Bảo quản và vận chuyển mẫu

Một phần của tài liệu Đánh giá điều kiện địa chất công trình nhà CT5-1 thuộc khu đô thị mới Mễ Trì Hạ-Từ Liêm-Hà Nội (Trang 51 - 52)

Các mẫu nguyên trạng và không nguyên trạng sau khi được lấy cho vào hộp bảo quản, dán kèm theo các thẻ mẫu và xếp vào thùng gỗ được chèn cẩn thận bằng các loại vật liệu mềm như rơm rạ, mùn cưa hay vỏ bào. Mẫu phải để nơi râm mát, vận chuyển nhẹ nhàng về phòng thí nghiệm. Nếu đất có trạng thái từ dẻo chảy đến nửa cứng thì thời gian lưu mẫu không quá 1,5 tháng.

3. Mẫu nước1. Mục đích 1. Mục đích

Mẫu nước được lấy để xác định thành phần hóa học của nước và đánh giá khả năng ăn mòn kết cấu bê tông của nước dưới đất.

2. Vị trí và khối lượng mẫu

Ở đây ta lấy 2 mẫu nước thí nghiệm trong hố khoan HK10. Với thể tích ít nhất là 3l( Theo TCXD 194- 2006). Chú ý nếu mẫu nước có nhiều cặn lắng (vượt quá 1/5 thể tích của chai đựng mẫu) cần phải lấy them nước mẫu. Lượng lấy thêm bằng 2 lần thể tích bị cạn lắng.

3. Phương pháp lấy mẫu

Để lấy mẫu nước trong hố khoan cần phải tiến hành bơm hút hay mức sạch nước trong hố khoan. Cần phải chuẩn bị dụng cụ, chai lọ và hóa chất cần thiết cho việc lấy mẫu. Mẫu nước chỉ được lấy sau khi hố khoan đã phục hồi đủ mực nước ban đầu, tương đối trong và không quá 12h kể từ khi mực nước bắt đầu hồi phục. Việc lấy mẫu dựa vào dụng cụ Ximônốv hoặc chai lấy mẫu nước có cấu tạo đặc biệt. Các quy trình công nghệ được tiến hành như đối với mẫu nước trong địa chất thủy văn.

Mỗi mẫu cần lấy 2 chai, trong đó một chai cho khoảng 5g bột CaCO3 để xác định lượng CO2 ăn mòn.

Lưu ý: Khi lấy mẫu nước trong hố khoan thì không được làm ô nhiễm nguồn nước, không để các nguồn nước khác xâm nhập vào tầng chứa nước ngầm cần lấy. Trường hợp khoan qua nhiều tầng chứa nước khác nhau muốn lấy mẫu nước của tầng nào thì phải có biện pháp cách ly các tầng khác.

Nội dung thẻ mẫu được thể hiện theo mẫu dưới đây: Tên cơ quan khảo sát

Loại thí nghiệm: Cho thí nghiệm: Lượng chất cho thêm

vào mẫu:

Loại nguồn nước Vị trí lấy mẫu:

Độ sâu chặn ống vách khi lấy mẫu: Độ sâu thả ống lấy mẫu từ … m, đến …

m

Số lượng… chai 1lit,…chai …0.5l Chai thứ:

Dụng cụ lấy mẫu: Thời điểm lấy mẫu: Nhiệt độ không khí: Đơn vị lấy mẫu Người lấy mẫu

4. Đóng gói mẫu nước thí nghiệm

Một chai để thí nghiệm lượng CO2 tự do và trị số pH. Nước ở trong chai phải thật đầy (không còn không khí ở trong chai sau khi đã đậy nút) và ở trên phiếu mẫu của những chai này phải ghi rõ (mẫu phân tích pH và CO2). Phải đóng gói những chai này ngay sau khi lấy mẫu lên.

Một chai mẫu để thí nghiệm lượng CO2 ăn mòn: Cho 400ml nước vào chai 1/2l và 3- 5g bột canxicacbonat vào (bột đá vôi). Khi lấy bằng dụng cụ chai liên hoàn thì lấy chai thứ 3 làm mẫu này và ở trên phiếu mẫu phải ghi thêm “phân tích CO2 ăn mòn”.

Một phần của tài liệu Đánh giá điều kiện địa chất công trình nhà CT5-1 thuộc khu đô thị mới Mễ Trì Hạ-Từ Liêm-Hà Nội (Trang 51 - 52)