Năng lực thực hiện nhiệm vụ Quản lý hành chính

Một phần của tài liệu Tài liệu Quyển 3 – Giám sát, đánh giá trong trường học doc (Trang 119 - 146)

I- Vai trò trách nhiệm của hiệu trưởng trong trường học

4.3 Năng lực thực hiện nhiệm vụ Quản lý hành chính

Nhà trường là một tổ chức tồn tại trong hệ thống giáo dục. Hiệu trưởng có trách nhiệm trước các cơ quan quản lý cao hơn và học sinh, cũng như trước nhà trường nơi mình lãnh đạo. Vì vậy, Hiệu trưởng cần thực hiện tất cả nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp, hoàn thành nhiệm vụ chính xác và đúng thời hạn, thể hiện tính chính xác trong công việc, họp hành và và các cuộc tiếp đón khác; kịp thời xem xét lợi ích của các bên liên quan khi ra quyết định và đáp ứng các yêu cầu phục vụ một cách tích cực.

Hiệu trưởng được ví như một đường ống dẫn hay đường cáp truyền tải thông tin đi và đến từ hệ thống nhà trường. Hiệu trưởng duy trì những thông tin chính xác, cập nhật về nhà trường, học sinh, cộng đồng, tổ chức các hoạt động trong nhà trường và trong hệ thống trường

học. Hiệu trưởng cung cấp thông tin kịp thời và theo quy cách phù hợp cho cộng đồng nhà trường và cho hệ thống nhà trường.

Hiệu trưởng phải biết thiết lập hệ thống tuyên truyền hiệu quả trong nhà trường, giữa các bên quan tâm trong cộng đồng địa phương, giữa nhà trường với hệ thống trường học rộng hơn trong cả nước và quốc tế. Trong hệ thống tuyên truyền này, kỹ năng tuyên truyền miệng, viết và công nghệ tuyên truyền của bản thân Hiệu trưởng sẽ phải là hình mẫu cho những người khác.

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm thực hiện luật pháp và chính sách của nhà nước và địa phương ở một số lĩnh vực. Hiệu trưởng phải hiểu biết kỹ lưỡng Luật Giáo dục, các văn bản dưới luật trong lĩnh vực giáo dục; các chính sách và quy trình khác của nhà nước mà theo đó nhà trường tổ chức các hoạt động.

Các chỉ số đánh giá hiệu trưởng theo bản đồ năng lực

Lĩnh vực đánh giá /các năng lực (1) Xác định tầm

nhìn, sứ mạng và mục tiêu chiến lược của trường

1. Năng lực xác định tầm nhìn và sứ mạng phù hợp với tiềm năng và điều kiện thực tế của trường

2. Năng lực xác định các giá trị cốt lõi và các mục tiêu chiến lược của nhà trường.

3.Năng lực thuyết phục phụ huynh học sinh, cộng đồng tham gia xây dựng tầm nhìn/sứ mạng, chia sẻ trách nhiệm thực hiện mục tiêu, sứ mạng (2) Xây dựng Kế hoạch phát triển nhà trường để hoàn thành mục tiêu và sứ mạng

4.Năng lực đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng phát triển của nhà trường

5.Năng lực xây dựng kế hoạch chiến lược.

6.Năng lực nhìn xa, lường trước những trở ngại/ thách thức ngăn cản việc thực hiện kế hoạch chiến lược và chuẩn bị các phương án ứng phó.

(3) Theo dõi, đánh giá tiến độ thực hiện mục

7.Năng lực thiết kế, chỉ đạo xây dựng hệ thống các tiêu chí, chỉ số đánh giá tiến độ và kết quả thực hiện mục tiêu.

8.Năng lực tổng hợp, phân tích thông tin/ dữ liệu phục vụ việc ra các quyết định điều chỉnh hoặc thay đổi chương trình hành động của nhà trường. (4) Xây dựng và duy trì một môi trường giáo dục theo định hướng kết quả

9.Năng lực thiết kế một hệ thống tích hợp đánh giá kết quả hoạt động của nhà trường

10.Năng lực xây dựng hệ thống báo cáo và phân tích dữ liệu về kết quả hoạt động

11.Năng lực xác định các lĩnh vực cần tổ chức lại, cần đổi mới để hướng tới đạt các mục tiêu, sứ mạng

(5) Lãnh đạo, chỉ

đạo chuyên môn 12.hiện hành và chỉ đạo xây dựng chương trình giáo dục đặc biệt cần Năng lực đánh giá, chỉ đạo thực hiện chương trình giảng dạy thiết cho hs địa phương nhằm đạt mục tiêu, sứ mạng của nhà trường.

13.Năng lực chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy để thực hiện nội dung chương trình giảng dạy một cách hiệu quả.

14.Năng lực xây dựng kế hoạch giảng dạy, đảm bảo thực hiện đúng và đủ theo chương trình giảng dạy.

(6) Định hướng hoạt động của nhà trường tập trung vào việc học tập vì sự tiến bộ của tất cả học sinh

15.Năng lực hiểu tâm lý học sinh, nắm bắt nhu cầu, thông tin về mối quan hệ học sinh - giáo viên

16.Năng lực tuyên truyền định hướng học sinh là trung tâm của mọi hoạt động trong nhà trường tới giáo viên, phụ huynh học sinh và các bên quan tâm.

17.Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình và quy chế do trường ban hành và các hoạt động diễn ra trong nhà trường;

(7) Đảm bảo một môi trường học tập an ninh, an

18.Năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch duy trì một nhà trường không có bạo lực, ma tuý và văn hoá phẩm đồi trụy.

19.Năng lực đảm bảo một môi trường sư phạm, vệ sinh, xanh - sạch - đẹp trong trường học.

(8) Thiết lập quan hệ hợp tác và huy động cộng

20.Năng lực tạo lập các mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức để xây dựng nhà trường và xây dựng cộng đồng.

21.Khả năng tìm kiếm, thu hút các nhà đầu tư/ tài trợ và các bên quan tâm chăm lo cho nhà trường.

(9) Thiết lập và duy trì bầu không khí làm việc tích cực trong nhà trường

22.Năng lực giao tiếp, tuyên truyền những mong đợi cao về kết quả thực hiện của HS, GV và CBQL

23.Năng lực lãnh đạo và khuyến khích CBQL, GV, HS cùng xây dựng và thực hiện các qui chế, quy định của nhà trường và làm rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người.

24.Khả năng hòa giải và giải quyết xung đột. (10) Quản lý và

phát triển đội ngũ 25.thể giáo viên có chất lượng.Năng lực tuyển dụng, sử dụng cán bộ, giáo viên và duy trì tập

26.Năng lực thúc đẩy và chỉ đạo việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ của CB, GV.

27.Năng lực giám sát và đánh giá cán bộ, giáo viên (11) Năng lực

khơi dậy sự sáng tạo, tận tụy của cán bộ giáo viên

28.Năng lực khích lệ cán bộ, giáo viên và nhân viên làm việc vì mục tiêu và sứ mạng của nhà trường.

29.Năng lực định hướng, đào tạo và sử dụng cán bộ, giáo viên.

30.Năng lực trao gửi niềm tin đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên (12) Khuyến khích

giáo viên và những người khác làm lãnh đạo

31.Phát hiện khả năng làm lãnh đạo của giáo viên và tạo cho họ các cơ hội để trau dồi và phát triển các khả năng này.

32.Hướng dẫn người khác và xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán cùng thực hiện việc hướng dẫn

33.Lắng nghe, quan sát và giao tiếp có hiệu quả với cán bộ, giáo viên

(13) Quản lý tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị

34.Năng lực dự toán kinh phí và thuyết phục cơ quan chủ quản phân bổ kinh phí, các nhà đầu tư tài trợ để đạt được các mục tiêu, sứ mạng

việc sử dụng, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường

36.Năng lực chỉ đạo giám sát và tăng cường hiệu quả sử dụng các phòng chức năng, trang thiết bị, đồ dùng dạy học

37.Năng lực xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý và cập nhật các hoạt động của nhà trường.

38.Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong phát triển chuyên môn cho bản thân và người khác

(15) Quản lý

hành chính 39.cách gọn nhẹ, dân chủ, minh bạch và hiệu quảNăng lực xây dựng mô hình, quy trình quản lý hành chính một

40.Năng lực quyết đoán, ra quyết định kịp thời, đáp ứng các yêu cầu phục vụ một cách tích cực, nhanh chóng.

41.Hiểu được các thuật ngữ về luật pháp, nói đúng, viết đúng và diễn đạt trôi chảy.

(16) Năng lực vượt

khó, dám nghĩ 42.Năng lực vượt khó, dám nghĩ, dám làm

43.Thể hiện vai trò thủ lĩnh đầu tầu, gương mẫu trong công việc và trong cuộc sống

(17) Yêu cầu hiểu biết và tuyên truyền, phổ biến

44.Hiểu biết về xã hội, hệ thống chính trị của trung ương và địa phương.

45.Hiểu Luật Giáo dục và các chính sách giáo dục để thực hiện và vận dụng thích hợp.

Mục đích đánh giá: xác định các khoảng trống kiến thức và năng lực cần được làm đầy để xây dựng kế hoạch phát triển bản thân.

Cách đánh giá: Mỗi chỉ số có 6 mức độ: theo bảng thang điểm gợi ý ở trên.

- Cá nhân hiệu trưởng dựa theo từng năng lực, từng tiêu chí, từng chỉ số để tự cho điểm đánh giá mình. Hãy trung thực với chính mình. Cũng có thể đề nghị giáo viên hoặc cán bộ có liên quan đánh giá theo bảng chỉ số này.

- Kết quả đánh giá từng chỉ số được tập hợp theo tiêu chí, sau đó tập hợp theo nhóm năng lực. - Hiệu trưởng dựa theo khung đánh giá này, tự đánh giá và so sánh số liệu hàng năm để biết mình mạnh, thiếu hụt ở điểm nào.

II. ĐÁNH GIÁ HIỆU TRƯỞNG THEO BẢN ĐỒ NĂNG LỰC

Lĩnh vực đánh giá /các năng

lực Tiêu chí đánh giá Chỉ số

Các bằng chứng (gợi ý nguồn minh chứng) (1) Xác định tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu chiến lược của trường 1. Năng lực xác định tầm nhìn và sứ mạng phù hợp với tiềm năng và điều kiện thực tế của trường - Tầm nhìn thể hiện rõ định hướng phát triển và hội tụ được mong muốn của CB, GV.

- Sứ mạng tuyên bố rõ vai trò, sự cam kết và trọng trách đối với xã hội.

•Có sự thảo luận, trao đổi, thuyết phục giữa hiệu trưởng với CB, GV về tầm nhìn.

•Tầm nhìn/sứ mạng được công bố rộng rãi, qua trang web, trong các ấn phẩm giới thiệu về nhà trường.

•Hiệu trưởng có chiến lược truyền thông thông báo các mục tiêu, các nhiệm vụ từng bước hiện thực hóa sứ mạng nhằm đạt những tiến bộ hướng tới tầm nhìn. - Các biên bản góp ý, nhận xét của CB, GV về tầm nhìn - Các bản nhận xét góp ý xây dựng sứ mạng của CB, GV.

- Nghị quyết Đảng, báo cáo của hiệu trưởng tại hội nghị CBCC có đề cập đến các biện pháp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của trường.

- Các hình thức công bố, ấn phẩm về tầm nhìn, sứ mạng

-Các bảng treo, panô... tuyên bố về các giá trị cốt lõi.

- Biểu trưng (lô gô, khẩu hiệu, panô...) của trường được hiệu trưởng tuyên truyền ý nghĩa, ngầm chứa các thông điệp về giá trị, văn hóa.

- Các hình thức tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu của nhà trường. - Các chỉ thị, quy định... cuộc nói chuyện của hiệu trưởng về nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ trọng tâm/ưu tiên của nhà trường từng giai đoạn.

- Các buổi nói chuyện của hiệu trưởng với Ban đại diện cha mẹ học sinh, cộng đồng... giới thiệu về tầm nhìn/sứ mạng, mục tiêu GD... của nhà trường.

brochure... giới thiệu về trường. - Việc xây dựng phòng truyền thống của nhà trường 2. Năng lực xác định các giá trị cốt lõi và các mục tiêu chiến lược của nhà trường. - Xác định được các giá trị cốt lõi để thực hiện sứ mạng - Xác định rõ các mục tiêu chiến lược, nhiệm vụ phù hợp cho từng giai đoạn phát triển

•Hiệu trưởng có cách làm dân chủ để tuyên bố về sứ mạng nhận được sự đồng thuận, tạo được niềm tin của CB, GV và các bên liên quan. •Các giá trị cốt lõi có tính kế thừa, hội tụ được

giá trị truyền thống và tiếp cận được giá trị thời đại.

•Các giá trị cốt lõi phản ánh được những đặc trưng văn hóa riêng của nhà trường.

•Xác định rõ các mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn (chiến lược), mục tiêu ưu tiên và tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong CB, GV, HS. • Xác định được các nhiệm vụ cụ thể, nhiệm vụ trọng tâm cho từng giai đoạn phát triển và các bộ phận, cá nhân hiểu rõ nhiệm vụ.

- Các buổi tọa đàm trao đổi dân chủ của hiệu trưởng với CB, GV về tầm nhìn/sứ mạng/ các giá trị cốt lõi.

- Các số liệu liên quan đến sự đóng góp (tài chính, công trình đầu tư của phụ huynh học sinh, cộng đồng...).

3. Năng lực thuyết phục phụ huynh học sinh, cộng đồng tham gia xây dựng tầm nhìn/sứ mạng, chia sẻ trách nhiệm thực hiện mục tiêu, sứ mạng

- Thuyết phục Ban đại diện cha mẹ học sinh và đại diện cộng đồng cùng tham gia xây dựng tầm nhìn/sứ mạng - Có chiến lược truyền thông để phụ huynh học sinh, cộng đồng chia sẻ trách nhiệm thực hiện sứ mạng và mục tiêu của nhà trường bằng sức lực và tài lực

•Hiệu trưởng có kế hoạch mời đại diện của Ban đại diện cha mẹ học sinh và cộng đồng cùng thảo luận xây dựng tầm nhìn/sứ mạng.

•Hiệu trưởng có những hình thức giới thiệu tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường với các bậc phụ huynh học sinh, cộng đồng.

•Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, lôi kéo sự tham gia của phụ huynh học sinh, cộng đồng cùng thực hiện sứ mạng và mục tiêu.

• Số lượng và trị giá các công trình đầu tư của phụ huynh học sinh hoặc các bên liên quan trong cộng đồng.

- Biên bản các cuộc họp giữa hiệu trưởng với đại diện phụ huynh học sinh và các bên liên quan về những thuận lợi, khó khăn của trường.

- Các số liệu điều tra nhu cầu học tập của HS, quan điểm, mong muốn của phụ huynh học sinh.

dựng Kế hoạch phát triển nhà trường để hoàn thành mục tiêu và sứ mạng đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng phát triển của nhà trường liệu khảo sát, chỉ số về mức sống, điều kiện kinh tế xã hội tại địa phương và xử lý phân tích thông tin để hiểu đúng thực trạng, khả năng phát triển.

- Có kế hoạch rà soát thực trạng về nguồn lực con người, cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường. - Xác định nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo CBQL, GV xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

số trong độ tuổi đi học, dân tộc, tỷ lệ phổ cập, tỷ lệ HS bỏ học, HS tốt nghiệp...

•Hiệu trưởng nắm được các số liệu điều tra về nhu cầu học tập của HS, môi trường VH-XH, quan điểm của phụ huynh học sinh và các bên liên quan về những thuận lợi, khó khăn của trường.

•Hiệu trưởng nắm được các số liệu khảo sát về năng lực, nhu cầu, mong muốn... của đội ngũ CBQL, GV, NV, HS trong trường.

•Hiệu trưởng nắm được các số liệu đánh giá về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, CNTT của nhà trường

trẻ trong độ tuổi đi học của địa phương, tỷ lệ HS bỏ học...

- Các số liệu đánh giá về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, CNTT của nhà trường.

- Các số liệu khảo sát về năng lực, nhu cầu, mong muốn... của đội ngũ CBQL, GV, NV, HS trong trường. 5. Năng lực xây dựng kế hoạch chiến lược. - Huy động các thành viên trong trường và các bên liên quan cùng xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường. - Biết sử dụng phương pháp phân tích SWOT (còn gọi là ma trận SWOT) – là phương pháp phân tích các điểm Mạnh (Strengths), điểm Yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Rủi ro (Threats) – để hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, thách thức, cơ hội.

•Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường có sự tham gia thảo luận của đông đảo CB, GV, Ban đại diện cha mẹ học sinh, đại diện cộng đồng.

•Hiệu trưởng tham khảo các mô hình trường học tiên tiến, quản lý hiệu quả và kết quả khảo sát thực tế, khi xây dựng kế hoạch phát triển. •Thực hiện phong cách lãnh đạo dân chủ, có cơ

chế để CBQL, GV, NV cùng tham gia xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường.

Một phần của tài liệu Tài liệu Quyển 3 – Giám sát, đánh giá trong trường học doc (Trang 119 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w