Trong thời gian qua đã tồn tại khá nhiều các NTM ở Việt Nam, trong đó tồn tại những biện pháp được duy trì một cách có chủ định và có cả những biện pháp không được chủ định bởi bất cứ một mục tiêu chính sách nào. Một số biện pháp đã phát huy được tiềm năng sản xuất của các ngành được bảo hộ tuy nhiên bên cạnh đó nhiều biện pháp tạo ra những tác động xấu cần được xem xét loại bỏ. Trong quá trình hội nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế Việt Nam cũng cần loại bỏ những biện pháp được coi là trái nguyên tắc của các tổ chức này song cần tiếp tục duy trì những NTM đã được thừa nhận nhằm bảo hộ những lĩnh vực sản xuất có chọn lọc. Cơ sở khoa học của việc tiếp tục áp dụng các NTM được dựa trên những căn cứ sau:
1. Các NTM có tính phổ biến:
Mặc dù đã được coi là những biện pháp tiêu cực gây tác động xấu đến thương mại toàn cầu các NTM vẫn là những biện pháp phổ cập nhất ở bất cứ một quốc gia nào trên thế giới từ những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới cho tới những quốc gia đang và chậm phát triển. Các nghiên cứu thực tế cũng cho thấy các biện pháp phi thuế được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất dù là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đơn giản như sản xuất lúa gạo ở Philippin cho đến những lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao như sản xuất máy bay ở Pháp...
2. Các NTM có tính khách quan:
Có thể khẳng định rằng không một quốc gia nào trên thế giới không gặp phải những khó khăn trong vấn đề thương mại quốc tế như thâm hụt cán cân thanh toán, hay thị trường bị bóp méo bởi hàng nhập khẩu phá giá. Hơn nữa mỗi quốc gia đều xác định cho mình những mục tiêu nhất định để ưu tiên
phát triển một vài lĩnh vực kinh tế. Trong những trường hợp này các biện pháp phi thuế quan tỏ ra là những giải pháp hữu hiệu hơn cả bởi khả năng gây tác động mạnh mẽ và nhanh chóng đốivới việc tạo ra sự nâng đỡ đối với các lĩnh vực này.
3. Tính dài hạn của các biện pháp phi thuế:
Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi so sánh các biện pháp này với thuế quan. Do tính chất không minh bạch các biện pháp phi thuế là yếu tố ít được quan tâm hơn trong các cuộc đàm phán song phương cũng như đa phương để gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế vì vậy chúng có thể được duy trì lâu hơn. Bên cạnh đó các biện pháp này đã ngày càng trở lên tinh vi và mang tính sáng tạo hơn kể từ khi xuất hiện các qui định của WTO hay APEC mà minh hoạ cho nghịch lí này là những NTM liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người như kiểm dịch động thực vật và các qui định kĩ thuật.
4.Vấn đề chọn lọc các NTM sử dụng và lĩnh vực bảo hộ :
Như đã đề cập tới ở các phần trước trong giai đoạn vừa qua đã tồn tại rất nhiều những NTM không rõ ràng gây ảnh hưởng xấu đến thương mại cũng như khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Vấn đề thứ hai là có quá nhiều NTM được sử dụng cho một mục đích, một mặt hàng nhưng hiệu quả lại không đạt được như mong muốn của các nhà hoạch định chính sách. Ngoài ra với mong muốn được gia nhập WTO và thực hiện triệt để những cam kết khi gia nhập APEC và ASEAN Việt Nam cần loại bỏ những NTM lạc hậu, thay vào đó là những NTM mới phù hợp với thông lệ quốc tế mà vẫn có tác động bảo hộ tích cực.