Nhược điểm công tác kế toán TSCĐHH

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần trà than uyên (Trang 84 - 86)

Đối với việc đầu tư TSCĐHH

TSCĐHH trong Công ty được hình thành từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn tự bổ sung và vốn vay, trong đó, từ vốn vay chiếm một bộ phận không nhỏ nên tiền lãi Công ty phải trả rất lớn. Điều này dẫn đến kết quả kinh doanh của Công ty tuy rằng có lãi nhưng lói cũn thấp do chi phí phải trả lãi vay lớn. Công ty chưa huy động được từ các nguồn vốn khác như thuê tài chính hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác.

Đối với việc phân loại TSCĐHH

Hiện nay, Công ty mới chỉ tiến hành phân loại TSCĐHH theo nguồn hình thành và theo đặc trưng kỹ thuật. Cỏc cỏch phân loại trên là cần thiết nhưng chưa đầy đủ, Công ty chưa tiến hành phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng. Cách phân loại đó mới chỉ rõ năng lực máy móc thiết bị thực sự của Công ty. Không phân loại theo cách đó làm cho Công ty khó xác định được có bao nhiêu máy móc thiết bị đang hoạt động, như vậy dễ dẫn đến tình trạng số lượng máy móc nhiều nhưng số lượng thực tế hoạt động lại ớt, nú ảnh hưởng đến hiệu suất máy móc của Công ty.

Đối với công tác hạch toán chi tiết TSCĐHH

Việc hạch toán chi tiết tại các xí nghiệp chưa có sổ chi tiết ở từng phân xưởng, hợp đồng mà chỉ do kế toán xí nghiệp theo dõi như vậy không đúng với quy định của Bộ Tài Chính, không gắn được với trách nhiệm của người trực tiếp sử dụng máy móc đối với TSCĐHH

• Đối với công tác kế toán tổng hợp TSCĐHH

TSCĐHH được hạch toán căn cứ vào các chứng từ phát sinh phù hợp, tuy nhiên việc tổ chức hạch toán trên máy tính vẫn chưa được thực hiện một

cách chặt chẽ, vẫn còn mang tính thủ công nhiều do việc vẫn vận dụng Windows Excel cho việc tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định mà không tận dụng việc tính tự động qua phần mềm kế toán máy.

Đặc biệt, nghiệp vụ tính và phân bổ khấu hao là một nghiệp vụ thường xuyên trong kế toán TSCĐHH nhưng lại không được tiến hành bằng phần mềm mà lại tính bằng EXCEL rồi nhập lại vào máy, như vậy mất rất nhiều thời gian và dễ xảy ra sai sót.

Phương pháp khấu hao áp dụng tại Công ty còn nhiều hạn chế. Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao bình quân cho tất cả các loại TSCĐHH. Với phương pháp khấu hao này thì số khấu hao hàng năm không thay đổi không suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Nhưng phương pháp khấu hao này lại có nhược điểm là thu hồi vốn chậm do đó việc đầu tư, đổi mới TSCĐHH không kịp thời làm cho TSCĐHH sẽ bị lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu SXKD.

Hiện nay thời điểm Công ty trích hoặc thụi trớch khấu hao thực hiện theo nguyên tắc trũn thỏng: TSCĐHH tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào quá trình SXKD trong tháng được trích hoặc thụi trớch khấu hao từ ngày đầu của tháng tiếp theo. Như vậy, Công ty đã không tuân thủ đúng quy định về khấu hao TSCĐHH, theo QĐ 206/2003: “việc trích hay thụi trớch khấu hao được thực hiện bắt đầu từ ngày mà TSCĐHH tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động SXKD”.

Với TSCĐHH ngừng tham gia vào hoạt động SXKD như TSCĐHH chờ thanh lý, nhượng bán nhưng chưa hết thời hạn sử dụng, Công ty khụng trớch khấu hao. Như vậy giá trị của TSCĐHH trên sổ sách không phản ánh đúng giá trị thực tế của TSCĐHH. Dự khụng tham giá vào SXKD nhưng TSCĐHH vẫn chịu tác động của tự nhiện nên vẫn bị hao mòn.

Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐHH. Do đó, không có dự kiến chi phí phát sinh bất thường liên quan đến sửa chữa

TSCĐHH để tiến hành trích trước vào chi phí SXKD trong kỳ. Đây là một thiếu sót vì TSCĐHH của Công ty rất nhiều, việc phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐHH rất hay xảy ra với chi phí lớn. Do đó, nếu không trớch trước chi phí sửa chữa lớn thì chi phí SXKD trong kỳ sẽ tăng lên đột ngột, vì thế thông tin do kế toán cung cấp sẽ giảm bớt độ chính xác.

Đối với việc xử lý TSCĐHH không còn sử dụng

TSCĐHH không sử dụng chờ thanh lý, nhượng bán, xử lý rất lớn do nhiều máy móc thiết bị đã cũ, hỏng từ lâu nhưng vẫn chưa có quyết định xử lý những TSCĐHH này. Điều này làm cho vốn thu hồi chậm, lãng phí rất nhiều và ảnh hưởng đến việc đầu tư đổi mới TSCĐHH.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần trà than uyên (Trang 84 - 86)