Phân tích tình hình doanh thu-chi phí

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Nam Việt docx (Trang 48)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.1Phân tích tình hình doanh thu-chi phí

BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

ĐVT:1.000đ

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1. Doanh thu thuần 2.707.076.201 100

3.193.437.26

5 100 3.479.271.796 100.00 2. Giá vốn hàng bán 2.160.640.409 79.81 2.486.914.135 77.88 2.966.075.387 85.25

3. Lợi nhuận gộp 546.435.792 20.19 706.523.130 22.12 513.196.408 14.75 4. Doanh thu họat động tài chính 15.513.268 0.57 73.100.326 2.29 164.535.184 4.73 5. Chi phí tài chính 39.985.715 1.48 41.518.466 1.3 167.386.799 4.81 - Trong đó : Lãi vay phải trả 37.522.516 1.39 22.534.758 0.71 79.351.580 2.28 6. Chi phí bán hàng 217.763.890 8.04 276.741.702 8.67 301.315.888 8.66 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 29.338.140 1.08 39.544.450 1.24 50.928.598 1.46

8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 274.861.315 10.15 421.818.837 13.21 158.100.306 4.54 9. Thu nhập khác 51.891.716 1.92 27.526.518 0.86 4.376.153 0.13 10. Chi phí khác 48.812.321 1.8 18.625.093 0.58 2.766.405 0.08 11. Lợi nhuận khác 3.079.394 0.11 8.901.425 0.28 1.609.747 0.05

12. Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế 277.940.710 10.27 430.720.262 13.49 159.710.053 4.59 13. Chi phí thuế TNDN hiện hành 11.642.665 0.43 46.025.561 1.44 18.066.442 0.52 14. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 (1.657.045) -0.05 264.112 0.01

15. Lợi nhuận sau thuế (60 = 50 -

51) 266.298.045 9.84 386.351.746 12.1 141.379.498 4.06

Nhìn vào bảng kết cấu ta thấy : giá vốn hàng báng năm 2006 chiếm tỷ trọng 79.81% trên doanh thu thuần. sang năm 2007 giá vốn chiếm 77.88%, điều này cho thấy năm 2007 các khoản chi phí sản suất đã được quản lý tốt hơn, doanh thu tăng cao, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng thấp hơn do đó đẩy lợi nhuận năm 2007 tăng cao. Tuy nhiên năm 2008 giá vốn chiếm đến 85% chi phí sản xuất tăng cao do chi phí nhân công lớn nhưng doanh thu tăng không tương xứng do thị trường xuất khẩu một thời gian dài đóng băng.

Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 lần lượt chiếm tỷ trọng 8.04% ;1.08% trên doanh thu, năm 2007 chiếm tỷ trọng lần lượt là 8.67% . 1.24 % tăng nhẹ so với năm 2006, đây là điều đương nhiên vì năm 2007 mức hoạt động của công ty rất lớn, doanh thu tăng mạnh làm cho chi phí quản lý kinh doanh cũng tăng theo . Tuy nhiên mức tăng của chi phí quản lý kinh doanh là không đáng kể so với mức độ tăng doanh thu do đó nó không tác động nhiều đến việc tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty . Năm 2008 các chi phí bán hàng, quản lý có phần nhích hơn so với năm 2006, 2007 mặc dù con số không lớn lắm.

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2006 chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu, năm 2007 tăng đáng kể so với năm 2006 chiếm 2.29 % trong tổng doanh thu .

Chi phí tài chính năm 2006 chiếm tỷ trọng 1.48 %, năm 2007 giảm còn 1.30 % trong tổng doanh thu, tuy có tăng về mặt giá trị nhưng là quá nhỏ để làm tác động đến lợi nhuận của công ty .Cho thấy trong năm 2007 tuy công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu đạt cao nhưng công ty vẫn đủ vốn hoạt động, tiền vay Ngân hàng không tăng mà giảm ( lãi vay 2007 giảm 14.987.758.000 đ so với năm 2006).

Lợi nhuận khác cũng có sự thay đổi nhẹ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu. năm 2006 chiếm tỷ trọng 0.11 % trong tổng doanh thu năm 2007 chiếm tỷ trọng 0.28%. Các khoản thu nhập khác, chi phí khác chủ yếu là các khoản doanh thu và chi phí nhượng bán tài sản cố định, tuy năm 2007 doanh thu khác giảm 1.06 % về mặt kết cấu nhưng bù lại chi phí khác cũng giảm 1.22 % về mặt kết cấu .

Qua phân tích trên cho thấy giá vốn hàng bán có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể xem là yếu tố chủ lực trong việc giải thích về kết quả tăng lợi nhuận của công ty. Để hiểu rõ khoản mục này ta phân tích tiếp các nhân tố chủ yếu cấu thành giá vốn hàng bán :

Đvt: %

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu 100.00 100.00 100.00

Giá vốn hàng bán 79.81 77.88 85.25

Lãi gộp 20.19 22.12 14.75

( Trích từ bảng phân tích KQHĐKD)

(Trong bảng trên ta lấy doanh thu làm gốc, các số liệu còn lại được tính theo tỷ lệ với doanh thu )

Bảng trên cho ta thấy giá vốn càng thấp thì doanh nghiệp có lãi càng nhiều nên lãi gộp tăng lên tương đương. Vì vậy Doanh nghiệp muốn lợi nhuận cao phải giảm tới mức tối thiểu giá vốn hàng bán bằng cách giảm hợp lý các yếu tố cấu thành nên nó. Ta xét các yếu tố cấu thành :

Đvt:1000đ Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giá trị % Giá trị % Gía trị % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu 2.707.076.201 100.00 3.193.437.265 100.00

3.479.271.79

6 100.00 Chi phí NVL trực tiếp 1.846.641.683 68.22 1.276.041.339 39.96 1.425.292.312 40.96 Cphí nhân công trực tiếp 79.859.366 2.95 87.218.036 2.73 83.575.593 2.4 Chi phí SX chung 187.919.076 6.94 440.223.031 13.79 189.131.483 5.4

( Nguồn tài liệu: Báo cáo của công ty và tính toán của tác giả ) Từ bảng trên ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là thành phần cơ bản cấu thành nên giá vốn. Nếu xét trong 100 đơn vị doanh thu ta thấy :

Trong năm 2007 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp cho 100 đơn vị doanh thu đều giảm so với năm 2006. Chi phí nguyên liệu trực tiếp giảm mạnh, tuy năm 2007 công ty đẩy mạnh công suất sản xuất, số lượng nguyên liệu mua vào nhiều hơn nhưng chi phí lại thấp hơn, một mặt là do giá mua nguyên liệu bình quân năm 2007 thấp hơn so với năm 2006, điều này cũng dễ hiểu, năm 2007 với sự phát triển về nuôi cá ở Đồng bằng sông Cửu Long, với lượng cá nguyên liệu dồi dào, đã có lúc nguyên liệu nhiều dẫn đến cung vượt cầu làm cho giá cá nguyên liệu giảm mạnh so với năm 2006. Đây là một trong những thuận lợi lớn của các Công ty chế biến thuỷ sản như Công ty Nam Việt. Chi phí sản xuất chung năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006, điều

này không phải do khâu tổ chức trong sản xuất yếu kém làm tăng chi phí sản xuất, mà trong năm 2007 công ty đã thuê ngoài gia công sản phẩm với một sản lượng đáng kể. Đây là chính sách dự trữ hàng của công ty khi mà giá nguyên liệu đầu vào đang thuận lợi. Tuy chi phí sản xuất chung tăng cao nhưng như ta đã biết, chi phí nguyên vật liệu chính mới là chi phí chủ đạo trong việc cấu thành giá vốn hàng bán. Do đó chi phí sản xuất chung tăng cũng không thể làm ảnh hưởng đến giá vốn của năm 2007 bằng việc tác động của chi phí nguyên vật liệu giảm mạnh. Năm 2008 tỷ lệ chi phí NVLTT trên doanh thu tương đương với năm 2007 ở mức 40% do năm 2008 giá nguyên liệu vẫn ở mức thấp khi cung vượt cầu tạo điều kiện giảm chi phí nguyên liệu đầu vào cho công ty. Chi phí nhân công trực tiếp cũng ở mức cao tuy nhiên có giảm so với năm 2007, chi phí sản xuất chung năm 2008 giảm mạnh so với năm 2007 do công ty giảm mạnh thuê gia công.

3.2.1.2 Phân tích tình hình lợi nhuận:

Nếu như phần trước dựa trên Bảng cân đối kế toán để phân tích đã cho ta biết phần nào về sức mạnh tài chính, tình hình quản lý sử dụng vốn, mục đích sử dụng các nguồn vốn …thì việc phân tích các khoản mục báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bổ sung thêm các thông tin về tài chính, góp phần làm cho “bức tranh” tài chính công ty sinh động hơn, nó cho biết việc quản lý chỉ đạo kinh doanh của các nhà quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty .

Để thuận lợi cho việc phân tích. dựa trên các khoản thực tế của Báo cáo kết quả kinh doanh đồng thời có sự điều chỉnh, ta lập bảng phân tích như sau:

BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

ĐVT:1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tăng /Giảm 2006-2007 2007 -2008

1. Doanh thu thuần 2.707.076.201 3.193.437.265 3.479.271.796 486.361.065 285.834.531 2. Giá vốn hàng bán 2.160.640.40 9 2.486.914.13 5 2.966.075.387 326.273.727 479.161.252 3. Lợi nhuận gộp 546.435.792 706.523.130 513.196.408 160.087.338 (193.326.722) 4. Doanh thu họat động tài chính 15.513.268 73.100.326 164.535.184 57.587.057 91.434.858 5. Chi phí tài chính 39.985.715 41.518.466 167.386.799 1.532.751 125.868.333 - Trong đó : Lãi vay phải trả 37.522.516 22.534.758 79.351.580 (14.987.758) 56.816.822 6. Chi phí bán hàng 217.763.890 276.741.702 301.315.888 58.977.812 24.574.186 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 29.338.140 39.544.450 50.928.598 10.206.311 11.384.148

8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 274.861.315 421.818.837 158.100.306 146.957.522 (263.718.531) 9. Thu nhập khác 51.891.716 27.526.518 4.376.153 (24.365.198) (23.150.365)

11. Lợi nhuận khác 3.079.394 8.901.425 1.609.747 5.822.030 (7.291.678)

12. Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế 277.940.710 430.720.262 159.710.053 152.779.552 (271.010.209) 13. Chi phí thuế TNDN hiện hành 11.642.665 46.025.561 18.066.442 34.382.896 (27.959.119) 14. Chi phí thuế TNDN hoãn lại -1.657.045 264.112 (1.657.045) 1.921.157

15. Lợi nhuận sau thuế (60 = 50 -

51) 266.298.045 386.351.746 141.379.498 120.053.701 (244.972.248) (Nguồn tài liệu : Báo cáo của công ty và tính toán của tác giả ) Theo bảng phân tích ta thấy. lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng 120.053.701.000 đ tương đương tăng 45.08%, cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và phát triển mạnh mẽ của Công ty . Điều này được thể hiện :

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006. tăng 53.47% tương đương 146.957.522.000đ. Do doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh 371.21% do thu lãi từ các khoản đầu tư, lãi chênh lệch tỷ giá, trong khi đó chi phí tài chính tăng không đáng kể, một phần do lãi vay giảm mạnh vì năm 2007 công ty đã có một nguồn vốn dồi dào từ khoản thặng dư vốn nên các khoản vay Ngân hàng giảm mạnh. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đáng kể do năm 2007 doanh số của công ty tăng cao đạt 3.200.352.091.125 đ( xem phụ lục) trong đó doanh thu xuất khẩu đạt 2.550.635.689.000 đ dẫn đến chi phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh nghiệp tăng theo. Mặt khác lãi gộp năm 2007 tăng 160.087.338.000đ so với năm 2006 đã bù đắp khoản tăng 69.184.123.000 đ của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên năm 2008 lợi nhuận so với năm 2007 đã giảm đến 244 tỷ đây là điều nằm ngoài kế hoạch của công ty, do tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu tác động hết sức nặng nề trong khi doanh thu tăng chậm thì doanh nghiệp phải vay tiền với lượng lớn làm cho lợi nhuận giảm rất mạnh xuống còn 141.379.498 nghìn đồng.

Lãi gộp năm 2007 tăng 160.087.338.000 đ so với năm 2006 do năm 2007 Doanh thu thuần tăng mạnh 17.97 % trong khi giá vốn chỉ tăng 15.1% (năm 2006 giá vốn chiếm 79.81% trên Doanh thu thuần. năm 2007 giá vốn chỉ chiếm 77.87 %) làm cho lợi nhuận gộp tăng 160.087.338.000đ tương đương tăng 29.3% . Năm 2008 lãi gộp giảm so với năm 2007 do giá vốn tăng cao và nhanh hơn doanh thu do chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính.

3.3.1PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 3.3.1/ Phân Tích Các Hệ Số Tài Chính

3.3.1.1 Phân tích tình hình thanh toán

 Năm 2006 : 846.440.862 K = = 2,63 321.424.912  Năm 2007 : 1.248.802.901 K = = 2,73 457.671.102  Năm 2008 : 1.964.563.023 K = = 2,33 840.870.857 Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Khả năng thanh toán

hiện thời (lần) 2,63 2,73 2,33

Hệ số thanh toán hiện thời cả hai năm đều lớn hơn 2 . chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của công ty . Không hề có dấu hiệu khó khăn về tài chính cũng không có quá nhiều tiền nhàn rỗi . chứng tỏ công ty quả trị tài sản lưu động rất tốt

Năm 2007 . hệ số thanh toán hiện thời lớn hơn 0.1 lần so với năm 2006 do tài sản lưu động tăng lên : 402.362.039 nghìn đồng( hay 47.54 %) . nợ ngắn hạn lại tăng 136.246.190 nghìn đồng ( hay 42.38 % ) chứng tỏ khả năng năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2007 còn tốt hơn năm 2006, điều này rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2008 hệ số thanh toán hiện thời có giảm so với năm 2006 và 2007 do nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn tốc độ tăng tài sản lưu động nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán của công ty.

Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp một cách đúng hơn, đầy đủ hơn ta kết hợp chỉ tiêu thanh toán nhanh . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khả năng thanh toán nhanh .

 Năm 2006 : 846.440.862 - 195.587.417 Tỷ số thanh toán = nhanh 321.424.912 = 2.02 lần  Năm 2007 : 1.248.802.901 - 224.491.395

nhanh 457.671.102 = 2.24 lần  Năm 2008: 1.964.563.023 - 151.534.984 Tỷ số thanh toán = nhanh 840.870.857 = 2.16 lần Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Tỷ số thanh toán nhanh

(lần) 2.02 2.24 2.16

Hệ số thanh toán nhanh cho biết, ở năm 2006 cứ 100 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh khoản bởi 202 đồng tài sản. năm 2007 cứ 100 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh khoản bởi 224 đồng tài sản. Như vậy khả năng thanh toán nhanh ở năm 2007 cao hơn năm 2006 là 0.22 lần . Khả năng thanh toán nhanh tăng do tài sản lưu động năm 2007 tăng 402.362.039 nghìn đồng ( hay 47.54 %) trong khi hàng tồn kho tăng 28.903.978 nghìn đồng (hay 14.78%). Năm 2008 hệ số thanh toán nhanh cao hơn năm 2006 nhưng thấp hơn năm 2007 do hàng tồn kho năm 2008 giảm trong khi tài sản tăng nhưng không tăng nhanh bằng nợ ngắn hạn.

Kết luận :

Từ số liệu phân tích trên cho ta thấy, khả năng thanh của công ty là rất tốt cả trong ba năm . Nợ ngắn hạn của công ty luôn được đảm bảo thanh toán một cách tốt nhất .Chứng tỏ một khả năng tài chính dồi dào cũng như quản trị tài chính của công ty nằhm đáp ứng nhu cầu hoạt động lâu dài cuả doanh nghiệp.

3.3.1.2Tỷ số hoạt động Số vòng quay hàng tồn kho:  Năm 2006: 150.204.094 +195.587.417 Hàng tồn kho = bình quân 2 = 172.895.756 ( nghìn đồng ) 2.707.076.201 Vòng quay = hàng tồn kho 172.895.756 = 15.66 vòng 360 Thời gian tồn =

= 22.99 ngày  Năm 2007: 195.587.417+224.491.395 Hàng tồn kho = bình quân 2 = 210.039.406 ( nghìn đồng ) 3.193.437.265 Vòng quay = hàng tồn kho 210.039.406 = 15.20 vòng 360 Thời gian tồn = kho bình quân 15.20 = 23.68 ngày  Năm 2008 151.534.984+224.491.395 Hàng tồn kho = bình quân 2 = 188.013.190 ( nghìn đồng ) 2.966.075.387 Vòng quay = hàng tồn kho 188.013.190 = 15.77 vòng 360 Thời gian tồn = kho bình quân 15.77 = 22.8 ngày

Vòng quay hàng tồn kho năm 2007 là 15.2 vòng. giảm nhẹ so với năm 2006 là 0.46 vòng do năm 2007 công ty đẩy mạnh công suất, tuy năm 2007 doanh thu tăng khá

Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Hàng tồn kho bình quân (nghìn đồng) 172.895.756 210.039.406 188.013.190 Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 15.66 15.20 15.77

Thời gian tồn kho bình

mạnh, nhưng tốc độ tăng vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho. Năm 2008 vòng quay hàng tồn kho tăng hơn cả 02 năm 2006. 2007 vòng quay tăng lên 15.77 vòng

Kỳ thu tiền bình quân

Các khoản phải thu của công ty chủ yếu gồm : phải thu của khách hàng. phải thu nội bộ. phải thu khác .Ở đây ta không xét đến khoản phải thu nội bộ .chỉ xét 02 khoản còn lại. Ta có công thức sau :

Năm 2006 547.732.986 + 2.106.051 Kỳ thu tiền = x 360 bình quân 2.707.073.201 = 73.12 ngày Năm 2007 344.848.159 +4.803.896 Kỳ thu tiền = x 360 bình quân 3.193.437.265 = 39.42 ngày Năm 2008 20.964.269 +465.247.892 Kỳ thu tiền = x 360 bình quân 3.479.271.795 = 50.30 ngày Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Kỳ thu tiền bình quân

(ngày) 73.12 39.42 50.30

Kỳ thu tiền bình quân năm 2007 giảm mạnh so với năm 2006 là 33.7 ngày. Do năm 2007 doanh thu tăng. trong khi các khoản phải thu lại giảm. Tuy nhiên các khoản phải thu năm 2007 giảm là do công ty đã điều chỉnh một phần các khoản phải thu khách hàng sang các khoản phải thu nội bộ. Nhưng dù sao thì sang năm 2007, chính sách thu hồi nợ của công ty cũng phần nào được cải thiện . Kỳ thu tiền cao do đặc thù của công ty xuất khẩu, do phương thức thanh toán. do chính sách của công ty. Công ty Nam Việt là một công ty lớn, xuất khẩu cá tra đứng đầu cả nước, doanh thu cao, hình thức thanh toán cũng đa dạng : TT trả trước , TT trả sau , hình thức thư tín dụng 60 ngày và một số thỏa thuận nằm trong chính sách của công ty .Vì vậy kỳ thu tiền cũng đa dạng dẫn đến kỳ thu

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Nam Việt docx (Trang 48)