Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng tới huy động và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty bánh kẹo Hải Hà” ppt (Trang 25 - 30)

3.1. Bộ máy tổ chức của công ty

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo mô hình trực tuyến, tham mưu do đó có sự thống nhất cao trong công việc, tách biệt rõ ràng các

trách nhiệm. Đứng đầu công ty là giám đốc - người chịu trách nhiệm chung trước nhà nước, trước cấp trên, trước pháp luật và tập thể công nhân viên chức trong công ty về mọi hoạt động của công ty. Tham mưu và trợ giúp cho giám đốc là bốn phó giám đốc: Phó giám đốc chỉ đạo công tác sản xuất, phó giám đốc kỹ thuật an toàn và đầu tư, phó giám đốc đời sống, phó giám đốc về

kế toán tài chính và kiểm toán.

Biểu 2: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

*******

Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý

sản xuất kinh doanh và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Các

phòng ban chức năng gồm có:

- Phòng tổ chức nhân sự: Có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp quản lý lao động

của công ty sao cho phù hợp đạt hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu các biện pháp

tổ chức thực hiện giảm lao động gián tiếp, nghiên cứu hoàn thiện công tác trả lương và phân phối lương.

- Phòng thống kê kế toán tài chính: Giám sát toàn bộ tài chính của công

ty, tổ chức bộ máy kế toán từng xí nghiệp. Quản lý việc phân phối cho các đơn vị thành viên lập kế toán tài chính, vay vốn.

Tập hợp cung cấp tin tức tổng thể về tình hình sản xuất kinh doanh của

công ty.

- Phòng thương mại: Tham mưu cho Giám đốc xác định mặt hàng, thị trường giá cả, ký kết hợp đồng với các đối tác trong và ngoài nước đồng thời

thực hiện các nghĩa vụ về xuất khẩu.

- Phòng kỹ thuật an toàn sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất cung ứng cho các đơn vị thành viên, quản lý triển khai các kế hoạch.

- Văn phòng công ty: Làm công tác đối nội, đối ngoại, tiếp khách hàng

trong và ngoài nước, tổ chức hội nghị và hội thảo với các đơn vị thành viên của công ty.

- Phòng thanh tra - pháp chế: giúp giám đốc thanh tra, kiểm tra việc thực

Tuy mỗi phòng thực hiện nhiệm vụ riêng của mình nhưng các phòng đều

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tập trung vào sự điều hành chỉ huy thống

nhất của giám đốc. Công tác quản lý tài chính tại Công ty bánh kẹo Hải Hà

xác định nguyên nhân, sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính và có biện pháp tăng cường quản lý tài chính. Vì đây là một DNNN nên huy

động vốn cần chú ý đến vẫn đề sở hữu của doanh nghiệp.

Bộ máy tổ chức của công ty ngày càng mở rộng và lớn mạnh, điều đó

tồn tại hai mâu thuẫn: Công ty có thể tiếp cận sâu được vào thị trường nên sẽ đạt được sự phục vụ khách hàng tốt hơn. Nhưng bên cạnh đó sẽ làm chậm

vòng quay của vốn lưu động bởi vì sự luân chuyển của đồng tiền phải qua các

chi nhánh, xí nghiệp rồi mới trở về công ty. Nên người chủ doanh nghiệp phải tính toán để xông vào khách hàng và phục vụ khách hàng tốt hơn. Đồng thời

biết tổ chức luân chuyển tiền, thu hồi tiền nhanh.

3.2. Đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất

Nhiệm vụ của công ty tương đối ổn định, vẫn sản xuất các loại mặthàng truyền thống: Khối lượng công việc ngày càng nhiều, theo kế hoạch sản lượng

mỗi năm của công ty tăng từ 3% đến 5%. Công ty phải thường xuyên đầu tư, đổi mới công nghệ, tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên của công

ty cho phù hợp với vị trí mà họ đảm nhận.

Công ty có 6 xí nghiệp trực thuộc bao gồm: Xí nghiệp kẹo mềm, xí

nghiệp kẹo cứng, xí nghiệp bánh, nhà máy thực phẩm Việt Trì, nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định.

Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng đổi mới công nghệ như: năm 1997 trang bị cho xí nghiệp thực phẩm Việt Trì một dây chuyền Jelly

khuôn và Jelly cốc. Năm 1997, đã đầu tư mua máy gói kẹo của hãng KLOCNER HANSEL TEVONPHAN với công suất 1000 viên/phút. Năm 1998, Công ty đầu tư thêm máy đóng gói nhỏ các loại bánh có công suất 1

tấn/ngày, máy quật kẹo với công suất 10 tấn/ngày. Dây chuyền sản xuất bánh

xốp dạng que công suất 10 tấn/ngày. Dây chuyền sản xuất kẹo caramel có

công suất 200-300kg/giờ. Công nhân của nhà máy là 1709 người.

Đòi hỏi công ty phải có một lượng vốn để thực hiện hoạt động kinh

3.3. Đặc điểm về lao động

Tình hình lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Biểu 3: Tình hình lao động của công ty

Chỉ tiêu Đơn v ị 1997 `1998 1999

- Tổng số lao động Người 1835 1832 1962 - Lao động trực tiếp Người 1685 1791 1703 - Tỷ trọng lao động trực tiếp % 91,8 92 93 - Tỷ trọng lao động nữ lao động trực

tiếp

% 77,5 78,2 79

Từ tổng kết bảng trên ta thấy rằng lực lượng lao động của Công ty qua các năm từ 1997-1998 có sự tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ lao động nữ cũng có xu hướng tăng lên.

Ta thấy rằng đội ngũ lao động của công ty chủ yếu lao động nữ (gần

80%). Vì đặc điểm của nữ là cần cù, khéo léo, rất thích hợp với công việc gói

kẹo, cân kẹo... Song bên cạnh đó còn có những hạn chế là lao động nữ thường hay đau ốm, thai sản, nuôi con nhỏ... dẫn đến hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng, có khi làm gián đoạn sản xuất.

3.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu

Hiện nay, nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào cho công ty chủ yếu từ hai

nguồn trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Các nguyên vật liệu bao gồm:

bột mỳ, bơ, bột ca cao, hương liệu, phẩm màu. Các cơ sở trong nước cung cấp

nguyên vật liệu cho công ty bao gồm: nhà máy đường Lam Sơn, Quảng Ngãi, công ty sữa Việt Nam. Đây là nhà cung cấp thường xuyên nguyên vật liệu cho công ty, đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý. Tuy nhiên, công ty bánh kẹo

Hải Hà phần nào chịu ảnh hưởng của những nhà cung cấp ở nước ngoài. Các nguyên vật liệu được nhập từ nước ngoài như Singapo, Malaixia, Thái Lan...

Để tránh bị ép giá công ty luôn luôn theo dõi, bám sát thị trường tìm nguồn hàng có chất lượng tốt. Công ty rất năng động trong việc tìm nguồn

cung cấp, có chính sách thưởng cho các cá nhân, tổ chức nào tìm được nguồn

Về thị trường cung ứng nguyên vật liệu:

Hàng năm, công ty sản xuất và kinh doanh một khối lượng lớn bánh kẹo

do vậy nhu cầu tiêu dùng cao về đường, sữa, bột gạo, bột mỳ, tinh dầu, gluco, nha... Trong khi đó thị trường trong nước mới chỉ cung cấp được nguyên liệu như đường, bột gạo, bột mỳ, nha... từ các nhà máy Lam Sơn, Quảng Ngãi, công ty Cái Lân. Còn phần lớn các loại nguyên liệu khác phải nhập và chịu sự

biến động giá cả trên thị trường thế giới. Tỷ giá hối đoái thường thay đổi đã gây ra nhiều khó khăn trong việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất, làm

ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Để khắc phục tình trạng này công ty đã chủ động ký kết các hợp đồng cung ứng dài hạn với một số công ty, nhà máy chuyên sản xuất và kinh doanh các loại nguyên vật liệu nhằm giảm bớt chi phí

và bảo quản nguyên vật liệu, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

doanh.

3.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm của công ty được đông đảo người dân tin dùng, đời sống được nâng cao, người tiêu dùng mua bánh kẹo không chỉ vì hàm lượng dinh dưỡng

của nó, không chỉ để ăn mà còn dùng vào mục đích biếu tặng, cưới xin, lễ

tết... Đây còn là yếu tố thuận lợi để công ty mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm. Khác với trước đây, việc tiêu thụ sản phẩm của công ty chỉ bó hẹp

trong phạm vi chỉ tiêu của Nhà nước do Nhà nước phân phối và bao cấp thì nay sản phẩm của công ty được tiêu thụ theo đơn đặt hàng của mọi đối tượng và được bán rộng rãi trên thị trường phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của mọi

tầng lớp dân cư. Để thực hiện công tác tiêu thụ một cách có hiệu quả nhất,

công ty chọn phương thức tiêu thụ tổng hợp.

Cho đến nay, công ty đã thiết lập một mạng lưới bán hàng rộng khắp ở

hầu hết các thành phố lớn và thị xã ở cả ba miền. Việc tiêu thụ sản phẩm của

công ty chủ yếu do các đại lý đảm nhận, công ty đã có trên 200 đại lý và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên toàn quốc. Tuy nhiên thị trường của công

ty mới chỉ phát triển mạnh ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội, Hải

Phòng, Nam Định còn ở các khu vực khác tiêu thụ không đáng kể.

Thị trường tiêu thụ có rộng và hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trực

trường tiêu thụ sản phẩm mạnh nhất. Năm 1999, thị trường Hà Nội tiêu thụ

khoảng 4837 tấn sản phẩm bánh kẹo các loại trong đó sản lượng tiêu thụ ở

công ty Hải Hà là 2902 tấn, chiếm 60%; Hải Châu chiếm 15%; Công ty Biên Hoà chiếm 12,3%; Công ty bánh kẹo Hà Nội chiếm 9%, thị phần còn lại

giành cho các công ty sản xuất bánh kẹo khác.

Vì vậy, muốn mở rộng thị trường Công ty bánh kẹo Hải Hà luôn luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và thực hiện tốt công tác marketing đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

II. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN Ở CÔNG TY

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty bánh kẹo Hải Hà” ppt (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)