Phương pháp và nguyên tắt thiết kế đường đỏ 1 Phương pháp thiết kế đường đỏ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Thiết kế lập báo cáo nghiên cứu khả thi tuyến đường qua hai điểm T - P (Trang 63 - 65)

1 . Phương pháp thiết kế đường đỏ

Thiết kế đường đỏ thường được thực hiện theo hai cách: đường cắt và đường bao. Mỗi phương pháp thường phù hợp với loại địa hình nhất định.

+ Thiết kế đường bao

Là làm cho đường đỏ lượn theo mặt đất mà cĩ cao độ cao hơn mặt đất bằng chiều cao thiết kế. Thiết kế đường bao là phương pháp làm cho khối lượng đào đắp ít nhất, thuận lợi cho việc sử dụng cơ giới và đồng thời làm cho nền đường ít chịu ảnh hưởng của nước và được ổn định.

Nĩi chung, phương pháp thiết kế đường bao chỉ phù hợp những nơi cĩ địa hình tương đối bằng phẳng, khơng cĩ những chỗ qúa nhấp nhơ. Phương pháp này thường chỉ phù hợp ở những vùng đồng bằng, cịn ở vùng đồi núi trắc dọc cĩ nhiều chổ nhấp nhơ, địa hình lên xuống thất thường, nếu kẻ đường bao sẽ làm cho xe chạy khơng thuận lợi vì phải lên dốc xuống dốc nhiều. Như vậy sẽ vừa tốn nhiên liệu vừa gây khĩ khăn cho người lái xe vì phải đổi số nhiều để khắc phục dốc.

c

MNCN

Phương pháp kẻ bao Phương pháp kẻ cắt

Đường đỏ

Đường đỏ

+ Thiết kế đường cắt

Cĩ nghĩa là đường đỏ sẽ cắt đường đen ở một số chỗ tức là cao độ của đường đỏ cĩ chỗ cao hơn mặt đất thiên nhiên, cĩ chỗ thấp hơn làm hình thành trên dọc tuyến những đoạn đường đào và đắp xen kẽ nhau. Phương pháp này thường được áp dụng ở những nơi cĩ địa hình khơng bằng phẳng như vùng núi.

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là cĩ thể tận dụng đất ở nền đào để vận chuyển dọc sang đắp ở nền đắp nên tiết kiệm được một phần chi phí để mua đất đắp.

Khi thiết kế trắc dọc trong bất cứ trường hợp nào cũng phải cố gắng kẻ đường đỏ sao cho càng bám sát mặt đất thiên nhiên càng tốt để tránh đào sâu đắp cao, bảo đảm cho sự ổn định của nền đường. Để đảm bảo được điều này thơng thường phải kết hợp giữa hai phương pháp kẻ đường đỏ trên tức là ta kẻ bao ở những đoạn địa hình thoải, cịn ở những nơi địa hình gãy khúc nhiều thì ta lại kẻ cắt.

2. Nguyên tắt thiết kế đường đỏ

- Khi thiết kế đường đỏ phải chú ý sao cho khối lượng đào đắp ít nhất, đảm bảo sự ổn định của nền đường, phải tránh xây dựng các cơng trình phức tạp và tốn kém như kè chắn, tường chắn...

- Đường đỏ phải cĩ độ dốc dọc khơng vượt quá quy định của quy trình trên đường thẳng và trên đường cong.

- Khi kẻ đường đỏ cần chú ý đến điều kiện bố trí rãnh dọc thốt nước. Để đảm bảo thốt nước mặt tốt và khơng làm rãnh dọc quá sâu, ở những đoạn đường đào nên thiết kế độ dốc dọc tối thiểu là 0,5%. Độ dốc dọc nhỏ nhất của rãnh là 0,5%, trường hợp cá biệt cĩ thể cho phép 0,3% nhưng khơng quá 50 mét.

- Phải thiết kế đường cong nối dốc đứng ở những chỗ đường đỏ đổi dốc mà hiệu đại số của độ dốc dọc nơi đổi dốc lớn hơn 1% (với đường cĩ Vtt = 60 km/h). Về vị trí, đường cong đứng nên trùng với đường cong nằm. Hai đường cong khơng chênh lệch qúa ¼ chiều dài đường cong ngắn hơn.

- Đường đỏ đi qua vị trí cầu, cống phải chú ý đến cao độ của nền đường sao cho đảm bảo đủ chiều cao.

Cao độ thiết kế đường ở chỗ cĩ cầu được xác định như sau: H = MNCN + Z + C.

Trong đĩ:

Z: khoảng cách cần thiết từ MNCN đến đáy dầm. C: chiều cao cấu tạo của cầu.

- Đối với cống khơng áp cao độ mép nền đường phải đảm bảo cao hơn đỉnh cống 0,5m.

- Đối với cống cĩ áp cao độ mép nền đường phải đảm bảo cao hơn mực nước dâng trước cống 0.5m.

- Ở những nơi địa hình núi khĩ khăn cĩ thể thiết kế đường đỏ với độ dốc lớn hơn trong qui phạm nhưng khơng quá 1%. Chiều dài lớn nhất của đoạn dốc phải tuân theo chỉ dẫn trong tiêu chuẩn tương ứng với từng độ dốc, chiều dài tối thiểu của các đoạn dốc phải tuân theo tiêu chuẩn ứng với từng cấp kỹ thuật.

3. Giới thiệu về phương án đường đỏ đã vạch

Cách vẽ đường đỏ bao gồm các bước sau:

- Vẽ đường đen (cao độ đường đen được lấy từ bình đồ địa hình, đối với những cao độ khơng rõ ràng thì phải thị sát ngồi thực địa).

- Vẽ trắc ngang thiên nhiên cho các cọc. - Xác định cao độ các điểm khống chế.

- Dựa vào bình đồ, cao độ các điểm khống chế, trắc ngang thiên nhiên của từng cọc, các nguyên tắc khi thiết kế đường đỏ và quy phạm thiết kế hiện hành để thiết kế đường đỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Thiết kế lập báo cáo nghiên cứu khả thi tuyến đường qua hai điểm T - P (Trang 63 - 65)