Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy,
phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ đánh giá được chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh và đưa ra các biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm vốn.
a. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Phân tích sức sản xuất của tài sản ngắn hạn
Hệ số này đo lường việc sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, nó cho biết một đồng tài sản ngắn hạn trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Ssx = Doanh thu thuần (đồng/đồng) (2-23) Vốn lưu động bình quân
Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn
Phản ánh cứ một đồng tài sản ngắn hạn bỏ ra trong năm tham gia sản xuất thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Ssl = Lợi nhuận thuần (đồng/đồng) (2-24) Vốn lưu động bình quân
b. Phân tích tình hình luân chuyển tài sản ngắn hạn
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản ngắn hạn vận động thường xuyên không ngừng qua các giai đoạn của quá trình sản xuất, nếu đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn sẽ góp phần giả quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn giảm thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn thấp. Khi phân tích tình hình luân chuyển ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Số vòng luân chuyển của tài sản ngắn hạn trong kỳ
Hệ số này cho biết trong kỳ kinh doanh tài sản ngắn hạn quay được mấy vòng. KLC = Doanh thu thuần (vòng) (2-25)
Vốn lưu động bình quân năm
Thời gian một vòng luân chuyển
Cho biết số ngày mà tài sản ngắn hạn luân chuyển trong một vòng. TLC = Thời gian kỳ phân tích (Ngày) (2-26)
Số vòng quay trong kỳ của VLĐ
Cho biết một đồng doanh thu trong kỳ doanh nghiệp dã cần phải sử dụng bao nhiêu tài sản ngắn hạn:
Kđảm nhiệm = Vốn lưu động bình quân (đồng/đồng) (2-27)
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ, doanh nghiệp phải huy động bao nhiêu đồng vốn lưu động. Kđảm nhiệm càng nhỏ thì càng tốt và thể hiện khả năng sử dụng vốn lưu động hiệu quả.
Kết quả tính toán các chỉ tiêu được thể hiện ở bảng 2- 26
Bảng tính toán hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2011
Bảng: 2-26 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 So sánh +/- %
Doanh thu thuần Tỷ đồng 7295,61 9484,92 2189,31 130,01 Lợi nhuận thuần Tỷ đồng 676,25 591,49 -84,76 87,47 Tài sản ngắn hạn Tỷ đồng
a.Đầu năm Tỷ đồng 3590,40 7784,69 4194,30 216,82 b.Cuối năm Tỷ đồng 7784,69 9826,01 2041,31 126,22 c.Bình quân Tỷ đồng 5687,54 8805,35 3117,81 154,82 Sức sản xuất của TSNH đ/đ 1,28 1,08 -0,21 83,98 Sức sinh lời của TSNH đ/đ 0,12 0,07 -0,05 56,50 Số vòng luân chuyển của
TSNH vòng 1,28 1,08 -0,21 83,98
Thời gian1vòng luân chuyển ngày 280,65 334,21 53,56 119,08
Hệ số đảm nhiệm đ/đ 0,78 0,93 0,15 119,08
Qua bảng phân tích trên ta thấy sức sản xuất của tài sản ngắn hạn năm 2011 giảm đi so với năm 2010 0,21 tương ứng giảm 16,02%. Như vậy việc sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp kếm hiệu quả hơn so với năm 2010, do các yếu tố về tình hình lạm phát, giá cả thị trường tăng mạnh ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của Tổng công ty. Cũng do vậy mà sức sinh lời của tài sản ngắn hạn giảm gần một nủa so với năm 2010. Các nhân tố trên ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh, ngừng việc do thiếu nguyên nhiên vật liệu tăng, thiếu vốn cho sản xuất, .. đã làm cho số vòng luân chuyển của TSNH giảm từ đó thời gian một vòng luân chuyển tăng năm 2010 là 280,65 ngày đến năm 2011 là 334,21 ngày. Hệ số đảm nhiệm của TSNH tăng việc sủ dụng vốn kếm hiệu quả đi. Tất cả những yếu tố trên cho thấy tình hình sử dung TSNH của Tổng công ty đạt hiệu quả kém hơn 2010, do ảnh hưởng của tình trạng suy
thoái của nền kinh tế. Năm 2012 tới nền kinh tế sễ có nhiều khởi sắc hơn vì thế Tổng công ty cần phải cố gắng nhiều hơn nữa.
b.Phân tích khả năng sinh lời của vôn kinh doanh Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh
Dvốn kinh doanh = Lợi nhuận trước thuế (đồng/đồng) (2-28)
Vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
Hệ số doanh lợi của doanh thu:
Ddoanh thu thuần = Lợi nhuận trước thuế (đồng/đồng) (2-29)
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
Kết quả được tính toán trong bảng 2- 27
Bảng phân tích khả năng sinh lời vốn kinh doanh
Bảng : 2-27 Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm So sánh
2010 2011 +/- % 1. Doanh thu thuần Tỷ đồng 7.295,61 9.484,92 2.189,31 130,01 2. Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 943,91 622,25 -321,66 65,92 3. Vốn kinh doanh
a.Đầu năm Tỷ đồng 5.648,50 12.503,70 6.855,20 221,36 b.Cuối năm Tỷ đồng 12.503,70 17.375,12 4.871,42 138,96 c.Bình quân Tỷ đồng 9.076,10 14.939,41 5.863,31 164,60
4. Dvốn kinh doanh Đồng/đồng 0,10 0,04 -0,06 40,05
5. Ddoanh thu thuần Đồng/đồng 0,13 0,07 -0,06 50,71
Từ bảng 2- 27 ta thấy : Lợi nhuân trước thuế năm 2011 của Tổng công ty giảm 321,66 tỉ đồng so với năm 2010 tương ứng giảm 34,08%. Nguyên nhân là do hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát kinh tế, giá cả tăng cao, chi phí đầu vào tăng bên cạnh đó cạnh tranh trong cùng ngành rất mạnh. Năm 2011 hệ số doanh lợi vốn kinh doanh là 0,04 giảm 0,06 tương ứng giảm 59,95% so với năm 2010, tức là một đồng vốn kinh doanh bỏ ra năm 2011 chỉ thu được 0,04 đồng lợi nhuân. Hệ số doanh lợi
doanh thu thuần cũng giảm mạnh từ 0,13 năm 2010 thì năm 2011 chỉ còn 0,07. Lợi nhuận đạt được trước thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty là không lớn. Bên cạnh những khó khăn đó thì năm 2011 nhà nước đã giảm thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp trong đó có PVC, giúp Tổng công ty có thể ổn định và tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh.
Như vậy qua việc phân tích tình hình tài chính về các nội dung : đánh giá khái quát tình hình và khả năng thanh toán, tình hình bảo đảm nguồn vốn, hiệu quả sinh lời của vốn thì có thể kết luận chung rằng trong năm 2011 vừa qua Tổng công ty cũng đã gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình kinh tế cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, khả năng độc lập về tài chính chưa cao tuy rằng khả năng độc lập về tài chính. Tuy nhiên bằng sự chỉ đạo cụ thể, chật chẽ đầy tính sáng tạo của ban lãnh đạo Tổng công ty cũng như sự đoàn kết, nhiệt tình của toàn thể CBCNV toàn Tổng công ty đã giúp công ty vượt qua khó khăn trong tình trạng không mấy sáng sủa của nền kinh tế. Tổng công ty đã hoàn thành và vượt mức kê hoạch đề ra. Lợi nhuận tuy có giảm nhưng so với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực thì cũng vượt hơn hẳn giúp Tổng công ty có lực để cạnh tranh trong điều kiện có nhiều doanh nghiệp cùng ngành.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam)- tập đoàn kinh tế hùng mạnh hàng đầu đất nước. Tổng công ty đang nỗ lực vươn lên trở thành một doanh nghiệp xây lắp chuyển ngành, chủ lực của PetroVietnam, có trình độ quản lý và công nghệ mang tầm quốc tế trong xây lắp chuyên ngành dầu khí và các công trình công nghiệp dân dụng quy mô lớn.
Tiền thân của Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam là Xí nghiệp liên hợp Xây lắp Dầu khí, ra đời từ năm 1983 với nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho ngành dầu khí. Qua gần 30 năm hình thành và phát triển, cho đến nay, PVC đã khẳng định uy tín, năng lực trên các công trình trọng điểm của ngành Dầu khí và đất nước, từ căn cứ dịch vụ tổng hợp trên bờ tại Vũng Tàu, đến các công trình đường ống dẫn khí từ Long Hải đến các khu công nghiệp Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Đồng Nai, các công trình trọng điểm quốc gia như nhà máy Đạm Phú Mỹ, nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch I, cụm khí điện đạm Cà Mau, nhà máy lọc dầu Dung Quất...
Trưởng thành qua từng công trình, dự án, từ vai trò thầu phụ cho các nhà thầu quốc tế, PVC đã vươn lên trở thành Tổng thầu EPC thực hiện các công trình có quy mô ngày càng lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp như: Tổng kho LPG Gò Dầu, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình II, nhiệt điện Nhơn Trạch II, Nhà máy nhiên liện sinh học Ethanol Phú Thọ, Nhà máy xơ sợi tổng hợp Polyeste Đình Vũ…
PVC cũng tiếp tục khẳng định được thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành dầu khí qua việc thực hiện thi công hầu hết các dự án về vận chuyển, tàng trữ dầu và khí theo hình thức EPC như Kho xăng dầu Cù Lao Tào, Kho chứa LPG và trạm xuất xe bồn Dung Quất… Bên cạnh đó, PVC có bước tiến vượt bậc trong công nghệ xây dựng nhà cao tầng quy mô lớn như: Tổ hợp khách sạn Dầu khí Việt Nam, Trung tâm Tài chính Dầu khí, Văn phòng Viện Dầu khí, Toà nhà dầu khí Phú Mỹ Hưng, Khách sạn Dầu khí Vũng Tàu, Cao ốc văn phòng Dragon Tower.
Một số kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh PVC đã đạt được như: - Tổng doanh thu năm 2011 đạt 9.908,64 tỷ đồng, tăng 2.035,24 tỷ đồng tương ứng tăng 25,85 % so với năm 2010.
- Tiền lương bình quân của 1 CBCNV của PVC trong năm 2011 là 9,4 triệu đồng/người/tháng, tăng 0,9 triệu đồng/ người/tháng so với 2010, tương ứng với mức tăng 10,59%
- Thực hiện thành công việc tăng vốn điều lệ lên 2500 tỷ đồng đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết cho đầu tư và sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn tài chính.
Với các mục tiêu xây dựng,mở rộng phát triển Tổng công ty thành đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và chiếm vị trí hàng đầu trong ngành xây lắp. Việc trở thành tổng thầu EPC đã giúp Tổng công ty có vị thế lớn trong ngành xây lắp và càng giúp Tổng công ty vươn tới những mục tiêu đề ra. Để thực hiện những mục tiêu lớn đó thì yếu tố con người, khoa học công nghệ, khoa học quản lý là quan trong nhất. Lao đông- tiền lương ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng là nhân tố góp phần quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra của Tổng công ty. Để hiểu rõ hơn về tình hình lao động – tiền lương của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí ta đi phân tích về tình hình lao động tiền lương giai đoạn 2007-2011. Qua đó tìm ra được các ưu nhược điểm để từ đó hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng lao động của Tổng công ty chúng ta sẽ đi nghiên cứu ở chương 3 của đồ án này.
Chương III
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ
3.1. Căn cứ lựa chon đề tài.
3.1.1. Sự cần thiết của phân tích tình hình lao động tiền lương của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí.
Gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế đã có những bước chuyển biến không ngừng và liên tục gặt hái những thành tựu vô cùng đáng khích lệ. Có được những kết quả này là do có đường lối đổi mới nền kinh tế, tập trung phát triển ngành kinh tế mũi nhọn, chỉ đạo sát sao kế hoạch ngắn hạn, dài hạn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước ta. Là ngành công nghiệp còn non trẻ nhưng đã nhận được sự đầu tư, ưu tiên phát triển đất nước, ngành dầu khí Việt Nam đã thực sự chuyển mình và đóng góp những kết quả to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp dầu khí, đại diện là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã được biết đến như niền tự hào của đất nước. Hiện nay trong nền kinh tế quốc dân, không ai phủ nhận tầm quan trọng của ngành công nghiệp dầu khí, với tổng giá trị xuất khẩu dầu thô lên đến hàng tỉ USD mỗi năm, dầu khí đang là ngành kinh tế mũi nhọn dẫn đầu về giá trị xuất khẩu cho đất nước, tạo nguồn thu ngoại tệ mạnh cho quốc gia và góp phần trong việc tăng trưởng GDP của Việt Nam hằng năm khoảng 7,5%.
Với những cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ, ngành dầu khí Việt Nam đang từng bước khẳng định về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong những năm qua, với những thành công nối tiếp thành công, có thể nói sự lớn mạnh không ngừng của ngành công nghiệp này là có phần đóng góp lớn lao của nguồn nhân lực. Họ khẳng định chính mình từ chỗ nguồn nhân lực trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài, nay chúng ta đã đào tạo được những con người không những tự tin đảm nhận được các công việc trong nước mà chúng ta còn cử được các chuyên gia Việt Nam ra nước ngoài để đóng góp vào sự phát triển chung của nền công nghiệp dầu khí thế giới.
Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC) là đơn vị trực thuộc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam là doanh nghiệp đống vai trò quan trọng ttrong nền kinh tế quốc dân tồn tại trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí luôn tuân thủ định hướng điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước thông qua hệ thống các quy
định pháp luật, văn bản hướng dẫn. Vì vậy muốn tồn tại và phát triển vững mạnh không có con đường nào khác Tổng công ty luôn tự hoàn thiện mình về mọi mặt mục tiêu “uy tín – chất lượng – hiệu quả”. Một trong những vấn đề mà Tổng công ty cần quan tâm hoàn thiện là công tác tổ chức lao động và trả lương xã hội chủ nghĩa nhưng phải đảm bảo tính công bằng, đảm bảo cho người làm công ăn lương, tái sản xuất kinh doanh, phù hợp giữa tích lũy và tiêu dùng, phải đảm bảo cho lao động tiền lương phát huy được vai trò đòn bẩy trong nền kinh tế của Tổng công ty. Phân tích tình hình lao động tiền lương nhầm đưa ra những khuyết điểm của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp cải tiến để hoàn thiện hơn. Vì lao động có quan hệ khăng khít với tiền lương, nếu khâu tổ chức lao động yếu kém thì dẫn đến tiền lương giảm. Do đó sẽ làm cho người lao động không còn hăng say với công việc của chính họ, hậu quả sẽ làm thất thoát nguồn nhân lực, tổn hao và làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty kém hiệu quả. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay lao động là một trong ba yếu tố quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Đặc biệt đối với một doanh nghiệp như PVC thì lao động chất lượng cao chính là chìa khóa để phát triển.
Vấn đề phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và lao động tiền lương nói riêng của PVC có nhiều khó khăn phức tạp vì nó mang tính đặc thù riêng. Từ những yếu tố trên tác giả đã lựa chon đề tài “Phân tích tình hình lao động và tiền lương của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC) giai đoạn 2007 - 2011” để