THUẾ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC LỆ PHÍ Ô NHIỂM 1 THUẾ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Tài liệu Những vấn đề chung về quản lí môi trường ppt (Trang 64 - 68)

3. 2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

8.2. THUẾ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC LỆ PHÍ Ô NHIỂM 1 THUẾ MÔI TRƯỜNG

8.2.1. THUẾ MÔI TRƯỜNG

khái niệm chung về thuế môi trường

Thuế là hình thức đóng góp bắt buộc do luật định với các thể nhân, và pháp nhân, và pháp nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế có các đặc điểm:

+ Thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp cho nguồn nộp, người nộp thuế không được hưởng quyền lợi phục vụ trực tiếp của Nhà nước và cũng không được đòi hỏi Nhà nước hoàn trả cho mình tương ứng với số thuế nộp ít hay nhiều.

+ Thuế phải được thiết lập trên nguyên tắc luật định, bởi vì thế liên quan đến lợi ích kinh tế chung của toàn xã hội và ảnh hưởng đến công cuộc phát triển kinh tế, nên theo qui định của hiến pháp, chỉ có quốc hội mới có quyền ban hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ các luật thuế theo trình tự lập pháp chặc chẻ.

+ Thuế được nhà nước sử dụng như một công cụ kinh tế quan trọng nhằm huy động một nguồn thu lớn cho ngân sách, điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội.

+ Thuế được phân loại theo tính chất điều tiết:

• Thuế gián thu đánh vào giá trị hàng hóa khi nó lưu chuyển trên thị trường và là yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng.

• Thuế trực thu là loại thuế thu trực tiếp của các thể nhân và pháp nhân khi có tài sản, thu nhập có qui định phải nộp thuế.

+ Thuế phân loại theo đối tượng nộp thuê:ú

• Thuế doanh thu đánh vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. • Thuế đánh vào các sản phẩm hàng hóa (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế

xuất nhập khẩu )

• Thuế đánh vào thu nhập (thuế thu nhập, thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất... )

• Thuế đánh vào tài sản (thuế nhà đất, thuế trước bạ.. )

• Thuế đánh vào việc sử dụng một số tài sản của nhà nước (thuế vốn, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp )

Các yếu tố cơ bản của luật thuế + Đối tượng nộp thuế + Đối tượng tính thuế. +Thuế suất và biểu thuế:

• Thuế suất : mức thu được ấn định trên một đối tượng tính thuế.

• Biểu thuế, thống kê các loại thuế qui định cho một đối tượng tính thuế. + Chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế.

+ Thủ tục quả lý thu nộp thuế.

Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là một loại thuế thực hiện điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

+ Đối tượng nộp thuế: các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế quốc doanh, không phân biệt nghành nghề, hình thức khai thác , hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên, có địa điểm lưu động hay cố định có khai thác, sử dụng tài nguyên lòng đất,mặt đất , mặt nước..

+Đối tượng tính thuế là giá trị tài nguyên khai thác được:

Giá trị nguyên = số lượng tài nguyên x giá tính thuế (giá bán thực tế trung bình x hệ số )

+ Thuế suất- biểu thuế được quy định riêng cho từng loại tài nguyên trong Pháp lệnh thuế về tài nguyên:

• Thuế suất và biểu thuế dựa vào sự đánh giá chất lượng tài

nguyên, điều kiện khai thác và chi phí vận chuyển tài nguyên có tính thông lệ quốc tế và đối sánh với thị trường tiêu thụ.

• Thực hiện chế độ miễn giảm thuế tài nguyên cho các tổ chức cá nhân người Việt Nam trong thời gian đầu khai thác gặp thiên tai, dịch họa, tai nạn bất ngờ hoặc tận thu tài nguyên.

Cách tính thuế trên đây hoàn toàn phù hợp đối với tài nguyên tái tạo như : sản phẩm rừng tự nhiên, sản phẩm thủy sản tự nhiên, nước tự nhiên,v .v. và tài nguyên không tái tạo chưa xác định được trữ lượng. Với tài nguyên không tái tạo đã xác định được trữ lượng, thì đối tượng tính thuế phải là trữ lượng tài nguyên mất đi trong quá trình khai thác.

Thuế môi trường

Là khoản thu của ngân sách nhà nước nhằm điều tiết các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường quốc gia.

+ Các nguyên tắc tính thuế môi trường :

• Hướng vào mục tiêu phát triển bền vững và chính sách kế hoạch môi trường cụ thể của quốc gia.

• Người gây ô nhiễm môi trường phải trả tiền (phương pháp) • Mức thuế và biểu thuế phải căn cứ vào các tiêu chuẩn môi trường của quốc gia.

• Biểu thuế và thuế suất phải căn cứ vào các tiêu chuẩn môi trường của quốc gia, các thông lệ quốc tế và các tiêu chuẩn môi trường thế giới.

+ Phân loại thuế môi trường:

• Thuế gián thu: đánh vào giá trị sản phẩm hàng hóa gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất. Ơí đây, thiệt hại môi trường rất khó đo đếm được. Thuế môi trường có thể được tính trên tổng doanh thu trên hoạt động sản xuất.

• Thuế trực thu: đánh vào lượng chất thải độc hại đối với môi trường do cơ sở gây ra, thí dụ như thuế CO2,SO2 , thuế môi trường của hoạt động khai thác khoán sản. Ơí đây, cần phân biệt thuế môi trường với phí môi trường. Thuế môi trường là khoản thu chung của ngân sách nhà nước, trong khi phí môi trường chỉ là khoản thu của ngân sách dành cho hoạt động môi trường. Mặt khác, phí môi trường có thể tính được bằng chi phí xử lý trực tiếp các chất thải phát sinh do hoạt động sản xuất, thuế môi trường được tính trên các thiệt hại trực tiếp và gián tiếp của chất lượng môi trường khu vực. Ví dụ, thuế môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản phải phản ánh sự suy thoái của chất lượng môi trường khu vực (bao gồm các thiệt hại do chất thải lỏng, rắn, khí và thiệt do suy giảm giá trị cảnh quan, tổn thất gỗ chống lò, gia tăng bệnh tật và các chi phí y tế của công nhân và dân cư,v.v..) và các thiệt hại đối với nghành kinh tế khác (du lịch , giao thông, nông lâm

nghiệp,v. v..). do vậy, thuế môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản có thể tính trên tổng lượng khoáng sản nguyên khai. Việc so sánh một số chức năng và đặc điểm chính của thuế môi trường và phí môi trường được trình bày trong bản III.1

Bảng III.1. so sánh đặc điểm và chức năng của thuế và phí môi trường.

Thuế môi trường Phí môi trường

Qui mô điều tiết Đối tượng tính thuế

Chức năng

Mục đích

Quốc gia (hoặc quốc tế)

Tổng sản phẩm của doanh nghiệp hoặc tổng doanh thu do bán sản phẩm

Nguồn thu chung của ngân sách nhà nước về thuế dùng cho các hoạt động điều tiết xã hội khác nhau.

Điều tiết hoạt động kinh tế xã hội chung của toàn xã hô

Địa phương (hoặc quốc gia)

Chỉ tính các loại chất thải độc hại có thể xử lý được.

Nguồn thu của ngân sách nhà nước dùng cho các lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Điều tiết việc đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường của

cơ sở sản xuất.

Một phần của tài liệu Tài liệu Những vấn đề chung về quản lí môi trường ppt (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)