3. 2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG
8.7. QUỸ MÔI TRƯỜNG (ENVIRONMENTAL FUND) 1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUỸ MÔI TRƯỜNG
8.7.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUỸ MÔI TRƯỜNG
Các chi phí dành cho công tác quản lý môi trường vaf xử lý các chất ô nhiễm thường chiếm một tỷ lớn trong vốn đầu tư xây dựng và quản lý hoạt động của dự án (nói theo cách của các nhà kinh tế đầu tư là không có lãi ) . Do vậy, các nha sản xuất thường lẩn tránh, các ngân hàng thường không nhận cho vay, vì các khoản đầu tư trên thực tế không tạo ra lợi nhuận. Để có kinh phí cho các hạn mục đầu tư nầy, cần phải tạo ra một quỹ môi trường , mà các nhà sản xuất và các tầng lớp xã hội khác điều có lợi khi sử dụng. Chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh về quỹ môi trường , nhưng có thể xem quỹ là nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Quỹ môi trường được thành lập từ các nguồn kinh phí bao gồm nguồn đóng góp ban đầu của ngân sách nhà nước; nguồn đóng góp của các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức các nhân; nguồn đóng góp từ phí môi trường và các loại lệ phí khác; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài (ODA), các nguồn viện trợ của chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế và tổ chức phị chính phủ.
Quỹ được thành lập và do tổ chức môi trường quản lý. Việc chi quỹ môi trường được tiến hành theo trình tự như sau:
Địa phương hoặc cơ sở sản xuất viết dự án chi quỹ và đệ trình ban quản lý quỹ. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, tổ chức quản lý quỹ tiến hành thẩm tra dự án và quyết định khoản tiền cho vay không có lãi, lãi xuất thấp hoặc trợ cấp không hoàn lại cho dự án đã được thẩm định trong khoảng thời hạn do hai bên quy định.
Các cơ sở sản xuất và địa phương có lợi ích ở các mặt: cho vay không có lãi hoặc lãi xuất thấp; có tiền đầu tư kinh phí để giảm chất thay ô nhiễm và giảm phí ô nhiễm phải nộp; có điều cải thiện điều kiện lao động của công nhân và điều kiện sống của dân cứ địa phương .