Đặc diểm tổ chức kiểm toán BCTC và kiểm toán khoản mục hàng tồnkho tại AVA

Một phần của tài liệu Hoàn thiện qui trình Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo Tài chính tại công ty tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA) (Trang 28 - 32)

toán Việt Nam (AVA) thực hiện

2.1.4 Đặc diểm tổ chức kiểm toán BCTC và kiểm toán khoản mục hàng tồnkho tại AVA

tại AVA

Đặc điểm tổ chức kiểm toán BCTC

Một cuộc kiểm toán được thực hiện nhằm mục

tiêu đưa ra ý kiến nhận xét độc lập về tính trung thực, khách quan của BCTC do đơn vị được kiểm toán lập, đồng thời đưa ra ý kiến nhận xét về công tác tài chính kế toán nhằm giúp đơn vị hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán và quản lý tài chính, cung cấp các thông tin đáng tin cậy, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý của công ty. Để tiến hành cuộc kiểm toán đạt được những mục tiêu trên, AVA đã thiết kế chương trình kiểm toán BCTC khoa học, đảm bảo tôn trọng pháp luật và các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế. Quy trình kiểm toán chung của AVA bao gồm ba giai đoạn như sau:

→ Lập kế hoạch kiểm toán:

-Tìm kiểu khách hàng và đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán:

AVA tìm hiểu khách hàng theo các nội dung sau: Tìm hiểu tình hình chung của nền kinh tế, môi trường lĩnh vực hoạt động, bộ máy quản lý, tình hình kinh doanh, các bên liên quan, nghĩa vụ pháp lý, hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán viên dựa vào kinh nghiệm bản than, tìm hiểu tài liệu, internet, trao đổi với Ban giám đốc, nhân viên đơn vị được kiểm toán hoặc tìm hiểu qua đồng nghiệp, khảo sát thực tế…để thu thập các thông tin trên.

Sauk hi tìm hiểu các thông tin cần thiết về khách hàng, KTV sẽ đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu để xem xét việc có chấp nhận khách hàng hay không. Nếu chấp nhận khách hàng, phía bên công ty AVA sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm toán.

Kế hoạch kiểm toán bao gồm 3 bước: ● Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược

Nội dung và các bước công việc của kế hoạch chiến lược:

+ Tình hình kinh doanh của khách hàng ( Tổng hợp thông tin về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị), đặc biệt lưu ý đến những nội dung chủ yếu như: Động lực cạnh tranh, phân tích thái cực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các yếu tố về sản phẩm, thị trường tiêu thụ, giá cả và các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng…

+ Xác định những vấn đề liên quan đến Báo cáo Tài chính như chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng, yêu cầu về lập Báo cáo Tài chính và quyền hạn của công ty.

+ Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

+ Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán + Xác định nhu cầu về sự hợp tác của chuyên gia: Chuyên gia tư vấn pháp luật, kiểm toán viên nội bộ, kiêm rtoán viên khác và các chuyên gia như kỹ sư xây dựng, kỹ sư nông nghiệp…

+ Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện

+ Giám đốc duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểm toán. Căn cứ kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán tổng thể.

● Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể:

Công ty sẽ lập kế hoạch kiểm toán tổng thể theo mẫu giấy tờ của công ty. Các nội dung trong kế hoạch kiểm toán tổng thể bao gồm:

+ Thông tin về hoạt động của khách hàng và những thay đổi trong năm kiểm toán + Các điều khoản của hợp đồng cần nhấn mạnh

+ Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ + Đánh giá rủi ro

+ Xác định mức độ trọng yếu

+ Yêu cầu nhân sự

+ Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể

● Chương trình kiểm toán: Được xây dựng theo mẫu có sẵn của công ty. Chương trình xây dựng các thủ tục kiểm toán với BCTC chung và cho từng khoản mục chi tiết trên BCTC như tiền, các khoản phải thu, công nợ nội bộ, tài sản lưu động khác, chi phí trả trước, tài sản cố định, hàng tồn kho và dự phòng giảm giá hàng tồn kho…

Trích mẫu chương trình kiểm toán của công ty kiểm toán AVA: Phụ lục 1.1

Sau khi xây dựng chương trình kiểm toán, đoàn kiểm toán sẽ thảo luận với khách hàng và hoàn chỉnh, thống nhất với kế hoạch kiểm toán.

→ Thực hiện kiểm toán

-Đánh giá hệ thống KSNB: KTV thực hiện tìm hiểu, đánh giá hệ thống KSNB, có thể lập bảng câu hỏi và thực hiện các thủ tục kiểm soát như:

+ Thu thập toàn bộ các tài liệu và thông tin cần thiết (như các quy định, chính sách quy trình kiểm soát…) liên quan đến hệ thống KSNB của khách hàng.

+ Soát xét hệ thống KSNB và hệ thống kế toán của đơn vị, bao gồm: Cơ cấu hoạt động, cơ cấu tổ chức, các chủ trương và nguyên tắc hoạt động, môi trường kiểm soát nội bộ…

-Thực hiện các thử nghiệm cơ bản: ● Tiến hành các thủ tục phân tích sơ bộ

+ Phân tích ngang: Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trong BCTC

+ Phân tích dọc: Xem xét sự thay đổi về tỷ trọng của từng bộ phận cụ thể trong tổng thể chung, thiết lập và đưa ra nhận xét về một số tỷ suất tài chính chủ yếu, khả năng thanh toán và năng lực tài chính của công ty khách hàng.

Qua việc tiến hành các thủ tục phân tích sơ bộ, KTV sẽ thấy được sự biến động của các chỉ tiêu là hợp lý hay không? Từ đó làm cơ sở giúp KTV định hướng, khoanh vùng trọng tâm kiểm toán.

KTV tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết dựa trên chương trình kiểm toán đã được thiết lập cho từng khoản mục đối với số dư và nghiệp vụ để đảm bảo thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp làm căn cứ đưa ra ý kiến kiểm toán đúng đắn.

→ Kết thúc kiểm toán

Trong giai đoạn này, KTV sẽ thực hiện các công việc sau: + Tổng hợp kết quả kiểm toán tại công ty khách hàng + Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán + Thảo luận với công ty khách hàng về kết quả kiểm toán + Lập Báo cáo Kiểm toán và thư quản lý dự thảo

+ Gửi báo cáo kiểm toán và thư quản lý dự thảo cho công ty khách hàng

+ Hoàn chỉnh Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý và phát hành bản chính thức BCTC đã được kiểm toán và thư quản lý.

Trong báo cáo kiểm toán và thư quản lý, KTV đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý của các chỉ tiêu được trình bày trên BCTC dựa trên các bằng chứng đã thu thập được, đồng thời KTV có thể tư vấn cho khách hàng về các nội dung như: Quy định về kiểm soát, quy chế tài chính… Ngoài ra, KTV có thể đưa ra các kiến nghị về hệ thống KSNB của khách hàng, hướng dẫn các nhân viên kế toán…hoàn thiện công việc của mình đảm bảo phù hợp các quy định pháp luật.

Đặc điểm kiểm toán khoản mục hàng tồn kho → Lập kế hoạch kiểm toán:

Ngoài việc thực hiện các bước công việc chung cho một cuộc kiểm toán, KTV tìm hiểu thực trạng hàng tồn kho của doanh nghiệp (đặc điểm hàng tồn kho, sân bãi, kho hàng, đối với những mặt hàng đặc biệt phải đáp ứng yêu cầu bảo quản) Từ đó lập ra kế hoạch chi tiết kiểm toán khoản mục hàng tồn kho sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

KTV tiến hành khảo sát kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng về công tác quản lý, hạch toán hàng tồn kho, xem có tuân thủ nguyên tắc phân công phân nhiệm và nguyên tắc bất kiêm nhiệm không, quá trình ghi sổ có đảm bảo các cơ sở dẫn liệu không.

Thực hiện các thủ tục phân tích, kiểm tra chi tiết số dư, kiểm tra chứng từ xem các nghiệp vụ có được xử lý đảm bảo các cơ sở dẫn liệu hay không, kiểm tra việc trình bày và công bố khoản mục hàng tồn kho xem có tuân thủ các chuẩn mực kế toán hiện hành không.

→ Kết thúc kiểm toán

Xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán và giả định hoạt động liên tục Thiết kế các thủ tục kiểm toán bổ sung (nếu cần)

Tổng hợp các bút toán điều chỉnh và đưa ra ý kiến về hàng tồn kho trong thư quản lý gửi Ban giám đốc khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện qui trình Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo Tài chính tại công ty tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA) (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w