THÀNH PHỐ HUẾ

Một phần của tài liệu giao an lop 4 - tuan 29 (Trang 26 - 29)

I/. MỤC TIÊU:

+ Xác định vị trí của thành phố Huế trên bản đồ Việt Nam.

+ Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch phát triển.

+ Tự hào về thành phố Huế (Cố đô được công nhận là Di sản văn hoá thế giới năm 1993).

II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bản đồ, lược đồ thành phố Huế.

- Một số ảnh cảnh đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế. - Phiếu học tập.

III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Kiểm tra bài cũ:

- Tổ chức kiểm tra bằng hình thức: Hái hoa dân chủ.

Vì sao ngày càng có nhiều khách đến thăm quan miền Trung?

Người dân ở đồng bằng DHMT có những hoạt động kinh tế mới nào?

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, cho điểm.

- Vì DHMT có nhiều bãi tắm đẹp, nước biển trong xanh, nhiều di sản văn hoá, khách sạn, điểm vui chơi ngày càng nhiều.

- Người dân ở ĐB DHMT ngày càng có thêm nhiều hoạt động kinh tế mới: Phục vụ du lịch, làm việc trong nhà máy đóng tàu, sản xuất đường.

2) Dạy bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Các em đã được đến Huế bao giờ chưa?

- Huế được công nhận di sản văn hoá thế giới, là nơi hấp dẫn khách du lịch. Vậy Huế có vị trí ở đâu ? Huế có gì đặc biệt? Hôm nay chúng ta cùng đi thăm thành phố Huế. - GV ghi đầu bài.

b) Giảng bài:

- Để biết được vị trí, đặc điểm tự nhiên, công trình kiến trúc cổ của Huế, cô cùng các em tìm hiểu nội dung 1.

* Thiên nhiên vẻ đẹp với những công trình kiến trúc cổ:

- Quan sát bản đồ.

? Em hãy tìm tỉnh em trên bản đồ và cho biết: Từ Quảng Ninh tới Huế đi bằng phương tiện giao thông nào?

- 2 HS lên bảng chỉ.

+ Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đi bằng ô tô.

⇒Ta có thể đi bằng các phương tiện khác như tàu hoả, máy bay nhưng phải đi qua

các bến liên tỉnh.

- GV: Huế là 1 thành phố thuộc tỉnh TT Huế có diện tích 5010km, dân số 1.061.200 người, tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn, Huế cách biển không xa, trên vùng chuyển tiếp từ đồi thấp sang đồng bằng.

- GV phát phiếu, gọi HS đọc câu hỏi: Chỉ và nêu tên dòng sông chảy qua thành phố Huế?

Kể tên và xác định vị trí các công trình kiến trúc cổ kính của Huế?

- 1 HS đọc. + Sông Hương.

+ Cung đình, thành quách, kiến trúc Huế. + Chùa: Chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén. + Lăng: Lăng Khải Định, lăng Tự Đức. - Gọi HS trả lời câu hỏi 1. HS khác nhận xét và gọi HS lên bảng chỉ sông Hương. - Gọi HS trả lời câu hỏi 2.

- Gọi 2 HS lên đính vị trí các công trình kiến trúc vào lược đồ. - GV nhận xét tuyên dương.

- Gọi HS đọc câu hóiGK. ? Bạn nào xung phong trả lời.

? Đến với Huế, khách du lịch không những được mở rộng hiểu biết của mình qua các DLTC' mà khách du lịch còn được thưởng thức gì?

- GV treo bảng phụ. - Gọi HS đọc yêu cầu. ? Bài yêu cầu ta làm gì?

- Đây chính là BT4 trong VBT. - Yêu cầu lớp làm vào vở. - Nhận xét, chữa bài.

+ Điểm du lịch của Huế là chợ Đông Ba, cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ, ĐHC,... + Thăm nhà vườn.

+ Thưởng thức các món ăn địa phương. + Thưởng thức bài ca Huế.

- 1 HS đọc.

- Điền các ý thích hợp vào ô ghi rõ.

- Gọi 1 HS đọc lại bài đúng.

- Các em thấy Huế có đẹp không? bây giờ các em hãy thể hiện sự hiểu biết của mình về Huế qua trò chơi hướng dẫn viên di lịch nhé.

- Giờ trước cô nhắc các em sưu tầm tranh ảnh về Huế, các em đã sưu tầm chưa. - Cô chia lớp thành 2 đội.

+ GV phát giấy - HS thảo luận + HS trình bày.

- GV nhận xét tuyên dương.

3) Củng cố - Dặn dò:

- GV: Các em vừa được đến Huế bằng cách du lịch trong thời gian ngắn qua nội dung bài.

? Em hãy trình bày tóm tắt hiểu biết của em về thành phố Huế (Bài học: 1 - 2 HS nêu).

* Liên hệ:

? Ngoài những canh đẹp ở Huế, em còn biết DT... nào trong nước. ? Ở địa phương Móng Cái có cảnh đẹp nào?

- Huế đẹp mông mơ - nên Huế là tên đề tài cho các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác. Bây giờ cô cùng các em nghe một bài hát về Huế nhé.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn: về nhà học bài và CBBS.

Rút kinh nghiệm giờ dạy:……….

--- & œ ---

Một phần của tài liệu giao an lop 4 - tuan 29 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w