Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại Thương Nghệ An (Trang 30)

- Tăng uy tín và hình ảnh của Vietcombank trên thị trường.

Việc phát triển các loại sản phẩm mới, tiện ích mới, đặc biệt là dòng thẻ Connect24 đã tạo ra thương hiệu cho thẻ ATM ghi nợ hiện đại giúp dân chúng

nhận định Vietcombank thực sự là một ngân hàng hiện đại và có quy mô lớn.

Cùng với đầu tư công nghệ hiện đại và áp dụng phương thức thanh toán mới đòi hỏi cán bộ ngân hàng được đào tạo chuyên nghiệp hơn, kỹ năng hoàn hảo hơn để phục vụ khách hàng. Nhờ vậy uy tín cũng như thương hiệu thẻ Vietcombank được khẳng định trên thị trường. Cùng với việc quảng bá sản phẩm

thẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng, tên tuổi Vietcombank liên tục được

cập nhật trong ý thức của khách hàng. Hơn nữa thẻ là dịch vụ bề nổi, dễ sử dụng

và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, nhờ vậy rất dễ ăn sâu vào tiềm thức

dân chúng. Trong thời gian vừa qua, hầu hết các khách hàng ban đầu sử dụng thẻ

Vietcombank là khách hàng truyền thống. Mối quan hệ này ngày càng phát triển

sẽ thúc đẩy dịch vụ bảo hiểm , đầu tư, thanh toán, tín dụng…phát triển, thu hút

ngay càng nhiều hơn nữa khách hàng đến với Vietcombank.

- Tăng nguồn vốn huy động.

Thẻ ghi nợ nói chung giúp góp phần quan trọng khơi tăng nguồn vốn ngân hàng. Như đã phân tích ở trên hàng năm, Vietcombank huy động được hàng tỷ đồng từ thẻ ghi nợ. Theo quy định của Vietcombank, các chi nhánh được hưởng

lại trên số dư vốn huy động, được phép sử dụng linh hoạt và phù hợp với tình hình kinh doanh cụ thể tại chi nhánh. Chính sách này bước đầu được chi nhánh

hết sức hoan nghênh, giúp họ tận thu được nguồn vốn, chủ động xây dựng các chương trình sử dụng vốn hiệu quả trên địa bàn mình quản lý. Có thể nói dịch vụ

- Tăng doanh thu cho ngân hàng.

Doanh thu từ dịch vụ thẻ tăng ổn định qua các năm, tuy tỉ lệ đòng góp vào doanh thu của ngân hàng còn chưa cao, chỉ khoảng hơn 1% tổng doanh thu từ

dịch vụ nhưng đối với một dịch vụ mới, thu được những kết quả như trên là điều đáng khích lệ. Tại các nước phát triển, đa phần các ngân hàng kinh doanh thẻ đều thu được những khoản doanh thu và lợi nhuận khổng lồ, hầu hết các tập đoàn tài chính đều có công ty thẻ riêng, kinh doanh độc lập. Trong bối cảnh cạnh

tranh khốc liệt như hiện nay, thị trường ngân hàng truyền thống như tín dụng,

chứng khoán, bất động sản… đã bão hòa thì việc tìm ra sản phẩm kinh doanh

mới được coi là một trong những bước tiến quyết định. Do đó, trong thời gian tới

thẻ là một sản phẩm được các ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng Ngoại Thương Nghệ An nói riêng đầu tư và chú trọng phát triển, hứa hẹn sẽ đem

lại doanh thu ngày càng cao cho ngân hàng.

- Đổi mới trong chiến lược kinh doanh ngân hàng.

Trước đây ngân hàng thương đi vào lối mòn truyền thống như tập trung cho

vay các dự án lớn trung dài hạn. Kết quả cho đến nay hầu hết các ngân hàng

đang phải xử lý nợ xấu và nợ quá hạn lên đến 15 – 20%. Như vậy dịch vụ tín

dụng với lãi suất lớn nhưng vì không thu được tiền vốn lẫn lãi nên thực tế lợi

nhuận thu được không như dự kiến. Với việc triển khai thẻ thanh toán, ngân hàng đã chú trọng sang các sản phẩm ngân hàng ban lẻ, do đó rủi ro được san đều trong hoạt động ngân hàng , nhờ vậy mà lợi nhuận ròng tăng lên.

- Các kết quả khác

Cơ sở hạ tầng của chi nhánh đã dần thay đổi: Rõ ràng với ngân hàng thì vấn đề công nghệ được ưu tiên hàng đầu. Cùng với việc đầu tư công nghệ hiện đại là việc thiết lập các công cụ hỗ trợ trên toàn hệ thống như xây dựng phần mềm hỗ

trợ hệ thống thẻ, trang bị máy vi tính phục vụ hoạt động thẻ, lắp đặt các hộp đựng ATM mang thương hiệu Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đẹp

và sang trọng...

Nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập của ngân hàng: Với nhiều sản

phẩm ngân hàng hiện đại, ngày càng có nhiều khách hàng tiếp cận với

Vietcombank, tạo thêm uy ín cho ngân hàng trên thị trường. Cùng với việc quy

trì nền tảng công nghệ hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế giúp cho các đối tác nước ngoài cũng như bạn hàng tin cậy và đánh giá cao Vietcombank.

2.1.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, song nhìn chung hoạt động dịch vụ thẻ

tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Nghệ An trong 3 năm vừa qua còn tồn tại

những hạn chế sau:

- Số lượng thẻ nội địa phát hành còn ít, tính tiện ích chưa cao. Số lượng thẻ

VCB – connect 24 do ngân hàng Ngoại Thương Nghệ An phát hành mặc dù có mức tăng trưởng nhanh nhưng chưa xứng với tiềm năng của thị trường hơn 3

triệu dân.

- Đối tượng khách hàng chủ yếu là sinh viên, cán bộ công nhân viên của

những đơn vị chấp nhận trả lương qua tài khoản, còn lại chưa được chú trọng khai thác đặc biệt là những người có thu nhập cao.

- Giao dịch qua máy ATM chủ yếu là rút tiền mặt chiếm 80%, những tiện

ích khác như thanh toán tiền điện, nước , điện thoại, phí bảo hiểm… còn ít.

- Số lượng thẻ tín dụng quốc tế, doanh số thanh toán thẻ TDQT còn ít (chiếm 1,44% doanh số thanh toán của chi nhánh).

- Hệ thống ATM và hệ thống các điểm chấp nhận thẻ tín dụng còn mỏng,

đôi khi còn bất cập. Trước tiên nói đến hệ thống máy ATM, mặc dù chi nhánh đã có những đầu tư nhất định, nâng tổng số máy lên 25 máy năm 2011 nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán của chủ thẻ. Một số máy ATM vẫn chưa được lắp đặt với những thùng kín có cửa kính nhằm bảo vệ an toàn cho người sử

dụng đặc biệt trong khi rút tiền mặt và chưa có camera kiểm soát.

Với mạng lưới ĐVCNT đạt 71 đơn vị trên địa bàn thì còn quá mỏng so với

nhu cầu cũng như so với số lượng khách sạn, nhà hàng, cửa hàng lớn trên địa

bàn. Loại hình ĐVCNT không đa dạng, chỉ tập trung vào các ĐVCNT phục vụ khách nước ngoài như khách sạn, nhà hàng cao cấp...Các ĐVCNT phục vụ chính

bản thân chủ thẻ của NHNT Vinh thì lại thiếu. Mặt khác, trong 71 đơn vị trên chỉ

có khoảng 50% là có doanh số hoạt động thường xuyên.

Như vậy, công tác phát triển các ĐVCNT tiềm năng, và phát triển các điểm đặt máy ATM có hiệu quả còn chưa được chú trọng.

- Công tác tuyên truyền, quảng cáo: Chi nhánh chưa chủ động làm công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo về dịch vụ thẻ ngân hàng đến người dân, khách hàng. Đảm bảo cho người dân nhận thức đầy đủ những tiện ích của dịch

vụ này, từ đó từng bước thu hút rộng rãi người dân sử dụng dịch vụ này. Một

thực tế hiện nay, ngay cả những tầng lớp trí thức – những chủ thẻ tiềm năng,

nhận thức về thẻ cũng chưa rõ ràng.

- Trình độ của cán bộ phòng dịch vụ thẻ: Một số cán bộ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu công việc, kiến thức chuyên môn không sâu, kỹ năng giao tiếp còn kém, kinh nghiệm còn ít, thể hiện sự lúng túng trong xử lý những tình huống.

* Nguyên nhân

Những hạn chế của hoạt động dịch vụ thẻ nêu trên của chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Nghệ An được xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau như

những nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan sau:

- Nguyên nhân chủ quan.

+ Tính tiện ích của dịch vụ thẻ chưa cao: Các dịch vụ thẻ cung cấp cho

khách hàng còn đơn giản như rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán cước phí

điện thoại mạng Viettel, Mobile… Hệ thống phần mềm quản lý thanh toán giữa

trung tâm thẻ và các chi nhánh, ngân hàng đại lý thanh toán của NHNT vẫn chưa được hoàn chỉnh, còn thiếu các yếu tố cần thiết trong thanh toán. Phần cứng hệ

thống quản lý phát hành và thanh toán thẻ chưa đảm bảo đủ công suất cho

nghiệp vụ thẻ hoạt động hiệu quả và ổn định.

+ Hệ thống máy ATM và ĐVCNT mỏng và yếu, máy ATM còn mang tính chất cục bộ.

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Nghệ An hiện chiếm hơn 40 % thị trường thanh toán thẻ tại địa bàn. Có thể thấy, chi nhánh vẫn đang chiếm

nhiều ưu thế trong cuộc cạnh tranh giành thị phần với các chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn song chỉ với 25 máy ATM và 71 ĐVCNT thì chưa đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Hơn nữa, công tác chăm sóc mạng lưới ĐVCNT hiện có và phát triển các ĐVCNT tiềm năng chưa được chú trọng.

Mặt khác, một nguyên nhân được nhắc đến rất nhiều là sự không đồng bộ

về hệ thống kỹ thuật, mỗi ngân hàng áp dụng một chuẩn khác nhau dẫn đến hệ

thống máy ATM mang tính chất cục bộ, gây khó khăn cho dịch vụ thẻ phát triển.

+ Công tác Marketing không được coi trọng.

Marketing được đánh giá là công cụ kinh doanh, được xem như một công

nghệ ngân hàng hiện đại không thể thiếu được nếu muốn tồn tại, phát triển và dịch vụ thẻ không phải là ngoại lệ.

Tuy nhiên, hoạt động Marketing đối với dịch vụ thẻ tại chi nhánh còn chưa được quan tâm, mới mang tính chất bề nổi như các chương trình khuyến mãi, hoạt động quảng cáo, trong khi đó thực chất của hoạt động marketing là một quá

trình bao gồm nghiên cứu về sản phẩm và dịch vụ, nhu cầu, xu hướng của khách

hàng rồi giới thiệu và quảng bá sản phẩm. Mặt khác, công tác chăm sóc khách

hàng (cả chủ thẻ và ĐVCNT) chưa được hiểu đúng mực, đội ngũ Marketing chưa được đào tạo chuyên nghiệp, còn kiêm nhiệm những công việc khác nhau.

+ Trình độ của cán bộ ngân hàng phụ trách dịch vụ thẻ còn hạn chế, chưa

Có thể nói, dịch vụ thẻ là một sản phẩm công nghệ hiện đại của ngân hàng.

Để có đủ hiểu biết về dịch vụ này, cán bộ nghiệp vụ thẻ cần được đào tạo bởi các

chuyên gia, phải nghiên cứu tài liệu về kỹ thuật, nghiệp vụ… Thực tế tại chi

nhánh ngân hàng Ngoại Thương Nghệ An, hầu hết cán bộ làm công tác tại phòng thẻ đều trẻ cả tuổi đời lẫn kinh nghiệm, chưa được đào tạo chuyên môn sâu về

thẻ, thường là những người từ bộ phận khác chuyển sang; là sản phẩm công nghệ

hiện đại nên đòi hỏi cán bộ phải có trình độ tiếng Anh chuyên ngành nhưng đa

phần đội ngũ kinh doanh thẻ chưa đáp ứng được yêu cầu này.

- Nguyên nhân khách quan.

+ Thói quen sử dụng tiền mặt trong dân cư.

Xã hội Việt Nam là xã hội tiền mặt, do những vấn đề mà lịch sử để lại, nhân

dân vẫn chưa quen với những tiện ích ngân hàng và tin tưởng vào hoạt động

ngân hàng. Trình độ dân trí của người dân chưa cao, chưa hiểu hết những tiện

tích mà các sản phẩm của ngân hàng mang lại, dẫn đến tâm lý e ngại khi đến

ngân hàng giao dịch. Đây là một nguyên nhân quan trọng khiến thanh toán thẻ sau hơn 20 năm ra đời ở Việt Nam vẫn chưa phát triển như mong đợi.

+ Môi trường kinh doanh.

Hoạt động trên địa bàn mà kinh tế địa phương còn khó khăn, thu nhập của

người dân còn thấp, tiềm năng du lịch chưa được khai thác hiệu quả, lượng

khách quốc tế và hoạt động đầu tư còn ít, khu công nghiệp và siêu thị chưa phát

triển thì việc đẩy nhanh dịch vụ thẻ là rất khó cho chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Nghệ An.

+ Các ĐVCNT chưa ý thức một cách rõ nét về những lợi ích do việc tham

gia vào hệ thống chấp nhận thanh toán: Họ chỉ chấp nhận thẻ như một phương

tiện thanh toán cuối cùng khi khách hàng không có tiền mặt. Sự bất cập trong

mức chiết khấu phần trăm doanh số thanh toán theo hoá đơn khiến ĐVCNT nhận được thấp hơn doanh thu bán hàng. Hơn nữa họ không thể trốn thuế cho những

giao dịch bằng thẻ. Bởi vậy, những ĐVCNT không muốn chấp nhận thẻ, thậm

chí còn thu thêm phụ phí, làm khách hàng ngại sử dụng thẻ.

Những lý do trên làm mạng lưới ĐVCNT khó được mở rộng.

+ Môi trường pháp lý.

Ngày 9/11/2005, luật giao dịch điện tử đã được Quốc hội chính thức thông

qua và có hiệu lực từ 01/3/2006. Như vậy, đây là một bước tiến mới mang tính đột phá của Việt Nam trong ứng dụng công nghệ thông tin. Nó đã tạo một nền

tảng hành lang pháp lý cho các giao dịch điện tử nói chung và các nghiệp vụ,

các Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.

+ Thương mại điện tử chưa phát triển.

Thành phố Vinh được đánh giá là thành phố thương mại, có gần 1000 doanh nghiệp. Tuy nhiên hoạt động thương mại điện tử chưa thực sự được quan

tâm, có rất ít các doanh nghiệp thiết lập trang web để giới thiệu và quảng cáo sản

phẩm, thực hiện các thương vụ qua mạng. Đây là một khó khăn trong việc phát

triển vai trò làm trung gian thanh toán của ngân hàng qua việc cung cấp các dịch

vụ như phát hành và thanh toán thẻ, Internet - banking, online - banking, phone - banking…

Qua những phân tích trên, từ những kết quả đạt được đến những hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế đó đã thấy được toàn cảnh về mảng dịch vụ

thẻ của chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Nghệ An. Chi nhánh đã góp phần

xây dựng một môi trường tiêu dùng văn minh, tạo điều kiện cho sự hoà nhập của

các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn những sản phẩm công nghệ hiện đại. Bước sang năm 2012, sẽ mở ra những cơ hội và thử thách mới, ngân hàng Ngoại Thương Nghệ An với những gì mình đã và đang đạt được sẽ tiếp tục nổ

lực không ngừng để tận dụng tối ưu những thế mạnh mình đang có, góp phần

duy trì và nâng cao uy tín của VCB – là ngân hàng luôn dẫn đầu về dịch vụ thẻ.

2.2. Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng

Ngoại Thương Nghệ An trong thời gian tới.

2.2.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng Ngoại Thương Nghệ An.

Trước một tình hình thực tế là tình hình sử dụng quá nhiều tiền mặt trong

nền kinh tế không có dâú hiệu giảm đi mà còn có xu hướng tăng lên gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế và các cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng Nhà nước

cùng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang có hoạt động cụ thể nhằm đẩy mạnh phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ở Việt Nam.

Định hướng phát triển nghiệp vụ thẻ ở nước ta trong thời gian tới phải mang

tính tập trung, đồng bộ, đều khắp, vừa kết hợp tận dụng mọi nguồn lực của các

ngân hàng, nhất là các ngân hàng có mạng lưới rộng khắp. Khuyến khích các

ngân hàng tham gia vào hoạt động thẻ, kể cả các chi nhánh ngân hàng tại các

tỉnh. Các ngân hàng phối kết hợp với nhau trong việc xây dựng một hệ thống

máy móc kỹ thuật nhằm làm cho quá trình thanh toán được thuận lợi, nhanh

xúc tiến để chuẩn bị cho ra đời một trung tâm thanh toán trong tương lai nhằm

quản lý và tạo điều kiện thanh toán nhanh chóng cho các ngân hàng.

Trong giai đoạn tới hứa hẹn có nhiều ngân hàng tham gia vào thanh toán thẻ và như vậy thị trường thẻ sẽ trở nên sôi động hơn. Cho đến nay, ngoài các ngân

Một phần của tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại Thương Nghệ An (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)