Thực hiện chiến lợc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp VN giai đoạn 2001 - 2010 (Trang 35 - 38)

1. Bản chất và nội dung của quá trình thực hiện chiến lợc.

Triển khai thực hiện chiến lợc là nhân tố quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện chiến lợc thành công. Thực hiện chiến lợc là quá trình chuyển ý tởng, chiến lợc đã đợc hoạch định thành những hành động cụ thể của tổ chức. Chuyển từ giai đoạn xây dựng sang thực hiện chiến lợc là quá trình chuyển giao trách nhiệm giữa các cấp và có thể khái quát quá trình triển khai chiến lợc thành 3 bớc cụ thể là: phân phối nguồn lực, xây dựng các chính sách phát triển công nghiệp, xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch ngắn hạn lớn hơn. * Các nguyên tắc triển khai thực hiện chiến lợc bao gồm:

Các chính sách phát triển công nghiệp phải đợc xây dựng trên cơ sở và h- ớng vào thực hiện hệ thống mục tiêu của chiến lợc.

Trong trờng hợp môi trờng không biến động ngoài giới hạn đã dự báo, các kế hoạch triển khai phải nhất quán và nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lợc. Kế hoạch càng dài hạn hơn thì càng mang tính khái quát hơn, kế hoạch càng ngắn hạn hơn thì tính cụ thể càng cao hơn.

Kế hoạch phải đợc phổ biến đến mọi ngành công nghiệp, mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội và phải có sự tham gia ủng hộ nhiệt tình của họ.

Luôn sự báo và phát hiên sớm những thay đổi ngoài dự kiến để chủ động thực hiên các thay đổi đó cần thiết đối với các hoạt động có liên quan.

Phải đảm bảo dự trữ đủ các nguồn lực cần thiết trong suốt quá trình triển khai và thực hiện chiến lợc một cách có hiệu quả.

2. Thiết lập các kế hoạch phát triển công nghiệp ngắn hạn.

Hoạch định chiến lợc và xây dựng các chính sách công nghiệp là hoàn toàn cha đủ mà còn phải trên cơ sở thiết lập các kế hoạch ngắn hạn hơn mới tạo khă năng biến các mục tiêu chiến lợc thành hiện thực vì các kế hoạch này đóng vai trò quan trọng trong phân phối nguồn lực cụ thể trong từng khoảng

thời gian ngắn hạn. Mục tiêu của các kế hoạch ngắn hạn nh những hớng dẫn cụ thể cho hành động, nó chỉ đạo và hớng dẫn các nỗ lực hoạt động của các ngành công nghiệp.

Để xây dựng kế hoạch ngắn hạn hơn, phải dựa vào chiến lợc phát triển công nghiệp, dự báo về môi trờng bên trong, bên ngoài và những biến động có thể nằm ngoài dự báo chiến lợc. Kế hoạch phát triển công nghiệp là bản phác thảo tơng lai của nền công nghiệp bao gồm các mục tiêu phải đạt đợc trong thời kỳ cụ thể xác định cũng nh những phơng tiện cần thiết để thực hiện mục tiêu đó.

Mỗi kế hoạch thờng bao gồm bản kế hoạch tổng hợp và bản kế hoạch bộ phận. Giữa kế hoạch tổng hợp và kế hoạch bộ phận có mối liên hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau: Kế hoạch tổng hợp đợc xác định trên cơ sở các kế hoạch bộ phận và đòi hỏi các kế hoạch bộ phận tơng ứng; và ngợc lại, các kế hoạch bộ phận tác động qua lại, ràng buộc nhau, lại vừa tác động trực tiếp, ràng buộc kế hoạch tổng hợp.

3. Xem xét, điều chỉnh cơ cấu tổ chức hiện tại theo mục tiêu chiến lợc.

Các mục tiêu chiến lợc quy định cơ cấu tổ chức cũng nh các chính sách đ- ợc thiết lập. Cơ cấu tổ chức thực hiện là một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu chiến lợc. Trong quá trình hoạt động môi trờng luôn thay đổi không chỉ dẫn đền thay đỏi mục tiêu chiến lợc cho phù hợp mà còn tác động đến sự phát triển của nền công nghiệp, luôn buộc cơ cấu tổ chức thay đổi theo.Vì vậy triển khai thực hiện chiến lợc phát triển công nghiệp thờng phải xem xét lại cơ cấu tổ chức và có thể điều chỉnh lại cho phù hợp. Mối quan hệ giữa chiến lợc và cơ cấu tổ chức biểu hiện ở cơ cấu phải phù hợp với chiến lợc và cơ cấu ảnh hởng đến chiến lợc.

Trong quá trình thực hiện chiến lợc cần dựa vào các mô hình tổ chức để lựa chọn cơ cấu tổ chức cho phù hợp với việc thực hiện chiến lợc. Mỗi một chiến lợc đều có những điểm mạnh và điểm yếu của nó vì vậy các nhà lão đạo cần biết khai thác các điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu của từng mô hình cho hợp lý.

Khi xây dựng hoặc điều chỉn cơ cấu tổ chức cần vhú trọng đến các biểu hện cơ cấu tổ chức kém hiệu quả: Cơ cấu tổ chức với quá nhiều cấp, chú ý quá

nhiều đến việc giải quyết các mâu thuãn, tổ chức quá nhiều các cuộc họp, hội nghị và có nhiều ngời tham dự, khoảng cách quá lớn có nhiều mục tiêu không đạt đợc. Có hai hớng thay đổi cơ cấu tổ chức là phát triển cơ cấu tổ chức và giữ kiểu cơ cấu tổ chức cũ, chỉ thay đổi cho phù hợp với chiến lợc đã chọn. Tién hành theo hớng nào là tùy thuộc vào phân tích các nhâ tố tác động cơ cấu tổ chức.

Quy trình xây dựng và điều chỉnh cơ cấu tổ chức gồm các bớc nh sau: Làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ then chốt, nghiên cứu mối quan hệ giữa các hoạt động có ý nghĩa chiến lợc quan trọng, các hoạt động mang tính thờng lệ và mối quan hệ giữa chúng, lựa chọn cơ cấu phù hợp, nhóm các hoạt động theo đơn vị dự kiến, xác định, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ quyền lợi của các ngành công nghiệp, lợi ích của các đối tợng trong nền kinh tế.

4. Phân phối các nguồn lực

Nguồn lực là yếu tố quan trọng là điều kiện cần về con ngời và cac phơng tiện khác để đảm bảo duy trùy và phát triển công nghiệp theo mục tiêu xác định. Các nguồn lực cụ thể bao gồm nhân lực và nguồn lực tài chính, kỹ thuật - công nghệ và các nguồn lực vật chất khác. Phân phối nguồn lực là quá trình lập đi lập lại việc cân đối và sự cân đối lại các nguồn lực trong suốt quá trình phát triển công nghiệp. Trong thực hiện chiến lợc, phân phối nguồn lực là hoạt động trung tâm, tạo điều kiện và đảm bảo cho quá trình thực hiện thắng lợi chiến lợc phát triển công nghiệp đợc giao.

Căn cứ cơ bản để phân phối các nguồn lực là các mục tiêu chiến lợc và các chơng trình sản xuất và/hoặc các kế hoạch ngắn hạn. Các vấn đề cần chú trọng giải quyết và nhận thức rõ các cản trở xuất hiện trong quá trình phân bổ hợp lý nguồn lực và các biện pháp xóa bỏ các cản trở xuất hiện.

Vì vậy, muốn đánh giá nguồn lực, đảm bảo nguồnlực trên cơ sở phân bổ vốn, cân đối ngân sách và phân bổ các nguồn lực khác, điều chỉnh nguồn lực.

5. Xây dựng các chính sách công nghiệp.

Chính sách là công cụ để thực hiện chiến lợc. Chính sách là những nguyên tắc chỉ đạo, quy tắc, phơng pháp, thủ tục đợc thiết lập nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu đã xác định.

Chính sách công nghiệp đợc thiết lập nhằm xác định các giới han, phạm vi và cơ chế bắt buộc cho các hoạt động, hớng dẫn phân công trách nhiệm giữa các ngành các cấp, các bộ phận và các cá nhân trong quá trình thực hiện và kiểm tra tình hình thực hiện chiến lợc theo mục tiêu nhất định. Cần đề cập đến các chính sách nh chính sách mở rộng thị trờng, chính sách giá cả, chính sách đầu t, chính sách phát triển các mặt hàng xuất khẩu, chính sách tài chính, chính sách phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp VN giai đoạn 2001 - 2010 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w