăn mòn, xâm thực đến vật liệu móng và công trình;

- Tổng hợp các tính chất cơ lý các lớp đất đá theo các loại thí nghiệm và lựa chọn giá trị đại diện phục vụ tính toán thiết kế nền móng;

- Trình bày rõ địa tầng, tính chất cơ lý của đất nền, đánh giá định tính và định lượng mức độ đồng đều của các lớp đất, đặc trưng độ bền và tính biến dạng của đất nền;

- Chỉ rõ các hiện tượng địa chất bất lợi đang hoặc có thể có, phân tích sự ổn định của đất nền dưới tác dụng của tải trọng;

- Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện địa chất thủy văn đối với công tác thi công nền móng, đánh giá sự ổn định của mái dốc, độ ăn mòn của nước đối với bê tông và bê tông cốt thép, đồng thời đưa ra phương án dự phòng;

- Nên có phân tích, khuyến cáo sử dụng hợp lý môi trường địa chất cho mục đích xây dựng công trình;

- Đánh giá sự ảnh hưởng công trình xây dựng với các công trình lân cận. IV. Kết luận chung và kiến nghị

V. Phần phụ lục

Phần phụ lục báo cáo gồm các bản đồ, mặt cắt, bản vẽ, bảng tính, biểu đồ. Các phụ lục cần thiết phải có:

- Mặt bằng bố trí các điểm thăm dò; - Các trụ địa tầng hố khoan;

- Mặt cắt ĐCCT: Các mặt cắt dọc, ngang trên đó thể hiện thứ tự tên gọi lớp, số hiệu lớp, ký hiệu đất, đá, nước dưới đất, biểu đồ thí nghiệm, giá trị cơ lý đại diện…;

- Bảng tổng hợp tính chất cơ lý theo lớp;

- Các biểu đồ thí nghiệm hiện trường và trong phòng; - Các biểu bảng khác liên quan đến kết quả khảo sát; - Tài liệu tham khảo.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian dài làm đồ án địa chất công trình chuyên môn, cùng với sự chỉ bảo tận tình của thầy cô trong bô môn ĐCCT đặc biệt là của cô giáo Tiến Sĩ:Tô Xuân Vu và sự góp ý đầy nhiệt tình của các bạn trong lớp, cuối cùng em đã hoàn thành đồ án của mình.

Trong quá trình làm đồ án, em đã được vận dụng những kiến thức đã được học trên giảng đường đại học vào để giải quyết nhiệm vụ thiết kế công trình cụ thể. Qua đó, em đã tích lũy được những kinh nghiệm cực kỳ quý báu và bổ ích. Từ đó tạo cơ sở cho việc hoàn thành những nhiệm vụ được giao sau này khi ra trường. Qua đồ án này, giúp chúng em có được nhiều kiến thức có thể tính toán thiết kế cho nhiều khu vực khác nhau, đánh giá được điều kiện ĐCCT cụ thể cho từng công trình, đưa ra giải pháp móng hợp lý cho công trình làm việc ổn định, tính toán đưa ra các biện pháp thăm dò phù hợp vừa đảm bảo yêu cầu kinh tế - kỹ thuật – khả thi.

Tuy nhiên, do kiến thức chuyên môn của chúng em còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm còn non yếu nên đã không tránh khỏi những sai sót. Em xin được sự chỉ bảo của các thầy cô và sự góp ý cụ thể của các bạn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn đắc biệt là Tiến Sĩ:Tô Xuân Vu đã nhiết tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 23 tháng 10 năm 2011

Sinh viên Tô Quân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tô Xuân Vu, Phạm Minh Tuấn, Nguyễn Văn Phóng, Bùi Trường Sơn, Phan Tự Hướng, Phạm Văn Minh, Nguyễn Thị Nụ. Đề tài đồ án môn học khảo sát địa chất công trình. Hà Nội, 2007.

2. PGS. TS. Lê Trọng Thắng. Các phương pháp nghiên cứu và khảo sát địa chất công trình. Nxb giao thông vận tải, 2003.

3. PGS. TS. Đỗ Minh Toàn. Đất đá xây dựng. Hà Nội, 2007.

4. PGS. TS. Tạ Đức Thịnh, PGS. TS. Nguyễn Huy Phương, GVC. Nguyễn Hồng, Ths. Nguyễn Văn Phóng. Nền và móng công trình. Nxb xây dựng, 2009.

5. PGS. TS. Tạ Đức Thịnh, PGS. TS. Nguyễn Huy Phương. Cơ học đất. Nxb xây dựng, 2002.

6. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 45 – 78. Thiết kế nền nhà và công trình. Hà Nội, 1979.

7. Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 259 – 2000. Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình. Hà Nội, 2001.

8. Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 194- 2006. Nhà cao tầng- công tác khảo sát địa kỹ thuật. Hà Nội, 2006.

Một phần của tài liệu Đánh giá điều kiện địa chất công trình nhà CT5-1 thuộc khu đô thị mới Mễ Trì Hạ-Từ Liêm-Hà Nội (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w