Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt, sản xuất sẽ ít công nợ,khả
năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn cũng như ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau,các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ dây da kéo dài. Việc phân tích khả năng thanh toán sử dụng các chỉ tiêu sau:
a.Vốn luân chuyển (VLC)
Là lượng vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của PVC đồng thời sẵn sàng thang toán các khoản nợ ngăn hạn.
Vốn luân chuyển (VLC) = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn (đồng). (2- 17) Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động của doanh nghiệp được tài trợ từ các nguồn dài hạn, không đòi hỏi phải thanh toán ngay trong thời gian ngắn.
b. Khả năng thanh toán ngắn hạn
Là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn đối với các khoản nợ ngắn hạn.
Kttnh = Tài sản ngắn hạn (đ/đ) (2-18) Nợ ngắn hạn
c. Hê số thanh toán thanh toán nhanh
Là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh và các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ, nó thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển đổi ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn.
Ktt nhanh = Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu ngắn hạn (đ/đ) (2-19)
Nợ ngắn hạn
Kn = 0,5 ÷ 1 : bình thường, Kn =< 0,5 : căng thẳng
Với số liệu từ bảng cân đối kế toán và công thức trên ta có bảng 2-23 Qua bảng 2-24 cho thấy vốn luân chuyển cuối kỳ giảm 330.287,34 tr.đồng tương ứng chỉ đạt 66,47 % so với kế hoạch. Do tài sản ngắn hạn tăng 2.041.314,51 tr.đồng tương ứng tăng 26,22 % so với đầu năm, nợ ngắn hạn cũng tăng 2.371.601,85 tr.đồng tương ứng tăng 34,88 % so với đầu năm. Vậy ta có thể thấy tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn thấp hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nên dẫn đến vốn luân chuyển cũng giảm. Điều này cho thấy lượng vốn chưa đảm bảo được cho quá trình sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc sẵn sang thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn cũng < 2 và giảm đi 6,42 % so với đầu năm điều này cho thấy nguồn vốn như vậy là không tốt lắm, không đảm bảo được các khoản nợ ngắn hạn. Hệ
số thanh toán nhanh đạt 0,64 giảm 25,67 % so với đầu năm nhưng như thế vẫn là ở mức bình thường. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng sau:
Vốn luân chuyển và hệ số thanh toán của PVC năm 2011
Bảng : 2- 24 Chỉ tiêu ĐVT Cuối năm Đầu năm So sánh
+/- % TS ngắn hạn Tr.đồng 9.826.005,58 7.784.691,07 2.041.314,51 126,22 Nợ ngắn hạn Tr.đồng 9.171.296,07 6.799.694,22 2.371.601,85 134,88 Vốn luân chuyển Tr.đồng 654.709,51 984.996,85 -330.287,34 66,47 Hệ số TT ngắn hạn đ/đ 1,07 1,14 -0,07 93,58 Tiền Tr.đồng 865.996,32 1.521.462,24 -655.465,92 56,92 Đầu tư TC ngắn hạn Tr.đồng 96.776,70 512.121,62 -415.344,92 18,90 Các khoản phải thu
NH Tr.đồng 4.929.142,00 3.843.648,18 1.085.493,82 128,24
Hệ số TT nhanh đ/đ 0,64 0,86 -0,22 74,33
d. Phân tích hệ số vòng quay các khoản phải thu
Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.
Kphải thu = Doanh thu thuần (vòng/năm) (2-20)
Số dư bình quân các khoản phải thu
Trong đó: số dư bình quân các khoản phải thu được tính bằng cách lấy số bình quân đầu kỳ và cuối kỳ trong bảng cân đối tài sản.
Số dư bình quân
các khoản phải thu =
Khoản PT ĐK + Khoản PT CK
(đồng) (2-21) 2
e. Phân tích số ngày của doanh thu chưa thu
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu trong một vòng luân chuyển.
Nphải thu = Các khoản phải thu bình quân x 365 (ngày)
(2-22) Tổng doanh thu
Trong năm 2011, Tổng công ty đã ráo riết triển khai, đôn đốc công tác thu hồi vốn và công nợ. Lãnh đạo Tổng công ty đã trực tiếp tham gia điểm từng đơn vị, từng công trình trọng điểm để tháo gỡ các vướng mắc trong công tác
nghiệm thu thanh toán như: Công trình nhà máy lọc dầu Dung Quất, Viện Dầu khí, Trung tâm tài chính dầu khí 22 Ngô Quyền, công trình nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, công trình khách sạn Dầu khí Phương Đông, dự án nhà máy Polypropylene, dự án PVTex, các công trình tại Vũng Tàu…Nhìn chung tình hình nghiệm thu thanh toán tại các ban điều hành và các đơn vị của Tổng công ty có nhiều chuyển triển tích cựu. Tuy nhiên, việc lập hồ sơ nghiệm thu vốn chưa đảm bảo yêu cầu nên giá trị công nợ phải thu dở dang tại công ty vẫn còn tồn đọng lớn, một số dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng quyết toán chậm như: Công trình Trung tâm Tài chính Dầu khí 22 Ngô Quyền, viện Dầu khí, công trình tòa nhà Vinafood.
Bảng phân tích quay vòng khoản phải thu
Bảng:2-25 Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 So sánh
+/- %
Doanh thu thuần Tỷ đồng 7.295,61 9.484,92 2.189,31 130,01 Tổng doanh thu Tỷ đồng 7.873,40 9.908,64 2.035,24 125,85 Các khoản phải thu đầu năm Tỷ đồng 1.891,31 3.848,57 1.957,26 203,49 Các khoản phải thu cuối năm Tỷ đồng 3.848,57 4.934,51 1.085,94 128,22 Khoản phải thu bình quân Tỷ đồng 2.869,94 4.391,54 1.521,60 153,02
Hệ số quay vòng khoản phải thu lần 2,54 2,16 -0,38 84,96
Số ngày của doanh thu chưa thu ngày 133,05 161,77 28,72 121,59
Nhìn vào bảng trên ta có thế thấy hệ số quay vòng các khoản phải thu của PVC năm 2011 là 2,16 lần tương ứng đạt 84,96% so với năm 2010. Như vậy có thể thấy tỷ lệ đầu tư vào các khoản phải thu của doanh nghiệp là tăng. Điều này là không tốt vì như vậy tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp giảm. Đó là do tình trang khó khăn chung của nền kinh tế dẫn đến việc thi công cũng như thu hồi tiền sau khi thực hiện dự án về châm.
Ta cũng có thể thấy rằng số ngày của doanh thu chưa thu năm 2011 là 161,77 ngày tăng 28,72 ngày so với năm 2010. Như vậy nguồn tiền cần để đầu tư sang các hạn mục mới hoặc các công trình mới bị giảm đi do số ngày để thu các khoản phải thu tăng. Đây là điều bất lợi cho doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn này.