Những hình thức huy động mà công ty đã áp dụng

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty bánh kẹo Hải Hà” ppt (Trang 32 - 35)

Qua phân tích trên, ta thấy nguồn vốn của công ty bị giảm qua các năm

hoạt động. Hãy xem xét đâu là nguyên nhân và các nguồn giảm như thế nào.

a. Tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp

Ở chương I ta đã biết đến tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp hay

hàng đặt tiền trước của công ty. Trong cơ chế thị trường việc này xuất hiện và tồn tại như một tất yếu khách quan.

Ta hãy xem xét nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty

Biểu 7:

Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000

1. Phải trả người bán 2,195% -3,975% 2,75%

2. Người mua trả tiền trước -58,01% 73,69% 110,77% Tổng (1+2) -55,815% 69,715% 113,52%

Nhìn vào kết quả ta thấy: Nếu xét riêng từng các hình thức một “Phải trả người bán” và “người mua trả tiền trước” thì sự biến động là không ổn định.

Có thể là cùng tăng nhưng có thể là tăng cái này giảm cái kia. Nhưng nhìn vào kết quả tổng thể lại thấy nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty tăng rất

nhanh trong mấy năm qua. Mặc dù nguồn tín dụng thương mại làm tăng

nguồn vốn của công ty, nhưng về dài hạn cũng biểu hiện những hạn chế nhất định. Sự tăng lên của nguồn này cũng thể hiện sự ràng buộc về tài chính với

các nhà cung ứng, nhưng nó giúp cho doanh nghiệp giải quyết một phần vốn

kinh doanh.

Bên cạnh sự tăng lên nhanh chóng của vốn đi chiếm dụng thì ngược lại

công ty vốn bị chiếm dụng của công ty cũng tăng lên tương ứng.

Biểu 8: Tình hình về vốn bị chiếm dụng của công ty

Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000

1. Phải thu khách hàng 29,46% 2,4% 5,057%

2. Trả trước người bán 934,15% 216,67% 75,39%

Tổng (1+2) 963,61% 219,07% 70,333%

Như vậy năm 1998 và năm 1999 thì vốn của công ty bị chiếm dụng cũng tăng rất nhanh. Tuy nhiên đến năm 2000 thì vốn bị chiếm dụng của công ty lại

giảm đi. Bây giờ có thể xem xét thực chất công ty bị chiếm dụng vốn hay đi

chiếm dụng vốn ta sẽ xem xét phần chênh lệch.

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu Đầu 1998 Cuối 1998 Cuối 1999 Cuối 2000

1. Vốn đi chiếm dụng 41.764.261.982 42.453.331.858 40.888.656.725 42.306.834.622 2. Vốn bị chiếm dụng 36.518.803.708 47.942.622.421 50.630.259.012 51.364.921.178 3. Chênh lệch 5.245.458.274 -5.489.290.563 -9.741.602.287 -9.058.086.556

Qua xem xét mấy năm ta thấy: Chỉ có năm 1997 là công ty chiếm dụng được vốn còn thực chất công ty không chiếm dụng được vốn mà còn bị chiếm

dụng một khoản rất lớn và khoản này tăng lên hàng năm. Điều này không phải do chính sách bán hàng của công ty mà do đặc điểm về sự tiêu thụ sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phẩm mà đã nói ở trên. Khả năng thanh toán phụ thuộc vào tiến độ tiêu thụ

sản phẩm và nguồn vốn Nhà nước cấp. Đó là điều ảnh hưởng rất lớn tới hiệu

quả sử dụng vốn của công ty. Vì phần lớn vốn kinh doanh của công ty là vay ngân hàng lại bị chiếm dụng nên phải chịu lãi suất cho khoản vốn đó và hạn

chế số vòng quay của vốn lưu động. Công ty nên tìm ra biện pháp để cân đối

hợp lý giữa khoản phải trả và phải thu.

b. Vay ngắn hạn ngân hàng

Trong mấy năm qua hoạt động tình hình vay ngắn hạn của ngân hàng của công ty như sau:

Biểu 1: Tình hình vay ngắn hạn ngân hàng

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu Đầu 1998 Cuối 1998 Cuối 1999 Cuối 2000

1. Giá trị 51.937.095.511 76.155.695.845 61.792.965.702 39.962.244.884 2. Phần tăng

giảm

24.218.600.334 -14.362.730.143 -21.830.720.818

3. % tăng 46,63% -18,86% -35,33

Vốn vay ngắn hạn ngân hàng biến động tăng, giảm không ổn định qua các năm. Đây là nguồn huy động chính của công ty, nên nguồn này tăng hay

giảm phụ thuộc nhiều vào trữ lượng sản xuất, vào khả năng thanh toán tiền

hàng cho công ty. Tuy nhiên công ty cũng có một ưu đãi là: lãi suất vay thấp hơn so với các tổ chức khác và có thể vay khi có nhu cầu. Nguồn vốn này có

ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn kinh doanh của công ty.

c. Các khoản phải nộp NSNN, phải trả CNV và phải trả khác

Đây chỉ là những nguồn giải quyết nhu cầu vốn cấp bách, tạm thời. Ta

hãy xem xét tình hình thực hiện các nguồn này của công ty như sau:

Biểu 11: Các khoản phải trả, phải nộp khác

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu Đầu 1998 Cuối 1998 Cuối 1999 Cuối 2000

1. Phải nộp NSNN 2.583.721.757 1.311.712.356 -365.087.886 1.432.018.860 2. Phải trả CNV 4.693.381.126 4.878.707.893 2.950.451.221 5.727.281.804 3. Phải trả nội bộ 3.931.587.881 7457.247.046 3.610.704.065 869.009.940 4. Phải trả khác 17.091.423.922 12.766.260.163 14.219.820.185 18.530.091.374 5. Tổng 28.300.114.686 26.413.897.458 20.415.887.585 26.558.401.978 6. Lượng tăng, giảm -1.886.217.228 -5.998.009.873 6.142.514.393 7. % tăng giảm -6,66% -22,7% 30,08%

Năm 1998 và 1999 thì nguồn vốn này giảm nhưng đến năm 2000 nguồn

vốn này lại tăng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty bánh kẹo Hải Hà” ppt (Trang 32 - 35)