5. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1.2 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn
Phân tích kết cấu tài sản
BẢNG KẾT CẤU TÀI SẢN
ĐVT: 1.000đ TÀI SẢN
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
I.Tài sản lưu động và ĐTNH 846.440.862 76.74 1.248.802.901 55.14 1.964.563.023 78.38
1.Tiền mặt tại quỹ 14.808.846 1.34 42.284.457 1.87 2.022.418 0.08 2.Tiền gửi ngân hàng 70.577.291 6.4 223.478.260 9.87 86.942.574 3.47
3.Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0.00
4.Dự phòng giảm giá CK ĐTNH 0 0 0.00
5.Phải thu khách hàng 547.732.986 49.66 344.848.159 15.23 465.247.892 18.56 6.Trả trước người bán 8.623.105 0.78 9.577.138 0.42 1.851.501 0.07
7.Phải thu nội bộ 0 373.306.836 16.48
1.206.648.39
6 48.14 8.Các khoản phải thu khác 2.106.051 0.19 4.803.896 0.21 20.964.269 0.84 9.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (5.320.532) -0.48 (9.147.867) -0.4 -10.905.881 -0.44
10.Thuế GTGT được khấu trừ 0 6.598.129 0.29 16.636.648 0.66
11.Hàng tồn kho 195.587.417 17.73 224.491.395 9.91 160.607.757 6.41
12.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 0 -9.072.773 -0.36
13.Tài sản lưu động khác 12.325.699 1.12 28.562.498 1.26 23.620.222 0.94
II.Tài sản cố định và ĐTDH 256.571.680 23.26 1.015.876.182 44.86 542.020.008 21.62 1.Tài sản cố định hữu hình 114.696.434 10.4 109.904.485 4.85 96.451.472 3.85 -Nguyên giá 172.525.084 15.64 196.439.240 8.67 207.458.352 8.28 -Giá trị hao mòn luỹ kế (57.828.649) (5.24) (86.534.755) (3.82) -111.006.880 -4.43
2. Tài sản CĐ thuê TC 22.015.857 2.00 0 0.00 0.00
-Nguyên giá 24.503.673 2.22 0.00 0.00
-Giá trị hao mòn luỹ kế (2.487.816) (0.23) 0.00 0.00
-Nguyên giá 16.620.587 1.51 16.332.506 0.72 16.332.506 0.65 -Giá trị hao mòn luỹ kế (4.206.243) (0.38) (89.900) (0.00) -122.635 0.00 4.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 73.797.336 6.69 825.810.419 36.46 323.951.220 12.92 5.Chi phí XDCB dở dang 9.095.024 0.82 38.861.627 1.72 80.463.960 3.21
6.Chi phí trả trước dài hạn 0.00 0.00 0.00
7.Tài sản dài hạn khác 24.552.684 2.23 25.057.045 1.11 24.943.483 1.00
Tổng tài sản 1.103.012.542 100.00 2.264.679.083 100.00 2.506.583.031 100.00
(Nguồn tài liệu : Báo cáo của công ty và tính toán của tác giả) Theo bảng phân tích trên thì tổng qui mô sử dụng vốn năm 2007 so với năm 2006 tăng 1.161.666.541.000 đ( 2.264.679.083.000-1.103.012.542.000) tương đương 105.32% .Để hiểu rõ thêm về tình hình biến động trên ta đi sâu vào phân tích các khoản mục sau:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Trong năm 2006 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 846.440.862 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 76.74% trong tổng giá trị tài sản. Sang năm 2007 tài lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên 1.248.802.901.000 đ chiếm tỷ trọng 55.14 % trong tổng giá trị tài sản. Năm 2008 là 1.964.563.023. Như vậy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2007 tăng 402.372.039.000đ hay tăng 47.54 % so với năm 2006. Năm 2008 tăng khoảng 716 tỷ so với năm 2007 tương ứng với 57%. Trong đó biến động từng khoản mục như sau :
Tiền chiếm tỷ trọng tương đối về mặt kết cấu, đây là do đặc trưng của Công ty Sản xuất kinh doanh nói chung và công ty Nam Việt nói riêng. Công ty Nam Việt là công ty có qui mô hoạt động lớn, với công suất trung bình 500 tấn cá / ngày , hàng ngày tiền thu vào và chi ra là rất lớn và thường diễn ra vào cuối ngày hôm nay và đầu ngày hôm sau. Do đó lượng tiền tồn vào cuối ngày thường là rất lớn .Tại cuối ngày 31/12/2006, tiền mặt tại quỹ là 14.808.846.000 đ chiếm tỷ trọng 1.34 % trong tổng trị giá tài sản; tiền gửi là 70.577.291.000 đ chiếm tỷ trọng là 6.40% trong tổng giá trị tài sản. Sang ănm 2007 tại cuối ngày 31/12/2007. tiền mặt tại quỹ là : 42.284.457.000 đ chiếm tỷ trọng 1.87% trong tổng giá trị tài sản tăng so với năm 2006 là 27.475.611.000đ tương đương 185.54%; tiền gửi là : 223.478.260.000 đ chiếm tỷ trọng 9.87 % trong tổng giá trị tài sản và tăng so với năm 2006 là : 152.900.969.000 đ tương đương :216.64%. Như vậy. ở năm 2007 cả hai nguồn tiền : tiền mặt tại quỹ và tiền gửi đều tăng đột biến so với năm 2006. Từ đó, cho thấy qui mô hoạt động sản xuất của công ty năm 2007 đã phát triển hơn nhiều so với năm 2006, nhu cầu về sử dụng tiền mặt hàng ngày của công ty là rất lớn . Năm 2008 tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng giảm xuống mạnh so với năm 2007 và chỉ chiếm 3,87%
trong kết cấu tài sản như vậy trong năm 2008 lượng dữ trữ tiền trong ngân hàng và tiền mặt là không nhiều.
Các khoản phải thu : trong phần này ta chỉ chú trọng xem xét khoản mục phải thu khách hàng và phải thu khác, đó là 2 khoản mục rất được quan tâm của công ty. Đầu năm 2006, khoản phải thu khách hàng là 266.029.712.000đ ( xem phụ lục) chiếm tỷ trọng 40.12% trong tổng giá trị tài sản. Cuối năm 2006 khoản phải thu khách hàng là 547.732.986.000đ chiếm tỷ trọng là 49.66% trong tổng giá trị tài sản. cuối năm 2007 khoản phải thu khách hàng là : 344.848.159.000đ chiếm tỷ trọng 15.23% trong tổng giá trị tài sản. Như vậy cuốn năm 2007 khoản phải thu giảm 202.884.827.000 đ so với đầu năm. Điều này không có nghĩa là công ty đã thu hồi tốt các khoản bị chiếm dụng. vì khoản phải thu giảm này nằm trong khoản phải thu nội bộ cuối năm 2007 là 373.306.836.000đ mà công ty đã chuyển từ khoản phải thu khách hàng sang phải thu nội bộ. Như vậy qua hai năm. ta thấy việc thu hồi vốn bị chiếm dụng của công ty chưa có xu hướng tăng, vốn của công ty vẫn bị bị chiếm dụng với một lượng đáng kể. Để đảm bảo nguồn vốn quay vòng cho hoạt động sản xuất kinh doanh với qui mô lớn. Công ty nên có chính sách và chiến lược hiệu quả hơn trong việc thu hồi vốn. Khoản phải thu khác cũng tăng lên gấp đôi. Đầu năm 2006 khoản phải thu khác là 2.154.286.000 đ chiếm tỷ trọng 0.32% trong tổng gái trị tài sản ( xem phụ lục), cuối năm 2006 khoản phải thu khác là 2.106.051.000 đ chiếm tỷ trọng 0.19% trong tổng giá trị tài sản, cuối năm 2007 khoản phải thu là 4.803.896.000 chiếm 0.21% tăng gấp đôi so với năm 2006. tuy nhiên nó chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị tài sản . Đây chủ yếu là các khoản mà công ty hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh khó vay để giải quyết những công việc riêng, sẽ được trừ vào lương hàng tháng nên sẽ thu hồi dần . Do năm 2007 công ty mở rộng qui mô hoạt động, số lượng công nhân viên cũng tăng lên, nên việc giải quyết hỗ trợ cho người lao động cũng có phần tăng lên. Ngoài ra năm 2007 có khoản phải thu nội bộ là : 373.306.836.000 đ tăng 100% so với năm 2006. Đây là khoản mà công ty cho công ty con vay để đầu tư xây dựng nhà máy mới và khoản phải thu của công ty liên quan .Công ty Đại Tây Dương. khoản này chưa được thu vì công ty cũng đang có một khoản phải trả nội bộ 242.997.395.000đ. Hai bên. sẽ có thỏa thuận cấn trừ tương ứng, điều đó cho thấy đây không phải là khoản vốn bị chiếm dụng của công ty.
Hàng tồn kho cuối năm 2007 tăng 28.939.978.000 đ tương ứng 14.79 %. Về mặt kết cấu hàng tồn kho năm 2006 chiếm 17.73 % trong tổng giá trị tài sản thì năm 2007 lại giảm chỉ còn 9.91 % tức giảm 7.82 % về mặt kết cấu. Hàng tồn kho năm 2007 tăng về
mặt số lượng và giá trị là do năm 2007 công ty đã mở rộng qui mô sản xuất . đẩy mạnh công suất của nhà máy. Hàng tồn kho tăng còn là chiến lược của công ty vì hàng tồn kho của công ty chủ yếu là thành phẩm đông lạnh . do thời điểm trong năm, cá nguyên liệu dồi dào, chi phí nguyên liệu thấp, công ty có chiến lược dự trữ hàng trong kho để có thể giảm công suất khi nguyên liệu hạn hẹp, chi phí nguyên liệu cao. Tuy nhiên, việc dự trữ hàng trong kho quá nhiều cũng không phải là điều tốt vì phải tốn chi phí lưu kho và sự biến động giá bán trên thị trường. mặt khác, vì là hàng đông lạnh. nếu khâu bảo quản không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dẫn đến phải dự phòng giảm giá hàng tồn kho, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, lượng tồn kho bao nhiêu là phù hợp là chiến lược và kế hoạch mà công ty cần phải cân nhắc. Năm 2008 lượng hàng tồn kho giảm xuống đáng kể vì kể từ quý IV năm 2008 công ty bắt đầu giảm công suất do thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.
Tài sản lưu động khác năm 2007 tăng 16.236.799.000đ so với năm 2006 và cao hơn 2008 gần 5 tỷ. do các khoản tạm ứng tăng. Các khoản tạm ứng của các nhân viên thuộc phòng cung ứng vật tư, tạm ứng để mua vật tư, công cụ dụng cụ chưa hoàn ứng. Đây có thể được xem như một khoản ứng trước cho người bán một khoản vốn công ty bị chiếm dụng thay vì công ty có thể tận dụng nguồn vốn chiếm dụng này. Công ty nên giảm bớt khoản tạm ứng này đến mức thấp nhất để giảm bớt nguồn vốn bị chiếm dụng .
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn :
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2007 tăng 759.304.502.000đ so với năm 2006 và cao hơn năm 2008 là 473 tỷ đồng.
Cụ thể ta xét chỉ tiêu tỷ suất đầu tư để thấy được tình hình đầu tư theo chiều sâu, trang bị kỹ thuật và năng lực sản xuất của doanh nghiệp .
Năm 2006
256.571.680
Tỷ suất đầu tư = x 100% 1.103.012.542
= 23.26 % Năm 2007
1.015.876.182
Tỷ suất đầu tư = x 100% 2.264.679.083
= 44.86 % Năm 2008
Tỷ suất đầu tư = x 100% 2.506.583.031
= 21.6 %
Năm 2007 tỷ suất đầu tư của công ty tăng 21.6 % ( 44.86 -23.26 ) so với năm 2006. Điều này cho thấy năng lực sản xuất và sự phát triển theo xu hướng lâu dài của công ty. Năm 2007 công ty đã đầu tư vào xây dựng cơ bản, mua thêm đất để mở rộng qui mô nhà xưởng và qui mô sản xuất, chi phí XDCBDD tăng 29.766.603.000 đ đã chứng minh điều này. Mặt khác các khoản đầu tư tài chính năm 2007 tăng lên đột biến là 752.013.083.000đ so với năm 2006, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản. Đây là các khoản đầu tư vào công ty con, đầu tư vào các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên đến năm 2008 tỷ suất đầu tư giảm xuống còn 21.6% do công ty giảm thiểu mua máy móc thiết bị chỉ tập trung vào xây dựng cơ bản để hoàn thành các hạng mục được xây dựng từ các năm trước.
Qua phân tích ta thấy kết cấu tài sản năm 2007 có những biến động rõ nét so với năm 2006 và năm 2008, tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm 21.6% trong tổng giá trị tài sản, trong đó nổi trội là sự giảm tỷ trọng của khoản phải thu khách hàng 17.45%( 49.66%-( 15.23+16.48 )%) và hàng tồn kho 7.82 % trong tổng tài sản. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 21.6% về mặt kết cấu, tăng 759.304.502.000đ về mặt giá trị so với năm 2006 và 473 tỷ đồng so với năm 2008.
Phân tích kết cấu nguồn vốn
BẢNG KẾT CẤU NGUỒN VỐN
ĐVT: 1.000đ NGUỒN VỐN
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá trị % Giá trị % Gía trị %
I.NỢ PHẢI TRẢ 377.653.287 34.24 482.959.405 21.33 852.736.942 34.02
1.Nợ ngắn hạn 321.424.912 29.14 457.671.102 20.21 840.870.857 33.55
-Vay ngắn hạn 187.683.762 17.02 117.664.000 5.20 745.892.492 29.76
-Phải trả cho người bán bán 99.428.056 9.01 46.391.096 2.05 38.051.720 1.52
-Người mua trả tiền trước 2.556.502 0.23 3.966.770 0.18 14.590.335 0.58
-Thuế và các khoản phải nộp NN 7.355.151 0.67 28.965.094 1.28 7.498.152 0.30
-Phải trả cho người lao động 7.226.036 0.66 7.211.857 0.32 6.562.177 0.26
-Chi phí phải trả 6.000.000 0.54 3.300.003 0.15 0.00 -Phải trả nội bộ 0.00 242.997.395 10.73 8.386.537 0.33 -Các khoản phải trả khác 11.175.406 1.01 7.174.887 0.32 19.889.443 0.79 2.Nợ dài hạn 56.228.375 5.10 25.288.304 1.12 11.866.086 0.47 -Vay dài hạn 56.228.375 5.10 25.288.304 1.12 11.866.086 0.47 -Nợ dài hạn 0.00 0.00 0.00 II.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 725.359.255 65.76 1.781.719.678 78.67 1.653.437.324 65.96
-Thặng dư vốn 0 0.00 611.965.459 27.02 611.965.459 24.41
-Vốn khác 206.182 0.02 0.00 0.00
2.Lợi nhuận chưa phân phối 124.763.550 11.31 501.115.296 22.13 392.889.494 15.67
3.Chênh lệch tỷ giá 0.00 0.00 0.00
4.Các quỹ của Công ty 0.00 0.00 0.00
Trong đó : 0.00 0.00 0.00
Quỹ khen thưởng . phúc lợi 389.522 0.04 8.638.923 0.38 16.408.765 0.65
TỔNG NGUỒN VỐN 1.103.012.542 100.00 2.264.679.083 100.00 2.506.583.031 100.00
(Nguồn tài liệu : Báo cáo của công ty và tính toán của tác giả ) Theo bảng phân tích kết cấu nguồn vốn ta thấy, trong năm 2006 cứ 100 đồng tài sản thì được nguồn tài trợ từ Nợ phải trả là 34.24 đồng ( trong đó nợ ngắn hạn là 29.14 đồng . nợ dài hạn là 5.1 đồng ) và vốn chủ sở hữu là 65.76 đồng .Năm 2007 cứ 100 đồng tài sản thì được nguồn tài trợ từ Nợ phải trả là : 21.33 đồng ( trong đó nợ ngắn hạn là 20.21 đồng . nợ dài hạn là : 1.12 đồng ) và nguồn vốn chủ sở hữu là 78.67 đồng .Trong năm 2007 tài sản được tài trợ từ nguồn nợ phải trả thấp hơn năm 2006. nhưng lại cao hơn từ nguồn vốn chủ sở hữu. Năm 2008 cứ 100 đồng tài sản thì được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 34.02 đồng và vốn chủ sở hữu là 65.96 đồng
Như vậy, kết cấu về nguồn vốn năm 2007 có sự thay đổi rõ rệt so với năm 2006. Tỷ trọng nợ phải trả năm 2007 giảm 12.91% (34.21 -21.33 ) về mặt kết cấu . nhưng về mặt giá trị lại tăng 105.306.118.000đ, trong đó nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm về mặt kết cấu , tuy nhiên lại tăng về mặt giá trị . Năm 2008 nợ ngắn hạn tăng đột biến do doanh nghiệp phải đi vay vốn trong điều kiện khủng hoảng tài chính làm cho thị trường tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn
Nợ phải trả năm 2007 tăng về mặt giá trị là do khoản phải thu nội bộ tăng 242.947.395.000đ tương đương 100% .Nguồn tài trợ từ vốn chủ sở hữu cũng tăng đột biến 1.056.360.423.000đ, tức là tăng 145.63% so với năm 2006. Nếu xét về tỷ suất đầu tư thì tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2007 tăng 12.91% (78.67 - 65.76) .Do trong năm công ty đã huy động thêm vốn góp bằng cách phát hành 60 triệu CP, làm cho vốn góp tăng 60 tỷ đồng, thặng dư vốn tăng 611.965.459.000 đ . Điều này cho thấy tài chính của công ty là rất an toàn , tuy tỷ suất tài trợ cao nhưng tỷ suất lợi nhuận (ROE) vẫn đảm bảo ( năm 2006 ROE là 17.02% , năm 2007 ROE là 28.12% ).
Kết luận :
Qua phân tích chung tình hình tài chính từ việc đánh giá khái quát, mối quan hệ cân đối đến việc kết cấu vốn và nguồn vốn của công ty cho phép ta có những nhận xét như sau :
Tình hình tài chính của công ty là khá tốt tuy gặp nhiều khó khăn trong năm 2008 .Việc phân bổ vốn nhìn chung đã hợp lý .Tuy khoản nợ phải thu còn cao, một phần do tính chất của công ty xuất khẩu nói chung và công ty xuất khẩu lớn như Nam Việt nói riêng, thời hạn thanh toán của một lô hàng xuất có thể tới 30 đến 60 ngày, vào thời điểm cuối năm, công ty xuất khẩu nhiều nên công nợ phải thu tăng cao hàng tồn kho lớn, đây có thể là chiến lược của công ty hàng tồn kho quá nhiều cũng là điều đáng lưu ý .Công ty đã có sự đầu tư về cả chiều rộng và chiều sâu rất tốt.
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh, các khoản nợ phải trả giảm, tỷ suất tài trợ tăng, tỷ suất lợi nhuận cũng tăng, tất cả đều thể hiện một khả năng tài chính vững mạnh của công ty .
Tuy nhiên, việc phân tích chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát, để có kết luận đúng đắn và chính xác phải đi sâu phân tích một số chỉ tiêu khác liên quan tình hình tài chính của Công ty, đồng thời kết hợp với tình hình thị trường, khả năng hiện tại của Doanh nghiệp thì mới thấy hết bức tranh toàn diện của công ty mới đề ra được những biện pháp tài chính hữu hiệu nhất.
3.2.1 PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP NAM VIỆT
3.2.1.1 Phân tích tình hình doanh thu- chi phí:
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐVT:1.000đ
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1. Doanh thu thuần 2.707.076.201 100
3.193.437.26
5 100 3.479.271.796 100.00 2. Giá vốn hàng bán 2.160.640.409 79.81 2.486.914.135 77.88 2.966.075.387 85.25