5. Phương pháp nghiên cứu
2.2.4 Phân tích Dupon
Công thức Dupont thường được biểu diễn dưới hai dạng bao gồm dạng cơ bản và dạng mở rộng. Tùy vào mục đích phân tích mà phân tích sẻ sử dụng dạng thức phù hợp cho mình. Tuy nhiên cả hai dạng này đều bắt nguồn từ việc khai triển chỉ tiêu ROE(tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ) một chỉ tiêu quan trọng bậc nhất trong phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Dạng cơ bản :
ROE
Lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng Dthu Tổng TS
= = x x
Vốn chủ sỡ hữu Doanh thu Tổng TS Vốn CSH
=Lợi nhuận ròng biên x Vòng quay tài sản x đòn bẩy tài chính
Như vậy qua khai triển chỉ tiêu ROE chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính là lợi nhuận ròng biên, vòng quay tài sản, và đòn bẩy tài chính có nghĩa là để gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh(tức là gia tăng ROE) doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên.
Thứ nhất doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên.
Thứ hai doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản có sẵn của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ nhừng tài sản có sẵn.
Thứ ba doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc cho vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả.
Đẳng thức DUPONT thứ nhất :
ROA = lãi ròng /TTS = (lãi ròng /doanh thu /TTS) có hai hướng để tăng ROA : tăng ROS và VQTTS
Muốn tăng ROS cần phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán.
Muốn tăng VQTTS cần phấn đấu tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán và tăng cường hoạt động xúc tiến bán.
Đẳng thức DUPONT thứ hai :
ROE= Lãi ròng :VCSH=(Lãi ròng :TTS) x (TTS :VCSH)=ROA x (TTS :VCSH) Có hai hướng để tăng ROE :Tăng ROA và tỷ số TTS :VCSH
Muốn tăng ROA cần làm theo đẳng thức Dupont 1
Muốn tăng tỷ số TTS :VCSH cần phấn đấu giảm VCSH và tăng nợ. Đẳng thức này cho thấy tỷ số nợ cao càng cao lợi nhuận của chủ sở hữu càng cao
Đương nhiên khi tỷ số nợ tăng thì rủi ro cũng sẻ tăng Đẳng thức Dupont tổng hợp :
ROE = (Lãi ròng :Doanh thu) x (Doanh thu :TTS) x (TTS :VCSH)= ROS x VQTTS x (TTS :VCSH)
ROE phụ thuộc vào 3 nhân tố :ROS,ROA và tỷ số TTS :VCSH. Các nhân tố này có thể an3nh hưởng trái chiều nhau đối với ROE
Phân tích Dupont là xác định ảnh hưởng của 3 nhân tố này đền ROE của doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân làm tăng giảm chỉ số này
Việc phân tích ảnh hưởng này được tiến hành theo phương pháp thay thế liên hoàn.
CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP NAM VIỆT
3.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP NAM VIỆT 3.1.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 3.1.1.1 Đánh giá khái quát về tài sản và nguồn vốn .
Đánh giá khái quát về tài sản
Công ty CP Nam việt được thành lập từ tháng 10 năm 2006. chuyển đổi từ công ty TNHH Nam Việt. Để thấy rõ được hiệu quả cũng như tồn tại của việc chuyển đổi này, trong bài này xin được phân tích tình hình tài chính của công ty tại 03 năm 2006, 2007 và 2008.
BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN
ĐVT: 1.000đ
TÀI SẢN NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
TĂNG/ GIẢM 2006 – 2007 2007 - 2008 I.Tài sản lưu động và ĐTNH 846.440.862 1.248.802.901 1.964.563.023 402.362.040 715.760.122
1.Tiền mặt tại quỹ 14.808.846 42.284.457 2..022.418 27.475.611 (40.262.039)
2.Tiền gửi ngân hàng 70.577.291 223.478.260 86.942.574 152.900.969 (136.535.686)
3.Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0
4.Dự phòng giảm giá CK ĐTNH 0 0
5.Phải thu khách hàng 547.732.986 344.848.159 465.247.892 (202.884.826) 120.399.733
6.Trả trước người bán 8.623.105 9.577.138 1.851.501 954.033 (7.725.637)
7.Phải thu nội bộ 373.306.836 1.206.648.396 373.306.836 833.341.560
8.Các khoản phải thu khác 2.106.051 4.803.896 20.964.269 2.697.845 16.160.373
9.Dự phòng các khoản phải thu khó
đòi (5.320.532) (9.147.867) (10.905.881) (3.827.334) (1.758.014)
10.Thuế GTGT được khấu trừ 6.598.129 16.636.648 6.598.129 10.038.519
11.Hàng tồn kho 195.587.417 224.491.395 160.607.757 28.903.978 (63.883.638)
12.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (9.072.773) 0 (9.072.773)
13.Tài sản lưu động khác 12.325.699 28.562.498 23.620.222 16.236.800 (4.942.276)
II.Tài sản cố định và ĐTDH 256.571.680 1.015.876.182 542.020.008 285.448.328 (473.856.174)
1.Tài sản cố định hữu hình 114.696.434 109.904.485 96.451.472 (4.791.950) (13.453.013)
-Nguyên giá 172.525.084 196.439.240 207.458.352 23.914.156 11.019.112
-Giá trị hao mòn luỹ kế (57.828.649) (86.534.755) (111.006.880) (28.706.105) (24.472.125)
2. Tài sản CĐ thuê TC 22.015.857 0 (22.015.857) 0
-Nguyên giá 24.503.673 (24.503.673) 0
-Giá trị hao mòn luỹ kế (2.487.816) 2.487.816 0
3. Tài sản CĐ vô hình 12.414.344 16.242.606 16.209.872 3.828.262 (32.734)
-Nguyên giá 16.620.587 16.332.506 16.332.506 (288.080) 0
-Giá trị hao mòn luỹ kế (4.206.243) (89.900) (122.635) 4.116.343 (122.545)
4.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 73.797.336 825.810.419 323.951.220 752.013.084 (501.859.199)
5.Chi phí XDCB dở dang 9.095.024 38.861.627 80.463.960 29.766.602 41.602.333
7.Tài sản dài hạn khác 24.552.684 25.057.045 24.943.483 504.361 (113.562)
Tổng tài sản 1.103.012.542 2.264.679.083 2.506.583.031 1.161.666.541 241.903.948
(Nguồn tài liệu : Báo cáo của công ty và tính toán của tác giả) Vào cuối năm 2007, Tổng tài sản của công ty tăng lên 1.161.666.541.000 đ tương đương 105.32 % so với năm 2006. Điều này cho thấy qui mô hoạt động của công ty tăng lên đáng kể . Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 402.362.040.000 đ tương đương 47.54%. Do các khoản tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng tăng vào cuối ngày 31/12/2007 lần lượt chiếm 185.54% .216.64% so với năm 2006. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là công ty không biết khai thác hết hiệu quả đồng vốn, vốn có của mình, mà do tại ngày 31/12/2007 tiền thu được từ bán hàng bằng chuyển khoản, tiền vay, một phần rút tiền mặt về quỹ để thực hiện các giao dịch một phần còn dư lại trong tài khoản đến ngày 01 tháng 01 năm 2008 mới xử lý được .Điều này còn được chứng minh là các khoản phải thu khách hàng giảm 202.884.826.000 đ tương ứng 37.04%. Các khoản tạm ứng và vay cá nhân của công nhân nhân viên tăng làm cho các khoản phải thu khác và tài sản ngắn hạn khác tăng lần lượt là 128.10% và 131.73%. Khoản phải thu nội bộ tăng 100%.
TSCĐ và Đầu tư dài hạn tăng 759.304.502.000 đ tương đương 295.94%. Do khoản đầu tư TC dài hạn tăng đột biến: 752.013.084.000 tương đương 1.019.02%. trong đó có khoản công ty đầu tư vào công ty con ( Công ty TNHH Ấn Độ Dương) 36 tỷ đồng, khoản cho công ty con vay 227.5 tỷ, phần còn lại cho công ty liên quan vay ( Công ty TNHH Đại Tây Dương là Công ty có cùng Ban lãnh đạo với công ty CP Nam Việt )và một số tổ chức tài chính khác. Trong năm công ty đang có xu hướng mở rộng sản xuất như mua thêm đất mở rộng nhà máy, xây thêm phân xưởng làm cho chi phí XDCBDD tăng 29.766.602.000đ tương đương 327.28 % .
Nhìn chung hầu hết các chỉ tiêu trong bảng tài sản đều tăng đáng kể nên đã làm cho tổng tài sản năm 2007 của công ty tăng đột biến. Cho thấy công ty đã đẩy mạnh qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm đáp ứng tốt nhất mục tiêu đã đề ra. Vào năm 2008 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên rất nhanh ở mức 1.964.563.023 tăng hơn năm 2007 là 715 tỷ động do 3 quý đầu năm 2008 công ty tiếp tục đẩy mạnh sản xuất tạo ra sản phẩm và trong năm 2008 công ty tiếp tục tăng cho vay đầu tư vào công ty con – khoảng phải thu nội bộ công ty tăng lên rất nhanh bên cạnh đó là khoản phải thu khách hàng cũng tăng lên do đầu năm 2008 công ty đẩy mạnh sản xuất tăng phải thu khách hàng.
TSCĐ và đầu tư dài hạn năm 2008 giảm so với năm 2007 do giảm khoản đầu tư tài chính dài hạn vào Công ty TNHH Ấn Độ Dương. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang trong năm 2008 của công ty tiếp tục tăng hơn so với năm 2007 là 41 tỷ đồng do trong năm công ty tiếp tục đầu tư để hoàn thành các hạng mục công trình chuẩn bị đưa vào hoạt động trong tương lai.
Đánh giá khái quát về Nguồn vốn
BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN
ĐVT: 1.000đ
NGUỒN VỐN NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 TĂNG/ GIẢM
2006 – 2007 2007 - 2008 I.NỢ PHẢI TRẢ 377.653.287 482.959.405 852.736.942 105.306.118 369.777.537
1.Nợ ngắn hạn 321.424.912 457.671.102 840.870.857 136.246.189 383.199.755 -Vay ngắn hạn 187.683.762 117.664.000 745.892.492 (70.019.762) 628.228.492 -Phải trả cho người bán bán 99.428.056 46.391.096 38.051.720 (53.036.960) (8.339.376) -Người mua trả tiền trước 2.556.502 3.966.770 14.590.335 1.410.268 10.623.565 -Thuế và các khoản phải nộp NN 7.355.151 28.965.094 7.498.152 21.609.942 (21.466.942) -Phải trả cho người lao động 7.226.036 7.211.857 6.562.177 (14.179) (649.680)
-Chi phí phải trả 6.000.000 3.300.003 (2.699.997) (3.300.003) -Phải trả nội bộ 242.997.395 8.386.537 242.997.395 (234.610.858) -Các khoản phải trả khác 11.175.406 7.174.887 19.889.443 (4.000.519) 12.714.556 2.Nợ dài hạn 56.228.375 25.288.304 11.866.086 (30.940.071) (13.422.218) -Vay dài hạn 56.228.375 25.288.304 11.866.086 (30.940.071) (13.422.218) -Nợ dài hạn 0 0 II.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 725.359.255 1.781.719.678 1.653.437.324 1.056.360.423 (128.282.354)
1.Nguồn vốn kinh doanh 600.206.182 1.271.965.459 1.637.437.324 671.759.277 365.471.865
-Vốn góp 600.000.000 660.000.000 660.000.000 60.000.000 0
-Thặng dư vốn 0 611.965.459 611.965.459 611.965.459 0
-Vốn khác 206.182 (206.182) 0
2.Lợi nhuận chưa phân phối 124.763.550 501.115.296 392.889.494 376.351.746 (108.225.802)
3.Chênh lệch tỷ giá 0 0
4.Các quỹ của Công ty 0 0
Trong đó : 0 0
Quỹ khen thưởng . phúc lợi 389.522 8.638.923 16.408.765 8.249.400 7.769.842
TỔNG NGUỒN VỐN 1.103.012.542 2.264.679.083 2.506.583.031 1.161.666.541 241.903.948
(Nguồn tài liệu : Báo cáo của công ty và tính toán của tác giả) Tổng nguồn vốn năm 2007 tăng 1.161.666.541.000 đ tương đương 105.32%. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 241 tỷ đồng .Điều này chứng tỏ Công ty đã huy động được một nguồn vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu mở rộng và đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Các nguyên nhân tăng nguồn vốn :
Trong năm công ty đã huy động thêm 60 tỷ nguồn vốn góp bằng cách phát hành thêm 6 triệu cổ phiếu ra công chúng .Điều này cũng đã mang lại cho công ty một khoản thặng dư lớn (611.9 tỷ đồng) góp phần làm tăng đáng kể nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty .
Khoản phải trả nội bộ tăng 100% tương đương 242.997 tỷ đồng cũng góp phần làm tăng nguồn vốn .
Tuy các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn đều giảm :phải trả người bán giảm 53.34%; vay ngắn hạn giảm 37.31% vay dài hạn giảm 55.03% . nhưng bù lại lợi nhuận của công ty tăng thêm : 376.351 tỷ đồng tương đương 301.65% từ đó mà phần thuế phải nộp cho Nhà nuớc tăng 21.609 tỷ đồng tương đương 293.81% góp phần làm tăng tổng nguồn vốn của công ty. Năm 2008 vay ngắn hạn của công ty tăng lên rất cao do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính có những giai đoạn công ty thiếu vốn nên tăng cường vay vốn để mua nguyên liệu và duy trì hoạt động kinh doanh.
Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn .
Phân tích mối quan hệ cân đối này là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm khái quát tình hình phân bổ, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo tốt nhất cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty ta có mối quan hệ giữa vốn và nguồn vốn như sau :
Đvt: 1.000 đ
Tài sản Nguồn vốn Chênh lệch
Cuối năm 2006 549.870.933 725.359.255 175.488.322
Cuối năm 2007 1.541.290.921 1.781.719.678 240.428.757
Cuối năm 2008 822.776.853 1.653.846.089 831.069.236
Trong đó :
Phần tài sản gồm :
+Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trừ các khoản phải thu +TSCĐ và đầu tư dài hạn
Phần nguồn vốn .
Qua phân tích ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu không những đáp ứng được việc mua sắm. trang trải tài sản phục vụ nhu cầu kinh doanh và đầu tư XDCB mà còn đáp ứng tốt và dư ra .Cụ thể :
Năm 2006 dư vốn : 175.488.322.000 đ Năm 2007 dư vốn : 240.428.757.000đ Năm 2008 dư vốn : 831.069.236.000đ
Nguồn vốn của công ty luôn đáp ứng được nhu cầu trang trải tài sản qua hai năm .Năm 2007 công ty chuyển thành công ty CP, đã mở rộng quy mô hoạt động sản xuất bằng việc đầu tư máy móc thiết bị, mua đất mở rộng qui mô, đầu tư 100% vào công ty con cần một lượng vốn rất lớn, tuy nhiên lượng vốn của công ty vẫn dư ra 240.428.757.000 đ. Do công ty đã có chiến lược kinh doanh tốt mang lại lợi nhuận cao, mặt khác công ty đã huy động vốn đúng lúc, không những bổ sung nguồn vốn kịp thời mà còn mang lại một khoản thặng dư khổng lồ 611.965 tỷ đồng.
Ta xét tiếp bảng số liệu sau :
Đvt: 1.000 đ
Tài sản Nguồn vốn Chênh lệch
Cuối năm 2006 549.870.933 1.103.012.542 553.141.609
Cuối năm 2007 1.541.290.921 2.264.679.083 723.388.163
Cuối năm 2008 822.776.853 2.506.583.031 1.683.806.178
Trong đó :
Phần tài sản gồm :
+Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trừ các khoản phải thu +TSCĐ và đầu tư dài hạn
Phần nguồn vốn gồm : +Nợ phải trả
+Nguồn vốn chủ sở hữu .
Qua bảng số liệu trên ta thấy mặc dù trong năm 2007 nợ phải trả tăng lên 105.306.118.000 đ (do khoản phải trả nội bộ và thuế phải nộp tăng lên) nhưng vốn của công ty vẫn dư ra 723.388.163.000 đ. Năm 2008 vốn dư ra 1.683 tỷ đồng.
Từ đó cho thấy công ty luôn luôn đủ vốn để trang trải trong hoạt động của công ty mà chưa thấy có dấu hiệu khó khăn về vốn .
Tuy nhiên trong quan hệ kinh doanh thường xảy ra trường hợp các doanh nghiệp này là chủ nợ của đơn vị này nhưng lại là con nợ của đơn vị kia. Hay cụ thể hơn trong
quá trình hoạt động để tạo quan hệ lâu dài các doanh nghiệp có thể để vố dư thừa của mình cho các đơn vị khác chiếm dụng .
Theo bảng số liệu trên cho thấy công ty đã bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn dưới hình thức bán chịu, ứng trước cho người bán …Công ty Nam việt là công ty Xuất khẩu lớn, doanh thu xuất khẩu chiếm phần lớn trong tổng doanh thu, việc thu hồi nợ từ khách hàng nước ngoài cần phải có thời gian. vì vậy việc bị chiếm dụng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên. công ty cũng phải nên xem xét lại để có chiến lược tốt nhất nhằm hạn chế tối đa việc bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài dẫn đến nợ khó đòi năm 2007 tăng 3.827.334.000 đ.
Như vậy trong bảng CĐKT lúc nào cũng có sự cân bằng giữa phần nguồn vốn và phần tài sản .Sự cân bằng này được đảm bảo bởi nguyên tắc cơ sở : Tài sản nào cũng được hình thành từ một nguồn vốn; nguồn vốn nào cũng được sử dụng để tạo tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên nguồn vốn và cách thức sử dụng nó có sự phù hợp lẫn nhau hay chưa ? Ta phân tích vốn luân lưu qua bảng bên dưới để rõ hơn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn hình thành nên nó. ĐVT: Đồng NĂM CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 NV dài hạn 781.587.630.000 1.807.007.982.000 1.665.712.174.000 Vốn luân lưu 525.015.950.000 791.131.800.000 1.123.692.166.000
Như vậy cả hai kỳ vốn luân lưu đều tăng.
Từ đó cho thấy tổng tài sản lưu
động của hai kỳ đều lớn hơn nợ ngắn hạn . chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty rất tốt, có thể trang trải được các khoản ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh. Tài sản cố định của công ty luôn được đảm bảo. Điều này rất thuận lợi cho Công ty trong việc đi vay vốn tín dụng khi cần . Tài sản lưu động Nợ Ngắn hạn Vốn luân lưu Vốn luân lưu Nguồn vốn dài hạn Tài sản cố định
Năm 2007 vốn luân lưu tăng so với năm 2006 không phải là nhận vốn tài trợ mà do công ty huy động thêm vốn góp để đầu tư vào xây dựng công trình nhà máy chế biến Thuỷ sản Ấn Độ Dương thuộc Công ty TNHH Ấn Độ Dương - Công ty con của Công ty CP Nam Việt . Năm 2008 vốn luân lưu tiếp tục tăng so với năm 2007 và 2006 do công ty huy động thêm vốn.
Để hiểu rõ hơn tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty ta đi sâu phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản .
3.1.1.2 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn
Phân tích kết cấu tài sản
BẢNG KẾT CẤU TÀI SẢN
ĐVT: 1.000đ TÀI SẢN
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008