Năng lực Xây dựng và duy trì một môi trường giáo dục theo định hướng kết

Một phần của tài liệu Tài liệu Quyển 3 – Giám sát, đánh giá trong trường học doc (Trang 111 - 112)

I- Vai trò trách nhiệm của hiệu trưởng trong trường học

1.4 Năng lực Xây dựng và duy trì một môi trường giáo dục theo định hướng kết

Để trở thành người lãnh đạo hiệu quả, bạn không những phải hình dung ra con đường dẫn đến đích, hướng dẫn những người theo mình đi đúng đường, mà còn phải có khả năng thuyết phục, dẫn dắt họ vượt qua những trở ngại gặp phải trên con đường đó. Norman Lear

Thực hiện một tầm nhìn đòi hỏi nhà trường luôn phải sáng tạo và đổi mới. Điều này cũng có nghĩa phải chấp nhận các rủi ro có thể đến trong quá trình đổi mới. Hiệu trưởng nhà trường theo định hướng kết quả, trước hết, phải là người ủng hộ đổi mới. Ở mức cao hơn, họ phải là người có tư duy sáng tạo và biết cổ vũ các ý tưởng sáng tạo ở người khác. Điều khó khăn là ở chỗ, vì quá trình phân cấp sẽ ngày càng triệt để hơn và giáo viên sẽ có thêm quyền lựa chọn các công cụ và phương pháp giảng dạy, nên lãnh đạo nhà trường phải đảm bảo rằng những nỗ lực đổi mới phải mang lại kết quả mong muốn. Khi đổi mới thành công, Hiệu trưởng phải tôn vinh những đổi mới đó; nếu đổi mới không thành, Hiệu trưởng phải có năng lực điều chỉnh lại thất bại một cách tích cực, giúp nhà trường rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thất bại để tiến lên vững chắc. Sau cùng, Hiệu trưởng phải tạo ra các điều kiện để đảm bảo rằng các đổi mới thành công sẽ được duy trì qua nhiệm kỳ của những người lãnh đạo kế tiếp.

Hiệu trưởng trường học theo định hướng kết quả phải xây dựng một chiến lược hoạt động của nhà trường theo hướng đặt các ưu tiên trọng yếu nhất vào nhu cầu học tập và tu dưỡng của học sinh. Hiệu trưởng, hơn ai hết, cần hiểu rõ những yêu cầu và mong mỏi của những nhóm người mà nhà trường cần sự ủng hộ của họ nếu muốn xây dựng một môi trường

phục vụ học sinh một cách hiệu quả. Những nhóm người quan tâm đến nhà trường có thể là cha mẹ học sinh, lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội ở địa phương.

Để chuyển đổi trường học truyền thống hiện nay thành một nhà trường theo định hướng kết quả, mỗi Hiệu trưởng phải được trang bị kiến thức về quy trình ra quyết định dựa trên kết quả của giáo viên và học sinh để chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường. Hiệu trưởng phải có khả năng phân tích các thuận lợi, khó khăn, ưu thế, cơ hội, thách thức và sắp xếp tổ chức trong nhà trường để chỉ đạo thực hiện đổi mới. Ngoài ra, còn phải hình dung rõ và tuyên truyền liên tục những dự kiến thay đổi một cách thuyết phục và phù hợp với giá trị của nhà trường. Bằng việc sử dụng các phương pháp đa dạng và kỹ năng giao tiếp với mọi người, Hiệu trưởng không phải chỉ đóng vai người quảng bá sự đổi mới mà còn phải là hạt nhân đổi mới, là người tạo ra cơ chế để hỗ trợ đổi mới.

Người lãnh đạo nhà trường phải đặt lợi ích của cộng đồng nhà trường lên trên lợi ích cá nhân và biết chấp nhận rủi ro khi triển khai đổi mới và thuyết phục những người khác cùng chấp nhận những khó khăn thách thức, dám nghĩ, dám làm để phát triển nhà trường.

Phần phân tích sâu về việc xây dựng một nhà trường theo định hướng kết quả xin tham khảo tại Phần phụ lục cuốn sách này.

Một phần của tài liệu Tài liệu Quyển 3 – Giám sát, đánh giá trong trường học doc (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w