d. Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp:
1.1.3. Hạn ngạch thuế quan:
Mặc dù là nhà sản xuất nông nghiệp lớn nhất trên thế giới nhưng Hoa Kỳ duy trì danh mục rất lớn các nông sản chịu hạn ngạch thuế quan. Đáng chú ý là mức hạn ngạch mà Hoa Kỳ cam kết cao hơn mức nhập khẩu thực tế rất nhiều. Điều này chứng tỏ Hoa Kỳ đã rất thành công trong quá trình đàm phán về nông nghiệp.
Những nông sản chính chịu hạn ngạch thuế quan là thịt bò, một số loại sữa, bơ, pho mát, đường, sôcôla, nguyên liệu sản xuất thuốc lá, bông...
1.2. Các qui định về kĩ thuật:
Luật Hoa Kì đòi hỏi tất cả xe ô tô con và xe tải nhẹ phải mang nhãn chỉ ra phần trăm hàm lượng nội địa của Hoa Kỳ và Canada. Cụ thể là nhãn phải chỉ ra:
- Phần trăm hàm lượng của các chi tiết Hoa Kỳ và Canada (trên cơ sở model-by-model);
- Nước, bang và thành phố lắp ráp cuối cùng;
- Nếu các nước không phải là Hoa Kỳ và Canada cung cấp từ 15% chi tiết trong xe trở lên, nhãn phải chỉ ra hai nước cung cấp nhiều chi tiết nhất cũng như phần trăm chi tiết do mỗi nước cung cấp;
- Nước xuất xứ của động cơ và nước gia công (nước thêm 50% giá trị trở lên hoặc gia tăng giá trị nhiều nhất).
Luật này có giá trị từ tháng 10/1994. Người vi phạm bị phạt 1000 USD cho mỗi xe. Lời giải thích cho hệ thống này là nó cung cấp cho người tiêu dùng thông tin cần thiết để quyết định việc mua sắm về phần trăm giá xe được sản xuất tại Hoa Kỳ và Canada. Nhưng trên thực tế hệ thống là một điều khoản "mua hàng Mĩ " nhằm động viên người tiêu dùng mua hàng nội địa.
Hệ thống này có nhiều điểm tạo ra sự phân biệt đối xử với các nhà sản xuất nước ngoài. Hơn nữa nó làm tăng chi phí cho các nhà sản xuất cũng như bán xe ô tô để tính toán hàm lượng theo yêu cầu, do đó tạo ra trở ngại không cần thiết đối với thương mại và có thể vi phạm Điều II:1 và 2 của Hiệp định TBT.
1.3. Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời: