PVC là một thành viên chủ chốt của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – Tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước, PVC hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, đang dần tự khẳng định mình để trở thành một doanh nghiệp Công nghiệp và xây lắp mang tầm khu vực và quốc tế, để điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước với hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trước những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực của PVC phải có những chuyển biến quyế liệt, thích ứng với môi trường kinh doanh ngày càng biến động, rủi reo cao. Hơn bao giờ hết, nguồn nhân lực trở thành một yếu tố quyết định đến suỷ phát triển bền vững của các doanh nghiệp và PVC cũng không phải ngoại lệ.
Số lượng lao động là một tiêu chí thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích sẽ cho ta thấy được việc sử dụng lao động là tốt hay không, có tiết kiệm hay không. Qua đó tìm ra biện pháp tổ chức lao động hợp lý và có các chính sách tuyển dụng lao động. Theo dõi sự biến động về số lượng lao động của PVC trong 10 năm gần đây qua bảng sau:
Số lượng lao động giai đoạn 2001-2011
ĐVT: người Bảng: 2-10 Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số lượng 2054 2357 2232 1666 1733 2338 4195 6266 8845 9798 Chênh lệch so với năm liền kề(%) 100 114,75 94,70 74,64 104,02 134,91 179,43 149,37 141,16 110,77
Số lượng lao động của Tổng công ty không ngừng gia tăng. Năm 2006, số lượng lao động là 1733 người. Năm 2007 số lượng lao động là 2338 người tăng 34,91% so với năm 2006. Năm 2008 là 4195 người tăng 79,43% so với năm
2007, đến 2009 có 6266 người tăng 49.37% so với 2008. Theo số liệu thu thập thì số lượng lao động thực tế năm 2009 tăng so với 2008 là 2071 người trong đó tăng 3549 người giảm 1478 người. Số lượng lao động 2010 là 8845 người tăng 41% so với 2009 và năm 2011 số lượng lao động lên đến 9798 người tăng 10,77% so với năm 2010. Việc tăng số lượng lao động nhanh chóng như hiện nay là hệ quả tất yếu của sự thay đổi cơ chế, đổi mới phát triển doanh nghiệp, sự phát triển và mở rộng kinh doanh. Hàng năm, kế hoạch về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận đều tăng cao gần gấp đôi năm trước, đói hỏi phải tăng cường về số lượng lao động, tăng năng suất lao động, tăng tỷ trọng lao động định biên /lao động thời vụ, lao động thuê ngoài nhằm xây dựng đội ngũ công nhân nòng cốt, chuyên nghiệp có tính gắn bó lâu dài với tổng công ty, khắc phục tối đa sự hạn chế của nguồn nhân lực phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên-xã hội của đặc thù ngành xây lắp.
a. Phân tích tuổi đời và giới tính.
Nhận thấy hầu hết các cán bộ của PVC là các cán bộ trẻ độ tuổi trung bình là 39. Phần đông cán bộ ở độ tuổi 30-39 và độ tuổi dưới 30 với các tỷ lệ tương ứng là 33,26% và 30,60%. Như vậy có thể thấy rằng phần đông lược lượng lao động của PVC đang ở độ tuổi trẻ sung sức và ít nhiều có kinh nghiệm. Đây là lực lượng qua trọng và là đối tượng cần được đào tạo tập trung. Tuy nhiên trong năm 2011 số lượng CBCNV trong độ tuổi 51-60 lại có xu hướng gia tăng mạnh, tăng tới 1989 người. Đây là lực lượng có nhiều kinh nghiệm nhưng khả năng thích nghi với các lĩnh vực mới không cao.Vì vậy Tổng công ty cần tận dụng thời gian và kinh nghiệm để đào tạo và bố trí kèm cặp các CBCNV còn trẻ kinh nghiệm còn ít, giảm thiếu chi phí và nâng cao hiệu quả đào tạo.
Bảng phân tích lao động theo độ tuổi của PVC 2011
Bảng: 2- 11 Độ tuổi Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011/2010 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) +;- % ≤30 2794 31.59 2998 30,60 204 107,30 31-40 2948 33.33 3259 33,26 311 110,55 41-50 1378 15.58 1552 15,84 174 112,63 51-60 1725 19.50 1989 20,30 264 115,30 Tổng 8845 100 9798 100,00 953 110,77 Theo báo cáo tổng hợp lao động thời điểm 31/12/2011 thì số lượng toàn Tổng công ty là 9798 CBCNV, trong đó số CBCNV nam là 8305, nữ là 1493 chiếm
15,24% so với CBCNV của Tổng công ty. Xuất phát từ môi trường lao động đặc thù nên số lao động nữ chiếm tỷ lệ thấp đặc biệt là lao động kỹ thuật và lao động trực tiếp.
b. Phân tích cơ cấu lao động theo lĩnh vực hoạt động
Phân tích tình hình sử dụng về mặt số lượng theo lĩnh vực hoạt động của PVC năm 2011 theo bảng 2-12 ta thấy số lượng lao động của PVC có mức tăng không đều giữa các lĩnh vực hoạt động, cụ thể là: Số lao động của khối các đơn vị thành viên chịu sự chi phối của Tổng công ty có mức tăng cao nhất là tăng 11,01% làm cho số CBCNV tăng thêm 923 người. Như vậy cũng thấy rõ là số lượng lao động tăng lên của PVC có xu hướng giảm dần đều trong những năm gần đây, đây không phải do tốc độ tăng quy mô của Tổng công ty giảm so với các năm mà nguyên nhân chính là Tổng công ty đã thực hiện các biện pháp thanh lọc, giảm thiểu bộ máy tổ chức cồng kềnh, kém hiệu quả, thực hiện đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên của Tổng công ty.
Bảng phân tích tình hình sử dụng lao động năm 2011 của PVC
ĐVT: Người Bảng: 2- 12 Stt Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011 TH2011/2010 TH/KH2011
KH TH +/- % +/- %
I Khối cơ quan TCT 461 470 491 30 106,51 21 104,47
1 Cơ quan văn phòng
TCT 254 255 272 18 107,09 17 106,67
2 Các ban điều hành dự án 207 215 219 12 105,80 4 101,86 II Khối các đơn vị chi phối 8384 9030 9307 923 111,01 277 103,07
Tổng cộng 8845 9500 9798 953 110,77 298 103,14
c. Phân tích chất lượng lao động.
Chất lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nhiều lao động có trình độ , có tay nghề cao thì doanh nghiệp đó sẽ phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng.
Phân tích chất lượng lao động sẽ thấy được khả năng đáp ứng về năng lực chuyên môn của lao động so với yêu cầu, đồng thời thấy được kết quả của công tác đào tạo đội ngũ lao động của doanh nghiệp và sự quan tâm đến việc nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề của người lao động.
Sự thay đổi rõ rệt qua từng năm, số lao động có trình độ học vấn cao có xu hướng tăng đảm bảo cho công tác quản lý, giám sát ngày càng được nâng cao và chuyên nghiệp hơn. Số công nhân kỹ thuật là lực lượng lao động trực tiếp chiếm số lượng lớn nhất, giữ vai trò là lực lượng chủ lực cho quá trình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty/đơn vị. Nhìn vào bảng sau ta thấy:
Bảng phân tích cơ cấu lao động của PVC 2011
ĐVT: Người Bảng 2-13
Cơ cấu lao động (Người) Năm 2010 Năm 2011 TH2011/2010 TH/KH2011 KH TH +/- % +/- % Lao động phổ thông 415 480 512 97 123,37 32 106,67
Công nhân kỹ thuật 3623 3980 4042 419 111,57 62 101,56 Cao đẳng+ Trung cấp 1035 1095 1196 161 115,56 101 109,22 Đại học 3608 3780 3878 270 107,48 98 102,59 Trên Đại học 164 165 170 6 103,66 5 103,03 Số lao động nữ 1353 1400 1493 140 110,35 93 106,64 Số lao động nam 7492 8100 8305 813 110,85 205 102,53 Tổng số 8845 9500 9798 953 110,77 298 103,14 Cơ cấu lao động chưa hợp lý, tỷ trọng của lao động trực tiếp còn rất thấp
so với yêu cầu. Đặc biệt, là nhóm các Đơn vị trong lĩnh vực xây lắp, tỷ trọng lao động trực tiếp chỉ chiếm 49% trên tổng số CBCNV, đây là tỷ trọng thấp trong lĩnh vực xây lắp. Hiện tại, đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động trực tiếp của các Đơn vị còn rất thiếu, chiếm tỷ lệ chưa tương xứng với yêu cầu SXKD đặt ra, thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
Tại một số Công trường/dự án Tổng công ty, lao động trực tiếp phần lớn là lao động thuê ngoài, đội ngũ lao động nòng cốt chỉ chiếm 25-26% trên tổng số lao động, thậm trí tại một số công trình chỉ có bộ máy quản lý, cán bộ kỹ thuật còn đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động trực tiếp đều thuê ngoài.
Khắc phục dần tình trạng nêu trên, PVC không ngừng nâng cao các hoạt động tuyển dụng, đào tạo và PTNL của mình. Năm 2008, số lượt lao động được đào tạo là 2.705 lượt người với kinh phí là 4.766,69 tỷ đồng và năm 2009 có 4.353 lượt người được đào tạo với chi phí là 9,69 tỷ đồng, năm 2010 là 14,719 tỷ đồng và 5.045 lượt người, năm 2011 kế hoạch là 11410 lượt người với chi phí la 26,73 tỉ đồng. Các khoá đào tạo cơ bản đáp ứng chất lượng theo yêu cầu về chuyên môn, thời lượng và tiết kiệm tối đa chi phí có liên quan. Hình thức tuyển dụng của PVC theo quy trình quy định và cũng đảm bảo sự linh hoạt cần
viên, Hội đồng tuyển dụng có thể quyết định hình thức tuyển dụng là: thi tuyển hoặc xét tuyển.
Nguồn nhân lực của PVC là một đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản và có trình độ tương đương với các đơn vị xây dựng hàng đầu Việt Nam. Một trong những nhân tố không thể thiếu trong Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam, đó là nguồn nhân sự. Đây là yếu tố hàng đầu trong việc điều hành, quản lý, thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh vô cùng quan trọng. Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp mang hàm lượng cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nên đội ngũ lao động cần phải có trình độ kỹ thuật nhất định, đồng thời nguồn lao động trực tiếp có nhu cầu không ổn định. Thời điểm trúng thầu nhiều công trình dự án nhu cấu về nguồn lao động tăng cao. Ngược lại nhu cầu lao đông về giai đoạn cuối của dự án/ công trình rất thấp, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm tạm thời và giảm thu nhập cho người lao động. Công tác hạch toán kế toán tiền lương, tiền thưởng cho người lao động cũng trở nên vô cùng phức tạp.
Nhìn chung cơ cấu lao động của công ty có sự thay đổi rõ rệt. Số lao động có trình độ học vấn cao có xu hướng tăng đảm bảo cho công tác quản lý, giám sát ngày càng được nâng cao và chuyên nghiệp hơn. Đồng thời số công nhân kỹ thuật vẫn là lực lượng lao động rực tiếp chiếm số lượng lớn nhất, đảm bảo vai trò là lực lượng chủ lực cho quá trình sản xuất trực tiếp chiếm số lượng lớn nhất.
d, Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động.
Mục đích: Đánh giá trình độ sử dụng lao động tiềm năng lao động theo chiều rộng, tình hợp lý của chế độ công tác, ảnh hưởng của việc tận dụng thời gian lao động đến khối lượng sản xuất, đánh giá tình trạng kỷ luật lao động Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động nhằm đánh giá trình độ sử dụng tiềm năng lao động theo chiều rộng, tính hợp lý của chế độ công tác, ảnh hưởng của việc tận dụng thời gian lao động đến kết quả sản xuất kinh doanh. Qua đó xác định thời gian lãng phí, nguyên nhân để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động.
Dùng các chỉ tiêu sau:
Thời gian làm việc có hiệu quả thực tê (ngày công, giờ công): Trong đó: - Tcd: Thời gian làm việc theo chế độ.
Tv: Thời gian vắng mặt trọn ngày. Tn: Thời gian ngừng việc trọn ngày.
Bảng phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động
STT Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2011 So sánh
KH TH +,- %
1 Số CBCNV BQ theo danh sách Người 9500 9798 298 103,14 2 Tổng số ngày công theo lịch Ngày 3467500 3576270 108770 103,14 3
Tổng số ngày công có hiệu
quả. Ngày 2394000 2469096 75096 103,14
4 Tổng số giờ công có hiệu quả. Giờ 19000000 19196242 196242 101,03 5 Số ngày công thực tế bq của 1CBCNV Ngày 250 248 -2 99,20 6 Số giờ làm việc hiệu quả bq 1 ngày Giờ 8 7,9 -0,1 98,75 7 Số giờ làm việc bq cả năm của mỗi CBCNV Giờ 2000 1959,2 -40,8 97,96
Tổng giờ công thực tế làm việc có hiệu quả là 19196242 giờ, tăng so với kế hoạch là 196242 giờ tương ứng tăng 1,03% so với kế hoạch. Nguyên nhân tăng của tổng giờ công có hiệu quả là do số lượng lao động tăng 289 người so với kế hoạch.
Từ số ngày làm việc thực tế có hiệu quả và số lượng cán bộ nhân viên bình quân ta tính được số ngày làm việc bình quân của 1 cán bộ nhân viên trong năm theo kế hoạch là 250 ngày và theo thực tế là 248 ngày. Vậy ta có :
Số ngày công vắng mặt và ngừng việc trọn ngày thực tế là : (250 - 248) * 9798 = 19596 (ngày) Số giờ công vắng mặt và ngừng việc không trọn ngày là :
(8 - 7,9) * 2469096 = 246910 (giờ) Tổng số giờ công thiệt hại bởi 2 nguyên nhân trên là :
19596 * 7,9 + 246910 = 401718,4 (giờ công) Năng suất lao động của CBCNV :
NSLĐ của CBCNV = (2-9) NSLĐ của CBCNV = 19196242 647 . 908 . 9 = 0,52(trđ/giờ) Như vậy thiệt hại do giờ công không đảm bảo là :
0,52 * 401718,4 = 208893,57 (triệu đồng)
Nguyên nhân vắng mặt, ngừng việc trọn ngày và không trọn ngày của CBCNV đã làm tổn thất gần 209 tỷ đồng, một số tiền tương đối lớn. Vì vậy việc
giám sát theo dõi thời gian làm việc, thực hiện chế độ thưởng, kỷ luật đối với CBCNV và xây dựng một định mức lao động phù hợp là rất cần thiết đối với việc nâng cao hiệu quả làm việc , tránh lãng phí, đặc biệt là lãng phí thời gian, một hiện tượng còn khá phổ biến trong các doanh nghiệp cơ quan nhà nước.