QUỸ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tài liệu Những vấn đề chung về quản lí môi trường ppt (Trang 82 - 85)

3. 2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

8.7.3.QUỸ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Hiện trang

Hiện nay nước ta chưa có tổ chức quốc gia với tên gọi là Quỹ môi trường quốc gia mà mới có Ban điều hành Quỹ môi trường tàn cầu của Việt Nam. Trong thực tế, chúng ta đã có một số nguồn kinh phí hoạt động như một tổ chức quỹ môi trường cấp ngành và cấp địa phương (quỹ môi trường ngành than, chương trình 327,713, v.v. ).

Chương trình 327 “phủ xanh đất trồng đồi trọc” được hình thành theo quyết định của Chủ Tịch Hội đồng bộ trưởng ngày 15- 9- 1992 kèm theo nghị định 327 “ Một số chính sách về quản lý đất trồng, rường, đất nhiễm mặn ven biển và nước mặt”. Mục đích của chương trình là : phục hồi rừng phòng hộ và đặc dụng bằng việc trồng rừng và khoanh nuôi rừng tái sinh; bảo vệ rừng tại nơi có tình trạng du canh, du cư bằng việc phối hợp giữa chính quyền địa phương, kiểm lâm và chính sách kinh tế xã hội ; giúp dân di cư chuyển đến các vùng dự án để mở rộng sản xuất. Nguồn kinh phí của quỹ gồm : ngân sách nhà nước, thuế tài nguyên rừng, vay ưu đãi, các nguồn ODA và nước ngoài, đóng góp của các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trong khu vực, đóng góp của dân bằng hiện vật. Cơ chế cấp kinh phí : các dự án phải

được Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch đầu tư phê chuẩn và sự đồng ý của Bộ NN& PTNT theo mức 50.000 đ/ha/năm với việc bỏa vệ rừng, 1,7 triệu đ/ha/ năm với việc trồng mới,0,3 đ/ha/năm với việc chăm sóc rừng. Kinh phí của chương trình còn được cấp cho phát triển cơ sở hạ tầng nông than (nước sạch, y tế, giáo dục..) ; phân bổ lại lực lượng lao động; chi phí quản lý 8% tổng kinh phí. Các nguồn vay không có lãi được áp dụng với trồng cây công nghiệp lâu năm, knh tế vườn, mua con giống. Chương trình có hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương. Ơí cấp trung ương, Ban chỉ đạo gồm các thứ trưởng Bộ NN& PTNT, Bộ KH& ĐT, Bọ TC; ở cấp tỉnh là PCT UBND tỉnh và các giám đốc sở NN& PTNT, KH & ĐT, kho bạc; ở cấp huyện do phó chất thải huyện làm trưởng ban. Kết quả tổng kết chương trình 327 vào

khoảng tháng 12- 1996 cho thấy:diện tích trồng rừng mới đạt 450.000 ha, diện tích trồng cây công nghiệp tăng lên, mức sống của nhân dân vùng núi được cải thiện, khai hoang và khai thác gỗ rừng giảm, tạo thêm nhiều việc mới, một số trường học, trạm y tế.

Quỹ môi trường ngành than (VINACOAL). Quỹ này được hình thành trên cơ sở trích 1% doanh thu của tất cả các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty than cho các hoạt động bảo vệ môi trường. đây là một công cụ tài chính của Vinacoal nhằm nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp ngành than trong công tác thực hiện Luật môi trường. Các hoạt động chủ yếu của Quỹ bao gồm đầu tư dưới hình thức cho vay với lãi suất bằng không và ưu đãi đối với các dự án mang tính chất chiến lượt và toàn vùng (Cẩm phả, Hòn Gai, Uông Bí, Thái nguyên ); hỗ trở các dự án nghiên cứu và đầu tư đổi mới và hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến than; hỗ trở vốn cho các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty than thực hiện các dịch vụ môi trường như quản lý và xử lý chất thải, hoàn nguyên đất sau khai thác; đầu tư ứng cứu ban đầu khi xẩy ra sự cố môi trường nghiêm trọng tại các mỏ; tham gia vào các dự án môi trường quốc gia và các khu vực có liên quan. Các

nguồn vốn cho quỹ được dự kiến : các chi phí và thuế môi trường , các nguồn vốn ngân sách, quỹ ODA, viện trợ song phương và đa phương, viện trợ của các tổ chức quốc tế UNDP, ADB, WB, ... . Quỹ được điều hành bởi ban quản lý do một phó tổng giám đốc làm giám đốc và các chuyên viên và giám đốc của các đơn vị thành viên Vinacoal. Bên cạnh ban quản lý có Hội đồng tư vấn gồm các chuyên gia được mời từ các ngành có liên quan.

Tổ chức quỹ môi trường Việt nam

Từ những điều đã trình bày ở trên ta thấy khái niệm về quỹ môi trường có nhiều định nghĩa theo các quan điễm khác nhau. Theo quan điễm nhà nước thì Quỹ môi trường là một cơ chế tài chính lập ra cho việc hổ trợ cho việc sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên một cách bền vững. Theo quan điễm kinh doanh thì quỹ môi trường là một cơ chế tài chính trong hệ thống quản trị kinh doanh vì mực tiêu lợi nhuận và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Quỹ môi trường có thể phân loại theo vùng địa lý và cấp quản lý : toàn cầu, quốc gia, vùng hoặc địa phương, ngành kinh tế. Theo chức năng về môi trường Quỹ môi trường có thể chia thành hai loại quỹ nâu và quỹ xanh. Quỹ xanh là cơ chế tài chính ổn định và lâu dài thuộc hệ thống quản lý về môi trường, với nguồn tài chính ban đầu dựa vào đóng góp hoặc đổi nợ lấy bảo vệ thiên nhiên và nguồn hổ trợ phát triển chính thức. Quỹ nâu là dạng quỹ môi trường chủ yếu liên quan đến các vấn đềm trong công nghiệp. Quỹ này được thành lập trong khi chính sách và cơ chế quản lý môi trường và hệ thống tài chính chưa phát triển (gia đoạn hiện nay của nền kinh tế Việt nam). Theo tính chất, quỹ môi trường có thể chia thành quỹ môi trường hoàn chỉnh và quỹ môi trường đặc biệt. Loại thứ hai chỉ hoạt động trong một khoảng thời gian và một vùng không gian hạn chế, thí dụ quỹ của ngành than, quỹ trồng rừng, quỹ định canh, quỹ nghiên cứu môi trường. Theo nguồn vốn, quỹ môi trường có thể có nhiều nguồn : ngân sách, thuế , phí , phạt về môi trường ; vốn ODA; ngân hàng thế giới, các nguồn vốn song phương, đa phương.

Quỹ môi trường có một số đặc trưng rất quan trọng : hình thành và tăng cường mối quan hệ đa ngành nhất là quỹ môi trường địa phương; tạo điều kiện để tăng cường vai trò giám sát của chính quyền trong phòng chống ô nhiễm, đặc biệt ở địa phương; tạo dựng tính ổn định lâu dài cho việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường thông thường các dịch vụ môi trường không có lãi và không phụ thuộc vào nguồn vốn của ngân sách cấp; tạo ra một địa chỉ tin cậy nhận các nguồn viện trợ trực tiếp, đặc biệt đối với nguồn vốn ODA.

Chức năng nhiệm vụ của quỹ môi trường : quỹ môi trường phải sinh lợi bằng việc cho vay có lãi, trong trường lỗ và hòa vốn thì cần phải tìm kiếm thêm vốn từ ngân sách nhà nước hoặc vốn ODA. Quỹ môi trường phải thực hiện chức năng trợ cấp giá cho các hoạt động môi trường dưới dạng một phần không thu hồi hoặc cho vay không có lãi. Quỹ môi trường phải thực hiện chức năng đồng cấp vốn cho các dự án kinh tế về phần vốn môi trường .

Có nhiều hình thức cấp vốn từ quỹ môi trường như : cho vay không lấy lãi hoặc lãi suất thấp; trả giúp phần lãi suất vay vốn ngân hàng của cơ sở sản xuất ; đảm bảo vốn vay của dự án trong trường hợp dự án không có khả năng chi trả; cho vay vốn qua một ngân hàng trung gian, v. v.

Quỹ môi trường có một số khó khăn trong quá trình thực hiện như: khó xác định một cách chính xác mức thu thích hợp từ các chủ thể gây ô nhiễm hoặc sử dụng tài nguyên tại các địa phương khác nhau và doanh nghiệp gồm nhiều thành viên khác nhau; khó ổn định nguồn thu cho quỹ môi trường do các khoản tiền phạt ngày một ít đi,v. v.

Trong gia đoạn hiện nay, cần nhất đối với Việt Nam là thành lập Quỹ Môi trường quốc gia và các phương án điều hành hoạt động quỹ (nguồn kinh phí, các ưu tiên đầu tư của Quỹ, cơ chế điều hành quỹ, v. v.). Quỹ môi trường quốc gia sẻ đóng vai trò chủ đạo đối với các quỹ môi trường khác của đất nước.

Một phần của tài liệu Tài liệu Những vấn đề chung về quản lí môi trường ppt (Trang 82 - 85)