Khả năng cắt giảm các NTM:

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Xây dựng một số biện pháp phi thuế bảo hộ sản xuất của Việt Nam" doc (Trang 67 - 72)

III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NTM VIỆT NAM ĐÃ SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ NGÀNH VÀ KHẢ NĂNG CẮT GIẢM:

1.4.Khả năng cắt giảm các NTM:

Việc chính phủ qui định giá mua tối thiểu của nông dân và giá bán tối đa trong thời gian qua có vẻ như không cần thiết. Mặc dù mức giá sàn qui định đối với mía thu mua của nông dân tăng từ 180 đồng lên 220đồng/1 kg thì mức giá các doanh nghiệp trả cho nông dân vẫn cao hơn rất nhiều. Tương tự như vậy mức giá bán ra của đường tinh luyện cũng chưa bao giờ cao hơn mức giá trần nhà nưóc qui định.

Yêu cầu các doanh nghiệp phải xuất khẩu ít nhất 30% sản phẩm cũng là một yêu cầu chỉ có thể nằm trên lí thuyết . Trong thời điểm hiện tại giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp mía đường Việt Nam còn quá cao so với mức giá thế giới (giá đường trên thị trường thế giới từ 97-2000 dao động trong khoảng 200-315 usd/tấn trong khi giá thành sản xuất của Việt Nam chưa bao giờ thấp hơn 350 usd/tấn) do đó các doanh nghiệp mía đường Việt Nam khó có thể xuất khẩu mặt hàng này ra nước ngoài.

Việc cấp phép nhập khẩu được chính phủ giao cho hai cơ quan là bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và bộ thương mại trong đó bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu đường thô, bộ thương mại chỉ định doanh nghiệp dược phép nhập khẩu đường trắng. Hiện tại các doanh nghiệp trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu đường tinh luyện trong nước nên chính phủ nên loại bỏ giấy phép nhập khẩu

sản phẩm này. Trong khi đó nhu cầu về đường thô còn rất cao do các vùng nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các nhà máy đường, nhiều nhà máy chỉ hoạt động với vài % công suất như Trị An 6,5%;Linh Cẩm 6,7%,Bình Thuận 8%), giá đầu vào của nguyên liệu cũng quá cao-cao hơn cả giá nhập khẩu dường thô đã bao gồm thuế nhập khẩu từ Nga. Do vậy trước mắt chính phủ nên tiếp tục cho phép nhập khẩu đường thô để giảm bớt gánh nặng cho các nhà máy sản xuất đường. Gần đây bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã kiến nghị với chính phủ yêu cầu các tỉnh,thành phố địa bàn của các nhà máy đường xây dựng lại qui hoạch vùng nguyên liệu của các địa phương. Bên cạnh đó cũng có đề nghị chính phủ thực hiện một số biện pháp trợ cấp như cho nông vay ưu đãi đối với những diện tích trồng mới lần đầu mà không cần thế cháp, miễn thuế đối với các sản phẩm từ phụ phẩm đường trong vòng 1-3năm; hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ sở vùng mía như giao thông ,thuỷ lợi...Những giải pháp này có thể coi là những giải pháp tích cực nhất tại thời điểm này để duy trì mức bảo hộ tương đương đối với ngành mía đường.

2.Thép:

2.1.Các NTMs được sử dụng trong ngành thép:

- Cấm nhập khẩu

Năm 1997: với một số thép xây dựng loại tròn trơn phi 6 đến phi 60 mm; thép xây dựng tròn gai (đốt, vằn, xoắn, gân) phi 10 đến phi 36 mm; các loại thép góc đều (chữ V) từ 20 đến 75 mm; các loại thép hình I (H), U (C) từ 60 - 120 mm... và một số loại thép lá;

Năm 1998: với một số thép xây dựng loại tròn trơn phi 6 đến phi 40 mm; thép xây dựng tròn gai (đốt, vằn, xoắn, gân) phi 10 đến phi 40 mm; thép góc đều (V), góc lệch (L) từ 20 đến 100 mm; các loại thép hình dạng C (U), L, I, H từ 120 mm trở xuống ... và một số loại thép lá.

- Hạn ngạch nhập khẩu

Năm 1996 và 1997: với một số loại thép xây dựng (trừ các loại thuộc danh mục cấm nhập).

- Cấp giấy phép nhập khẩu

Năm 1996 và 1997: với số loại thép xây dựng (trừ các loại thuộc danh mục cấm nhập);

Năm 1998: với thép phế liệu và thép phá dỡ tầu cũ;

Năm 1999 và 2000: với chủng loại thép xây dựng loại tròn trơn phi 6 đến phi 40 mm; thép xây dựng tròn gai phi 10 đến phi 40 mm; thép góc đều (V), góc lệch (L) từ 20 đến 125 mm; các loại thép hình dạng C (U), L, H từ 160 mm trở xuống... và một số loại thép lá.

- Giá tối thiểu để xác định trị giá tính thuế nhập khẩu; - Phụ thu nhập khẩu (1996 và 1997)

- Giá bán tối đa trong nước (giá trần).

2.2.Tác động:

Nhờ có sự bảo hộ khá vững chắc của nhà nước trong thời gian qua mà đầu tư vào ngành thép tăng rất nhanh, hiện nay Việt Nam đã có 6 công ty thép nội địa và 13 liên doanh với vốn đầu tư lên tới 299 triệu USD. Ngoài ra một số dự án liên doanh đang được nhanh chóng triển khai như liên doanh sản xuất phôi thép từ lò điện có công suất 50 vạn tấn một năm ở Quảng Ninh giữa tổng công ty thép Việt Nam(VSC) và công ty NKK của Nhật, liên doanh sản xuất sắt xốp ở Vũng Tàu với công suất trên 1 triệu tấn một năm giữa VSC và 5 công ty khác của Mĩ Nhật, Đức, Singapore. Với nỗ lực nhằm đa dạng hoá chủng loại thép sản xuất trong nước VSC cũng thương thảo với 2 công ty Daewoo và Posco của Hàn Quốc về các điều kiện để xây dựng dự án sản xuất thép tấm cán ở Quảng Ninh với công suất 2 triệu tấn

một năm nhằm cung cấp đầu vào cho các nhà máy sản xuất ống thép, đóng tầu, cơ khí.

2.3.Tiềm năng phát triển:

Tiềm lực thực sự của ngành thép Việt Nam là trung bình so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Nguồn nguyên liệu của Việt Nam bị đánh giá là quá nghèo nàn; trữ lượng quặng sắt ở mức tương đối thấp và chất lượng không phù hợp cho khai thác công nghiệp. Khả năng khai thác của các nhà máy cũng còn rất hạn chế - hiện các nhà máy khai thác quặng trong nước chỉ đáp ứng được 30% nguyên liệu phôi cho sản xuất thép cán 70% còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá khá cao (khoảng 270 usd/tấn. Sản phẩm của ngành cũng chỉ dừng lại ở mức đáp ứng nhu cầu phục vụ dân dụng, các loại thép chất lượng cao như thép tấm, thép lá ,thép kết cấu, thép đặc chủng dùng làm nguyên liệu cho các ngành cơ khí chế tạo và các ngành công nghiệp khác còn phải nhập khẩu hoàn toàn.

Thuận lợi có thể nói là duy nhất của ngành thép Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là nhu cầu thép nội địa xây dựng hạ tầng cơ sở tương đối lớn và sự dễ dãi của khách hàng. Chính vì vậy cần đặt ra một câu hỏi sự ưu đãi rất lớn của chính phủ cho một ngành công nghiệp ít tiềm năng như vậy có là cần thiết?.

2.4.Khả năng cắt giảm các NTM:

Trong thời gian qua các NTM đã tạo ra được những tác động khá tích cực. Việc cấm nhập khẩu thép xây dựng và cơ chế nhập khẩu phôi thép thông thoáng đã tạo cơ hội cho các nhà máy cán thép có sức cạnh tranh thấp và trung bình tạm thời tồn tại được trước khi thu hút được đủ vốn để cải tiến công nghệ - do đó biện pháp cấm nhập khẩu khó có thể loại bỏ ngay lập tức ít nhất là ở thơì điểm này. Tương tự như vậy việc cấp phép không tự động với những tiêu chí không rõ ràng đối với các loại thép hình, thép góc, thép

lá,.. cũng hỗ trợ đáng kể cho các doanh nghiệp ngành thép gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. Tuy nhiên để tạo thuận lợi cho công tác quản lí có thể chính phủ sẽ thay thế phương thức này bằng phương thức đấu thầu hạn ngạch. Đối với biện pháp phụ thu việc loại bỏ chỉ còn là vấn đề thời gian bởi đã tồn tại quá nhiều biện pháp bảo hộ khác có tác dụng tương tự như biện pháp cấp phép không tự động và qui định mức thuế suất cao với các loại thép nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Xây dựng một số biện pháp phi thuế bảo hộ sản xuất của Việt Nam" doc (Trang 67 - 72)