0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Giảm chặt phá rừng

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THÁCH THỨC VỀ KHÍ HẬU TRONG THẾ KỶ 21 (P3) DOC (Trang 48 -49 )

Các khu rừng trên thế giới là những kho chứa các-bon khổng lồ. Sự mất dần những kho chứa này do chặt phá rừng đã làm tăng thêm khoảng 1/5 tổng lượng cac-bon toàn ć ầu. Do vậy việc ngăn chặn chặt phá rừng có thể giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Song rừng không chỉ là kho chứa các-bon mà thôi. Rừng đóng vai trò rất thiết thực đối với cuộc sống của hàng triệu người nghèo - họ dựa vào rừng mà kiếm thức ăn, củi đốt và thu nhập. Và rừng nhiệt đới là những vùng đa dạng sinh học cực kỳ phong phú. Thách thức đối với hợp tác quốc tế là phải tìm cách khai thác được những lợi ích ba mặt đối với giảm nhẹ biến đổi khí hậu, con người và đa dạng sinh học, những lợi ích có thể

thu được qua việc bảo tồn rừng.

Các chính phủ hiện nay chưa làm được điều này. Thực tế về chặt phá rừng đã tự lên tiếng (Hình 3.9). Từ năm 2000 đến 2005, tỉ lệ mất rừng thực trên toàn thế giới trung bình là 73 ngàn km2

mỗi năm - một diện tích bằng quy mô một nước như Chi-lê. Rừng mưa nhiệt đới hiện đang bị thu hẹp với tốc độ 5% một năm. Mỗi một héc-ta rừng mất đi lại tăng thêm phát thải khí nhà kính. Mặc dù các khu rừng khác nhau về lượng các-bon chúng lưu giữ, rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh có thể lưu giữ khoảng 500 tấn CO2 một hécta.

Từ năm 1990 đến 2005, quỹ rừng toàn cầu

đang bị thu hẹp dự kiến sẽ làm tăng thêm 4 tỉ

tấn CO2 phát thải vào khí quyển của Trái Đất mỗi

Theo phương thức tiếp cận theo chương trình, các nước đang phát triển có thể cam kết đạt được một mức giảm thải cụ thể nào đó, hoặc trong một ngành nhất định (như ngành điện) hoặc cho toàn bộđất nước.

3

Tr Tr á n h b i ế n đổ i k hí h u n g u y h i m - c h i ế n l ượ c g i m n h

năm. Nếu rừng trên thế giới thuộc một nước thì nước đó sẽ là một trong những nguồn phát thải hàng đầu. Theo một ước toán, sự chặt phá rừng, suy thoái vùng đất có than bùn và cháy rừng

đã biến In-đô-nê-xi-a thành nguồn phát thải khí nhà kính lớn thứ ba trên thế giới. Việc chặt phá rừng Amazon cũng là một nguồn phát thải lớn nữa trên toàn cầu. Dữ liệu của Viện Instituto de Pesquisa Ambiental da Amazônia, một viện nghiên cứu ở Bắc Bra-xin, cho thấy chặt phá rừng

đã gây phát thải ước chừng 730 triệu tấn CO2 mỗi năm.146

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THÁCH THỨC VỀ KHÍ HẬU TRONG THẾ KỶ 21 (P3) DOC (Trang 48 -49 )

×