IV. Công tác lấy mẫu
2. Mẫu đất thí nghiệm a) Mục đích
a) Mục đích
Các mẫu lưu trữ được lấy để lưu trữ địa tầng hố khoan hay hố đào. Mẫu lưu trữ được sử dụng để đối chiếu hoặc so sánh trong quá trình chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo khảo sát ĐCCT, là tài liệu trực tiếp làm căn cứ nghiệm thu công tác khoan khảo sát cũng như kiểm tra khi cần thiết.
b) Khoảng cách lấy mẫu
Theo “Tiêu chuẩn về khảo sát và đo đạc xây dựng”, TCVN 259: 2000, mỗi lớp đất phải lấy ít nhất một mẫu lưu trữ. Mẫu lưu trữ phải đại diện cho đoạn lấy mẫu. Với đất dính thường 0,75m lấy một mẫu và ghi chép cụ thể độ sâu lấy mẫu. Đối với đất rời, mỗi hiệp khoan lấy một mẫu và ghi theo khoảng độ sâu của hiệp khoan.
Đối với đất rời ta lấy ở mỗi hố khoan 18 mẫu(chiều dày lớp cát khoảng 8 đến 9m). Vậy tổng số mẫu lưu đối với đất rời là 72 mẫu.
Đối với đất dính ta lấy 11 mẫu ở mỗi hố khoan (0,75m/mẫu). Vậy tổng số mẫu lưu đất dính là 44 mẫu.
Vậy ta cần 3 hộp đựng mẫu lưu đất rời và 2 hộp đựng mẫu lưu đất dính.
c) Phương pháp lấy và bảo quản mẫu
Mẫu lưu trữ được lấy với khối lượng tương ứng với kích thước 5 x 5 x 4cm. Thông thường, mẫu lưu trữ được cho vào các hộp gỗ ngăn thành từng ô nhỏ để bảo quản. Trên các hộp gỗ đựng mẫu lưu trữ cần ghi đầy đủ các thông tin: Tên công trình, ký hiệu hố khoan, ngày, tháng và chiều sâu khoan. Hình 8 là hộp đựng mẫu lưu đất.
Hình 8:Hộp đựng mẫu lưu trữ đất
2. Mẫu đất thí nghiệma) Mục đích a) Mục đích
Mẫu đất thường lấy nguyên trạng và không nguyên trạng. Mẫu đất nguyên trạng cho phép thí nghiệm xác định được đầy đủ các chỉ tiêu cơ lý của đất. Mẫu đất không nguyên trạng chỉ xác định thành phần hạt và một số đặc trưng vật lý như độ ẩm giới hạn chảy, độ ẩm giới hạn dẻo của đất loại sét, góc nghỉ tự nhiên của đất loại cát, khối lượng riêng…