Chính sách về ngoại hố

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Xây dựng một số biện pháp phi thuế bảo hộ sản xuất của Việt Nam" doc (Trang 81 - 84)

II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ CÁC NTM VIỆT NAM SẼ SỬ DỤNG ĐỂ BẢO HỘ: 1.Quan điểm chung về việc sử dụng các NTM :

2.1.5. Chính sách về ngoại hố

Một trong những quan ngại thường trực đối với các nhà hoạch định chính sách thương mại của Việt nam là cán cân thanh toán và nhu cầu về ngoại tệ của đất nước. Quả thực trong thời gian qua hầu như chưa bao giờ cán cân thương mại của Việt nam cân bằng hoặc nghiêng về xuất khẩu. Chính vì vậy, một số biện pháp hạn chế nhập khẩu đã được áp dụng nhằm mục tiêu trên chứ không phải là nhằm mục đích bảo hộ (ví dụ điển hình là việc buộc các doanh nghiệp phải tự cân đối ngoại tệ trong một khoảng thời gian trước đây hoặc hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng không vượt quá 20% kim ngạch xuất khẩu).

Đặc điểm của các biện pháp về ngoại hối là chúng thường thiếu rõ ràng, khó dự đoán trước và trong nhiều trường hợp rất khó quản lý. Chính vì vậy, cần đưa ra được một số cơ chế khác cũng nhằm mục tiêu tương tự nhưng mang tính minh bạch cao hơn, ít gây ảnh hưởng đột ngột đối với các doanh nghiệp hơn. Các biện pháp tự vệ để bảo vệ cán cân thanh toán được qui định trong Hiệp định GATT (Điều XII) của WTO là ví dụ có thể tham khảo.

2.1.6.Cải tiến thủ tục hành chính

Hệ thống quản lý chuyên ngành hiện nay đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết cần sớm khắc phục. Những nhược điểm đó là: có quá nhiều cơ quan quản lý, thủ tục trong nhiều trường hợp còn quá phức tạp và đôi khi mang tính tuỳ tiện, hiệu quả kiểm soát cán cân thương mại nói chung thấp v.v...Chính vì vậy trong thời gian tới cần khắc phục bằng cách:

 Giảm bớt các mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành;

 Nâng cao hơn nữa tính rõ ràng trong cấp phép;

 Thông báo công khai theo các qui định của Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu của WTO (tiến tới tuân thủ hoàn toàn Hiệp định này).

2.2.Đề xuất một số NTM mới:

2.2.1.Hạn ngạch thuế quan:

Nội dung: Hạn ngạch thuế quan thực ra là một biến tướng của biện pháp hạn chế định lượng theo đó cho phép duy trì mức thuế suất thấp đối với hàng nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch và mức thuế suất cao hơn đối với hàng nhập khẩu nằm ngoài hạn ngạch. Có thể nói hạn ngạch thuế quan là một đặc trưng của thương mại nông sản. Hạn ngạch thuế quan liên quan trực tiếp đến tiếp cận hiện tại và tiếp cận tối thiểu. Đối với các sản phẩm đã được thuế hoá các nước thành viên WTO cam kết đưa ra mức tiếp cận thị trường hiện tại. Nghĩa là mức tiếp cận thị trường ít nhất phải tương đương với lượng

nhập khẩu trung bình của giai đoạn 86-89 tại mức thuế trước khi thuế hoá. Đối với các nước gia nhập sau thì giai đoạn cơ sở có thể là 3 năm gần nhất. đối với các sản phẩm đã được thuế hoá nhưng trước đó vì một lí do nào đó chưa có nhập khẩu thì áp dụng tiếp cận tối thiểu. Nghĩa là mức tiếp cận cho hàng nhập khẩu ít nhất là 3% lượng tiêu dùng nội địa và mức tiếp cận này được mở rộng lên 5% trong một thời gian nhất định (5 năm).

ý nghĩa: Hạn ngạch thuế quan có thể coi là một biện pháp phi thuế khá hiện đại bởi những lí do sau:

- phù hợp với những qui định của các tổ chức thương mại quốc tế

- bảo hộ tích cực nền kinh tế bởi thông qua hạn ngạch thuế quan có thể hạn chế số lượng hàng hoá nhập khẩu song vẫn đảm bảo cung cầu của thị trường trong nước.

Đây có thể coi là một biện pháp hạn chế nhập khẩu khá đối với Việt Nam, cần có thêm nhiều nghiên cứu về những kinh nghiệm áp dụng của các nước khác để trong thời gian tới chúng ta có thể đưa vào sử dụng một cách hiệu quả.

2.2.2.Thuế thời vụ:

Nội dung: Thuế thời vụ là hình thức qui định mức thuế khác nhau cho cùng một loại sản phẩm tuỳ thuộc vào thời điểm chịu thuế của sản phẩm. Ví dụ tại thời điểm vụ mùa của một loại sản phẩm, khi sản phẩm này trở lên bão hoà ở thị trường nội địa, để khuyến khích tiêu dùng mặt hàng này trong nước, chúng ta có thể đánh một mức thuế cao đối với hàng nhập khẩu do đó ngăn chặn sản phẩm đồng loại ở nước ngoài tràn vào. Ngoài thời điểm này nhu cầu tiêu thụ mặt hàng ở trong nước vẫn lớn trong khi cung trong nước không đáp ứng đủ cầu chúng ta có thể qui định mức thuế suất thấp thậm chí tới 0% để kích cung.

Thuế thời vụ cũng như các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời khác được sự thừa nhận rộng rãi của các tổ chức thương mại quốc tế.

Thuế thời vụ có ưu điểm rất lớn là tính chất linh hoạt. Có thể áp dụng thuế thời vụ trong bất cứ thời điểm nào khi có sự biến động mất cân đối giữa cung và cầuvà khắc phục được nhược điểm bóp méo thị trường của các biện pháp khác.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Xây dựng một số biện pháp phi thuế bảo hộ sản xuất của Việt Nam" doc (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w